UNIVERSITY OF DELHI TẾT Ở NHẬT
TẾT Ở NHẬT
Đỗ Thông Minh, Feb 02, 2007
Chúc Mừng Năm Mới - Cung Chúc Tân Xuân
恭祝新春
Kinga Shinnen / Cẩn Hạ Tân Niên
謹賀新年
NĂM 2000 HAY 2001 LÀ THẾ KỶ 21?
Người Việt thường nói: "Cung Chúc Tân Xuân", người Nhật nói: "Cẩn Hạ Tân Niên", còn người Hoa thì nói "Cung Hỷ Phát Tài" (Chúc Mừng Phát Tài)... "Cẩn" là kính cẩn, "hạ" là "chúc mừng", ý người Nhật là "Kính cẩn chúc mừng năm mới", còn người Hoa phải có hơi "tiền" thì mới thực tế và người nghe mới khoái.
Tết đến nơi rồi, nhưng có lẽ chưa bao giờ nhân loại bối rối như lúc nàỵ Bối rối trong việc tính toán, năm 2000 hay 2001 là Thế Kỷ 21. Và lo sợ, không phải lo sợ vì năm 2000 sẽ tận thế như một vài tôn giáo vẫn dọa, mà lo sợ máy điện toán do con người tạo ra bị trục trặc, sự kiện này được gọi là trục trặc Y2K (Year 2 Kilo bug).
Nhiều người cho rằng năm 2000 cũng chỉ là một năm như mọi năm, nhưng ngoài việc đón mừng long trọng hơn, năm 2000 thực ra cũng đã gây ra hai cái rắc rối lớn kể trên cho nhân loại.
Trong lúc công ty IBM đang chuẩn bị chế tạo máy siêu điện toán Blue Gene mới, có khả năng tính hơn một triệu tỉ phép tính trong 1 giây thì nhân loại bối rối với một bài toán cỏn con. Một chuyện tưởng là đơn giản như toán cộng của học trò Tiểu Học. Thế mà nhân loại 6 tỷ người chia làm hai phe, phe cho qua năm 2000 là bước vào thế kỷ 21, phe cho là năm 2001 mới là thế kỷ 21.
Lúc đầu, chúng tôi cũng nghĩ là năm 2000 là qua thế kỷ 21. Nhưng sau khi hỏi tạp chí Thế Kỷ 21 ở Hoa Kỳ, anh Kuriki trong Ban Việt Ngữ đài NHK ở Nhật, thì cả hai nơi đều nói năm 2001 mới thực sự là thế kỷ 21. Sau bao ngày, bao lần suy đi tính lại, tôi thấy như vậy mới thực sự là đúng.
Tại sao vậy? Bây giờ, hãy thử tính bằng tiền cho dễ (vì tính tiền thì có lẽ ai cũng sáng mắt, sáng trí hơn). Giả thử độc giả tiêu đồng cắc 100 Yen, khi tiêu hết 2.000 Yen là vừa hết đồng cắc thứ 20; bên thời gian cũng vậy, cứ 100 năm là 1 thế kỷ, vậy năm 2000 là thế kỷ 20. Khi nào tiêu tới Yen thứ 2.001 trở đi mới dùng tới đồng cắc thứ 21; do đó, bên thời gian năm 2.001 mới là thế kỷ 21.
Chúng tôi để ý thấy nhiều người trong quần chúng và một số cơ quan truyền thông, kể cả tuần báo nổi tiếng Newsweek số qua năm 29/12/1999 đến 5/1/2000 ấn bản tiếng Nhật, ngay trang bìa đã coi năm 2000 là sang thế kỷ 21, trong khi đó ít thấy chính phủ các nước nói như vậỵ Có lẽ một phần cũng do tâm lý háo hức, vội vã, muốn ăn mừng ngay mà ra.
Vì vậy, ngay việc giới truyền thông hay nhiều người coi bước sang năm 2000, con số hàng ngàn đang từ "1" lên "2", là kể như qua "thiên niên kỷ" (tiếng Nhật là sennenki, tức 1.000 năm, tiếng Anh là millennium) mới cũng là một cách nhầm lẫn như trên. Thay vì dùng tiền cắc 100 Yen, nay dùng tiền giấy 1.000 Yen thì kết quả cũng như trên. Tức là năm 2000 thuộc thiên niên kỷ thứ 2. Phải qua năm 2001 mới thực sự bước qua thiên niên kỷ mới, 1.000 năm thứ 3.
Phe "hòa vốn" và ham vui thì cho là cả hai đều tốt, được dịp đón mừng hai lần, như người Việt mình vừa Tết Tây rồi lại tới Tết Tạ Lo là lo biến cố Y2K thôi.
ĂN TẾT MÀ LO Y2K (YEAR2 KILO = NĂM 2000)
Đây là lần đầu tiên nhân loại phải đối phó với một sự kiện chưa hề xảy ra trong quá khứ. Đúng ra là một trục trặc kỹ thuật do chính con người tạo ra nơi máy điện toán. Máy điện toán đã đưa con người tiến vượt bực thì nay tới lúc nó có vấn đề.
Hầu hết loại máy điện toán hiện đại, từ khi ra đời khoảng 50 năm trước tới nay, chỉ dùng hai hàng số cuối để chỉ năm. Như năm 1999 là "99", thế nên khi bước năm 2000 sẽ là "00". Vì vậy, đồng hồ trong máy điện toán sẽ không phân biệt được "00" là năm 1900, 2000 hay 2100...
Nhiều quốc gia và đại công ty đã sửa chữa và thử nghiệm máy điện toán để bảo đảm an toàn. Một số công ty lớn nước ngoài cũng đã giúp Việt Nam đối phó với vấn nạn Y2K. Nhưng thế giới nay có hàng trăm triệu máy điện toán nối liên với nhau chằng chịt thì lấy gì bảo đảm tất cả hoạt động bình thường khi đồng hồ trong máy qua năm 2000 lại cứ chỉ con số "00". Các chuyên gia điện toán trong mấy tháng cuối năm bận lu bù, các ngành liên hệ như ngân hàng, giao thông, điện, nước, ga... cũng bận rộn không kém. Nhiều người sẽ phải trực suốt ba ngày Tết để cho thiên hạ được vui chơi tuy rằng có kém hơn mọi năm, vì nhiều người phải lo mua đồ phòng thủ như phòng động đất hoặc không dám đi xa...
Chính Thủ Tướng Nhật Bản Keizo Obuchi (Tiểu Uyên Huệ Tam) cũng nói nước đôi, ông cho hay có lẽ không sao, nhưng để cho chắc, vạn bất đắc dĩ mà, thì nên đề phòng, lo xa vẫn hơn.
Nói tóm lại, Tết năm 2000 là cái Tết đáng lo nhất trong hàng vạn cái Tết mà nhân loại gặp phải từ khi biết đón mừng Tết đến nay.
(Phần trên đã tường thuật với anh Nguyễn Văn đài VOA ngày 24/12/1999, chị Ngọc Hân đài SBS ngày 27/12/1999)
GIÁNG SINH Ở NHẬT
Trước khi tới Tết là Giáng Sinh, nên cũng xin nói qua về lễ nàỵ Nhật Bản chỉ có khoảng non 1% tín đồ Thiên Chúa Giáo và Tin Lành, lại không nghỉ lễ theo tôn giáo nào, nên Giáng Sinh ở đây không tưng bừng như nhiều nước khác. Tuy vậy, ngày 24/12 vẫn là dịp cho nhiều người đi chơi và việc ông già Nô-en đi phát quà trở thành một sinh hoạt không thể thiếu trong các nhà trẻ và nhiều sinh hoạt xã hội khác.
Các cửa tiệm buôn bán cũng trang hoàng không khí Giáng Sinh, nhân viên nam nữ có một số người mặc áo đỏ kiểu của ông già Nô-en. Giới trẻ thì khỏi nói, đây là dịp tụ tập, ăn nhậu hay nhảy nhót. Có một khu khoảng vài chục căn nhà, không phân biệt có theo Thiên Chúa Giáo hay không, nổi hứng rủ nhau mỗi nhà bỏ ra khoảng 500.000 Yen (gần 5.000 đô la) trang hoàng đèn và các thứ khác trong ngoài như một số nhà ở Âu-Mỹ, trông thật đẹp. Nhưng một số người thì thấy phiền vì khiến thiên hạ tò mò tới xem, làm nghẹt đường phố và một số người lái xe ngang, mải ngắm khiến dễ gây tai nạn.
Trong lòng tín đồ Thiên Chúa Giáo thì ở đâu cũng vậy, Giáng Sinh là lễ lớn nhất, quan trọng nhất. giáo dân khắp nơi tụ tập về các nhà thờ, nhà nguyện để làm lễ và ăn tiệc chiều hay tối, thay vì đúng nửa đêm như nhiều nước khác.
Điểm đặc biệt là giáo dân Nhật hầu như không có trang trí cảnh hang đá với Chúa hài đồng, thiên thần và bầy cừu... như câu hát "đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá, bên máng lừa..". Không khí cũng tĩnh lặng, giáo dân suy niệm, hướng tâm hơn là ồn ào, phô trương.
Người Nhật theo Thiên Chúa Giáo không đông, nên nói chung chỉ lác đác chỉ có một số nhà giăng đèn. Tuy nhiên nếu thích xem đèn, thì ngay cửa Nam, tức Marui No Uchi (Hoàn Nội) của ga Tokyo cũng có nguyên một con đường Marui No Uchi Nakadori (Hoàn Nội Trung Thông) với mái được trang trí bằng hằng triệu ngọn đèn rất đẹp gọi là "Tokyo Millenario" (dựa theo sự kiện ở Ý Đại Lợi). Sự kiện này bắt đầu từ năm 1999, mỗi năm với một chủ đề khác nhaụ Đèn được thắp từ ngày 24 đến 31/12, coi như đón mừng Giáng Sinh và Tết Tây luôn, ngày 24 đến 31 thì bật đèn từ 5 giờ 30 chiều đến 9 giờ tối, riêng ngày 31/12 coi như đón giao thừa thì từ 0 giờ tới 3 giờ sáng. Người Nhật sau khi đi lễ đền và coi chương trình Hồng Bạch của NHK số 1 đã kéo đến rất đông, như năm 2002, trong 1 tuần lễ bật đèn, có tới khoảng 2,8 triệu người xem. Dưới Osaka cũng có trang trí hành lang đèn tương tự như vậy gọi là "Osaka Millenario".
Năm 2005, ở Nhật có khoảng 4.000 giáo dân với 10 vị Linh Mục người Việt (một nửa lo cộng đoàn Việt, một nửa lo cộng đoàn Nhật), đều tụ tập về các nhà thờ. Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam ở Nhật đứng đầu là Linh Mục Nguyễn Hữu Hiến, là một tổ chức khá chặt chẽ, đã phát hành nguyệt san Phụng Vụ Lời Chúa đều đặn từ hơn 20 năm qua.
NGƯỜI VIỆT ĂN HAI CÁI TẾT MÀ VẪN BUỒN!
Tết Tây thì khỏi nói, ai cũng biết là vào ngày 1/1, còn Tết Ta thì dân Mít mình năm nào cũng phải hỏi nhau xem năm nay vào ngày nào và tên con giáp là gì. Thường phải đợi đến gần cuối năm, khi nhận được Lịch Tử Vi hay lịch của các cơ sở thương mại gởi tặng mới biết rõ ngàỵ Năm 2000, Tết Ta mình là năm Canh Thìn (tương ứng với con rồng), nhằm ngày Thứ Bảy.
Về các con giáp, rất nhiều người thường nghĩ năm Bính Tuất 2006, thì "tuất" là con “chó”, Đinh Hợi 2007 thì “hợi” là con “heo”, thực ra "tuất" và “hợi” là chi và giờ thứ 11, 12 trong: tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, “khuyển” và “cẩu” mới là “chó”, “trư” mới là “heo” như “trư bát giới”. Trong vòng tròn 12 cung, 12 chi này cùng cung giác với 12 con giáp chứ không phải là 12 con giáp. Thường người ta vẽ hình con giáp mà không viết chữ nên không những người Việt mà Nhật hay Hoa cũng thường nhầm chữ Hán hay Hán-Việt bên chi cùng nghĩa với hình vẽ bên con giáp như vậy. Cũng vậy, so với bảng 12 con giáp thì "thìn" tương đương với con rồng chứ long mới thực là "con rồng", "tý" tương đương với "con chuột" chứ thử mới thực là "con chuột" hay "dần" tương đương với "con cọp", chứ "hổ" mới thực là "cọp…". 12 chi đi đôi với 10 can: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý tạo thành một chu kỳ 60 năm, thường gọi là một "hội". Theo lối tính giờ của Trung Hoa và Việt Nam xưa thì một ngày có 12 giờ, giờ "dần" tương đương với thời gian 3 đến 5 giờ sáng. Chúng ta thường nghe câu: "Nửa đêm giờ tý canh ba.". Giờ tý là 11 giờ đêm tới 1 giờ sáng, giờ sửu là 1 đến 3 giờ sáng. Còn ngọ là 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, nên chính ngọ là đúng 12 giờ trưa.
Đón Xuân nơi đất khách quê người tại một nước vùng ôn đới tiếp giáp hàn đới như Nhật Bản thì không được hưởng một tí khí thời ấm áp nào như ở quê nhà. Ở đây, đầu tháng 1 (Tết Tây), nhiệt độ khoảng 3 đến 10 độ C, và qua đầu tháng 2 (Tết Ta), là giữa đông, nhiệt độ khoảng trên dưới 0 độ C, tuyết rơi trên dưới 10 phân như ở Tokyo, hay cả thước như ở Niigata (Tân Tích), Hokkaido (Bắc Hải Đạo). Nên dù là gặp ngày không có gió hay tuyết thì ai cũng co ro trong những lớp áo dàỵ Mùa xuân nơi đây chỉ thực sự có khí hậu ấm áp từ khoảng tháng 3 hay 4. Khi đó cây Anh Đào (Sakura), thứ cây hoa tiêu biểu cho nước Nhật được trồng khắp mọi nơi, nhất là ở các công viên, bắt đầu đâm nụ nở hoa sau mùa thu rụng hết lá và trơ trọi như vậy qua suốt mùa đông. Nhật Bản có tặng một số cây Anh Đào cho Việt Nam trồng tại Đà Lạt và tặng cho Hoa Kỳ trồng ngay ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn và nay được trồng ở nhiều nơi trên đất Hoa Kỳ...
Nhưng ở Việt Nam, vì cây Anh Đào chỉ trồng được ở vùng lạnh như miền Bắc và ở Đà Lạt do Nhật Bản tặng nên vẫn còn hơi xa lạ với người Việt. Cây này có thể ví như cây Mai Vàng của Việt Nam vì có rất nhiều đặc điểm tương tự: cả hai cùng trơ trụi (hoa Mai thì do người tước lá) cho đến mùa Xuân mới đâm nụ nở hoa và đồng thời lấy lộc. Anh Đào có khoảng mười loại, hoa thường màu hồng nhạt hay trắng, nở rộ cả cây rất đẹp, và chỉ tồn tại độ vài ngàỵ Nếu gặp hôm mưa gió thì chỉ được một buổi là rụng cả. Hoa không có mùi thơm, thường có năm cánh đơn và lớn tương tự nhaụ Cả hai cùng nở rộ cả cây (nếu một bông hoa thì chắc cũng chỉ như hoa Mười Giờ, không có gì đặc biệt). Nhưng hương thơm thì cả hai đều rất kém, ít được nói tớị Cả hai lại cùng là loại hoa biểu tượng cho quốc giạ Ở Nhật có những cây Anh Đào sống lâu hàng trăm năm, lên hàng cổ thụ và cao khoảng mười mét. Nhật Bản chỉ có Mai Đỏ, Mai Vàng ôn đới chứ không có Mai Vàng nhiệt đới như Việt Nam nên rất quý loại nàỵ.
Năm 2005, có khoảng 11.000 người Việt định cư, 7.000 đến 8.000 người Việt qua lao động và khoảng 1.500 du học sinh ở Nhật Bản. Mức gia tăng chậm, chỉ độ vài trăm người một năm, nên các sinh hoạt không thay đổi đáng kể. Các hội đoàn người Việt tại Nhật thường tổ chức Hội Xuân (Tết Tây) đồng thời tại Fujisawa cho vùng Kanto (Đông Kinh và phụ cận) và Himeji hay Osaka cho vùng Kansai (Osaka và phụ cận). Riêng vùng Kanto còn tổ chức cả Hội Xuân Tết Tạ Hội Xuân Kanto Tết Tây được kể là dịp tụ họp đông đảo nhất của người Việt tại Nhật. Số người tham dự thường từ 300 đến 500 người và với độ trên 10 gian hàng đủ loại, có múa lân, đốt pháo, lì xì các em nhỏ, có văn nghệ (có năm mời cả ca sĩ từ nước khác tới giúp vui, ngoài những ca sĩ "cây nhà lá vườn". Thường là hát "Karaoke" (hát theo đĩa nhạc không lời).
Vùng Kansai (Quan Tây), ở phía nam số người ít hơn nên Hội Xuân tổ chức đơn sơ, có khoảng 200 đến 300 người dự. Nhưng năm 1998 lần đầu tiên tổ chức ở Osaka phối hợp với các đoàn thể Nhật và ngoại quốc đã quy tụ tới gần 1.000 ngườị Các nơi khác như tỉnh Shizuoka, Gunma, Saitama... cũng có năm tổ chức, còn thường thì chỉ họp mặt mươi người trong những căn nhà "chuồng thỏ" chật hẹp.
Vì Nhật Bản nay chỉ dùng ngày Tây, họ nghỉ Tết Dương Lịch nên mình cũng nghỉ và tổ chức Tết Tây cho tiện. Tới Tết Ta thì họ đi làm, mình cũng phải đi làm nên chỉ tổ chức đơn sợ Tuy được ăn tới hai cái Tết, nhưng nói chung là bổn cũ soạn lại từ hơn hai mươi năm qua, không được phong phú, nhộn nhịp, vui tươi như các cộng đồng đông đảo người Việt ở các nước khác.
NGƯỜI NHẬT ĂN TẾT: DÙNG DƯƠNG LỊCH, NHƯNG GIỮ TỤC LỆ CŨ
Người Nhật dùng Dương Lịch từ năm 1873, sau khi Minh Trị Thiên Hoàng lên ngôi được 5 năm và chủ trương Âu hóa, nên giờ đây không còn ai thắc mắc đến Âm Lịch nữa (trừ một số các nhà nghiên cứu hay bói toán). Nhưng dịp Tết hay trên thiệp Tết thì vẫn thấy xuất hiện 12 chi với chữ Hán và hình ảnh 12 con giáp mà không đề cập gì đến 10 can. Có lẽ Nhật Bản là nước duy nhất từng dùng Âm Lịch nhưng đã chuyển hoàn toàn qua dùng Dương Li.ch. Tuy đổi ngày như vậy, nhưng họ lại giữ hầu như nguyên vẹn các phong tục Tết mà họ gọi là "Shogatsu" (Chính Nguyệt) và ngày đầu năm cũng gọi là Nguyên Đán (Gantan).
Điểm đáng nói là có vài khác biệt giữa con giáp Việt Nam và Trung Hoa, Nhật Bản... người Việt đã thay đổi một số con cho gần gũi với mình hơn. Năm sửu chúng ta đón "trâu" (tiếng Hán-Việt gọi là "thủy ngưu" (suigyu) thì Nhật Bản cũng như Trung Hoa thuộc vùng lạnh, không có "thủy ngưu" nên chỉ đón "ngưu" (gyu), tức là "bò". Tìm một bức tranh trâu ở Nhật hơi khó, nếu cần thì dùng tạm tranh "chú bò" nào vẽ mờ mờ và sừng dài thì trông cũng có vẻ "bác trâu" lắm. Thường thì bò Nhật to lắm, mập ú, nặng hơn cả trâu Việt Nam, nổi tiếng nhất là nhất bò Kobe (Thần Hộ) và trên nữa là Matsuzaka (Tùng Phản). Còn năm 2003, là Quý Mùi, ở Nhật là con cừu, không biết phải hóa trang "chú cừu" sao cho giống "chú dê" đây? Đặc biệt người Nhật xem số phận qua tử vi Tây Phương (12 tinh tọa) chứ hầu như không dùng Đông Phương và xem tính người qua loại máụ Năm hợi, người Việt lấy biểu tượng là lơ.n/heo nhà thì họ là lơ.n/heo rừng, năm mão, mình chọn mèo thì họ là thỏ (có lẽ do chữ mão đọc trại ra).
Trên tất cả mọi kỳ vọng, thực tế mong đợi trước mắt của người Nhật là lãnh tiền thưởng vào khoảng từ ngày 10 đến 15/12. Mọi người đều hồi hộp khi mở phong bì đếm tiền hay xem giấy báo tiền, để biết năm nay lãnh nhiều hay ít hơn năm ngoáị Và với số tiền đó, những dự tính trong đầu cho những ngày xuân liệu có đủ để vui chơi không? Đây là lần lãnh thưởng thứ hai hay ba trong năm, được khoảng một đến ba tháng lương, tha hồ sắm Tết. Nếu ai muốn biết Thần Tài có gõ cửa nhà mình không thì chịu khó xếp hàng mua vé số, loại độc đắc cá cặp trúng 300 triệu Yen (gần 2,5 triệu MK).
Cuối năm, người người đổ tới các khu phố lớn mua sắm hàng Tết. Từ khoảng ngày 20/12, tại mỗi khu phố nhỏ lại có dựng lên một gian hàng sơ sài bán cây tre và thông (Kadomatsu, Môn Tùng), bùa trừ tà treo trước nhà gọi là "Shimekazari" (Sức, có rất nhiều loại tùy theo vùng và đặc biệt một số khá lớn nay được sản xuất tại Việt Nam), rồi đồ cúng... Cây "Kadomatsu" này thường là hai, ba cây tre tươi cắt chéo (một cây ở giữa cao trội và hai cây ở hai bên bằng nhau, chứ không phải là một cây có cả ngọn cao vút như Cây Nêu ở Việt nam), thêm mấy cành thông ở gốc và quấn lại bằng rơm, thường để thành cặp ở hai bên mặt tiền nhà. Đôi khi họ cắm thêm vài bông hoa tươi cho tươi thắm hơn.
Trước cửa các đền hay chùa thường treo những bện rơm lớn gọi là "shimenawa" (đế thằng), có nơi như Chion-in (Tri Ân Viện), tổ đình của Tịnh Độ Tông ở Kyoto, bện rơm dài tới 13 mét, nặng tới 6 tấn, phải dùng xe cần trúc câu lên rồi cột vàọ
Đa số nhà tư nhân thì đơn giản hơn, chỉ trang trí bằng mấy cành thông nhỏ với vài cọng rơm bện thôị Có một số nhà thì treo ngang cửa một khúc rơm bện hai đầu nhỏ và phình to ở giữa, hay đơn giản là vài sợi rơm, cùng với giấy trắng cắt hình xoắn, một loại trang trí của Thần Đạo gọi là "Shimenawa" (Tiêu Thằng, Chú Liên Thằng) để đuổi quỷ. Điều đáng nói là những trang trí truyền thống này nay phần lớn được nhập cảng từ Hàn Quốc, Đài Loan và rất nhiều từ Việt Nam. Trịnh trọng hơn thì dán giấy mừng xuân. Có căn nhà cắm nguyên cả một cây tre nhỏ kèm ít giấy màu, nhưng không có những thứ kêu leng keng như cây nêu Việt Nam. Các thứ trang trí này thường được tập trung lại để đốt trong khoảng từ ngày 14 đến 16/1.
Bàn thờ thường để hai cái bánh dày lớn hình tròn gọi là "Kagamimochi" (kính bính, bánh dày hình tròn), nhỏ chồng lên lớn, đường kính từ 10 đến 50cm, và trên đó cắm quả quít, thêm một con tôm (thường là tôm giả, tượng trưng cho tuổi thọ), ít lá rong tươi, cành lá nhỏ như lá me, dây trắng và đỏ cắt xoắn gọi là "Shimezaki" để cầu được thu hoạch tốt. Đơn giản hơn thì chỉ có một quả quít với hai bánh dày, cành lá nhỏ như lá mẹ Hầu hết các đồ thờ của Nhật Bản đều mang ý nghĩa cầu an và nhất là cầu Thọ.
Từ 7 giờ 30 tối ngày 31/12, đài truyền hình NHK băng tần (kênh) số 1, gốc do chính phủ thành lập nhưng nay là một đặc thù pháp nhân, có truyền thống tổ chức văn nghệ Hồng-Bạch (năm 2007 là lần thứ 58) gọi là "Kohaku Uta Gassen" (Hồng Bạch Ca Hợp Chiến), quy tụ hàng trăm danh ca và ban nhạc toàn quốc. Chương trình là một cuộc thi hát giữa hai phe Hồng (Ko, tượng trưng phái nữ) và Bạch (Haku, tượng trưng phái nam), khoảng 54 "cặp" thi đua ca hát rất sôi nổi cho đến 11 giờ 45 đêm.
Hầu hết các tiết mục đều đổi phông cảnh và ca sĩ hàng đầu hát nên rất hấp dẫn. Nhưng như một thông lệ, mọi người chờ đợi mục tranh đua về ăn diện giữa bà Kobayashi (Tiểu Lâm) và ông (lại cái) Mikawa (Mỹ Xuyên). Coi như trong chương trình thi hát Hồng-Bạch còn có sự tranh đua quần áo hào hứng này nữa, gọi là Kohaku Isho Taiketsu (Hồng Bạch Y Thường Đối Quyết). Đây không phải loại thời trang để mọi người dùng hay quảng cáo của các nhà thiết kế, mà là quần áo đặc biệt mặc trình diễn trong buổi văn nghệ này. Những bộ quần áo thường nhiều lớp, rất lớn, có đèn nhấp nháy, biến hóa không biết trước được. Thường họ mặc 2, 3 bộ chồng nhau rồi cởi dần hay nửa chừng mặc thêm vào... thay đổi và chuyển động rất nhanh chóng trong thời lượng cho phép của bài hát. Trong 10 năm tranh đua qua, Kobayashi đã thắng 9 lần, Mikawa chỉ thắng 1 lần. Số người xem mục này được ghi nhận là cao điểm nhất của cả buổi văn nghệ, với 47,3% khán thính giả toàn nước Nhật xem. Lần thi hát Hồng-Bạch thứ 49, Kobayashi đã ghi kỷ lục khi có 63,7% người xem và lần thứ 48 Mikawa đã ghi kỷ lục với 53,5% người xem. Bộ quần áo và phần trang trí của Mikawa lần này cao 6 mét và dài 12 mét, nếu kể cả kim cương... đeo trên người thì trị giá lên đến 300 triệu Yen (2,5 triệu đô la), nhưng vẫn thua Kobayashi luôn tươi mát và rạng rỡ hơn.
Đây là chương trình đặc sắc và tốn kém nhất trong năm, nên thu hút khoảng 3.000 khán giả tại hội trường chính của NHK (đa số họ phải xếp hàng từ 3 đến 4 giờ đồng hồ trước) và hàng 50 đến 60 triệu người Nhật cũng như hàng chục triệu ngoại quốc khác vì chương trình được phát đồng thời tại 90 quốc gia và khu vực trên thế giới. Tan buổi này, thường các nghệ sĩ lo lẹ lẹ chạy tới các tụ điểm văn nghệ trình diễn tiếp. Vài phút trước giao thừa thì đài chuyển qua khung cảnh một ngôi chùa hay đền và cảnh người người đón giao thừa, chờ cầu nguyện đầu năm ở đây.
Khoảng 11 giờ 45, một nhà sư sẽ trịnh trọng đánh 108 tiếng chuông (bên Thần Đạo hầu như không có chuông, mà chỉ có thanh la hay lục lạc) báo hiệu tiễn năm cũ và đón năm mới, tiếng Nhật gọi là "yuku toshi kuru toshi" (hành niên lai niên). Theo Phật Giáo, 108 tiếng chuông tượng trưng cho 108 điều dục vọng phiền não (bonno) của con người, đánh lên để xua đuổi đi trước khi bước qua năm mớị Nhiều nơi không chỉ nhà chùa đánh chuông mà khách đón giao thừa cũng xếp hàng đánh chuông. Họ không đốt pháo nổ, nhưng nhân dịp đón giao thừa ngoài trời, có nơi đốt ít pháo bông, chứ không nhiều như các hội pháo bông mùa hè.
Riêng các khu phố Tàu ở Yokohama (Hoành Tân), Kobe (Thần Hộ), Nagasaki (Trường Kỳ) thì ăn cả Tết Tây và Tết Ta (đúng ra là Tết Tàu) và đốt pháo nổ tưng bừng. Không khí vui nhộn, nên người Nhật và nhiều người ngoại quốc cũng kéo tới các khu này rất đông.
88 TRIỆU NGƯỜI NHẬT ĐI LỄ GIAO THỪA VÀ ĐẦU NĂM
Lễ đầu năm gọi là "Hatsumode" (Sơ Nghệ), trước đó nhiều chùa hay đền đã đẩy mạnh quảng cáo để thu hút khách.
Tự nhận là con cháu "Thái Dương Thần Nữ" nên không thể quên Mặt Trời trong ngày đầu năm mới, do đó, đài truyền hình NHK... lo việc thông báo giờ mặt trời mọc tùy theo địa điểm và cao độ, để mọi người có thể ngắm nhìn đúng lúc mặt trời vừa nhú lên trong ngày đầu năm gọi là "Hatsu Hinode" (Sơ Nhật Xuất). Vì hãy còn là mùa đông, nên giờ mặt trời mọc thường trong khoảng 5 giờ 30 sáng đến 6 giờ 30 sáng. Có người ra bãi biển phía đông (Thái Bình Dương) hay lên núi cao để ngắm mặt trời mọc lần đầu tiên.
Các đền thờ Thần Đạo (Shinto) và chùa đều thấy biển người. Đông nhất là tối giao thừa, họ đến để nghe 108 tiếng chuông xua đi những dục vọng phiền não (bonno) và để đón năm mới ngay tại nơi mà họ đến cầu nguyện cho được bình an, sống lâu, giàu có, thi đậu... Năm 2000, tổng số đi lễ khoảng 88.140.000 người, chiếm 70% dân số. Mười nơi đông nhất xếp theo theo thứ tự sau:
1- Đền Minh Trị (Meiji ở Đông Kinh), độ 3.320.000 người.
2- Chùa Narita Yamashintoji (Thành Điền Sơn Tân Thắng Tự ở Chiba, Thiên Diệp), độ 3.020.000 người.
3- Đền Kawasaki Daishi (Xuyên Kỳ Đại Sư ở Kanagawa, Thần Na Xuyên), độ 3.020.000 người.
4- Đền Sumiyoshi Taisha (Trú Cát Đại Xã ở Osaka, Đại Phản), độ 2.900.000 người.
5- Đền Fushimi Inari Taisha (Phục Khuyển Đạo Hà Đại Xã ở Kyoto, Kinh Đô), độ 2.500.000 người.
6- Đền Atsuta (Nhiệt Điền ở Aichi, Ái Tri), độ 2.270.000 người.
7- Đền Daizai Futen Mankyu (Phổ Thiên ở Fukuoka, Phúc Cương), độ 2.040.000 người.
8- Đền Tsuruoka Hachimanmiya (Hạc Cương Bát Phiên Cung ở Kanagawa, Thần Na Xuyên), độ 1.990.000 người.
9- Đền Omiya Nagakawa (Đại Cung Vĩnh Xuyên ở Saitama, Kỳ Ngọc), độ 1.800.000 người.
10- Chùa Senjo (Thiển Thảo) và đền Asakusa (Thiển Thảo ở Đông Kinh), độ 1.650.000 người.
Có đến khoảng 60 % người Nhật về quê ăn Tết. Những người không về quê thì đi viếng thăm chúc tụng lẫn nhau. Ngày nay, giới trẻ thích du lịch ngoại quốc, mỗi năm ước luợng có 600.000 người Nhật ăn Tết ở hải ngoại. Đặc biệt giới nghệ sĩ và thể thao, tuy cũng rất bận rộn trong dịp Tết, nhưng thường kéo nhau qua nghỉ ngơi đồng thời ăn chơi tại Hawaii.
Giới trẻ kéo nhau đi chơi trong đêm giao thừa hay ngày Tết cũng đông không kém, ước khoảng 4.710.000 người. Nói về nơi giải trí thì không đâu bằng Disneyland ở Chiba (phía đông-bắc Đông Kinh), dịp này thu hút khoảng 210.000 người. Thường là những người từ xa, đi thành nhóm lái xe hơi tớị Vào các nơi giải trí chủ yếu là quây quần ăn nhậu hơn là đi chơi các trò chơi hay xem các chương trình, vì có muốn xem phải xếp hàng là chủ yếu, hai đến ba giờ mới coi được một chương trình.
Ở Việt Nam, đêm giao thừa các nơi đền, chùa lớn đều đông nghẹt, ở Nhật lại càng đông khủng khiếp hơn. Tại đền Minh Trị ở Tokyo là gần 3,5 triệu người và chỉ riêng đêm giao thừa, ước khoảng 2 triệu người tới đây. Với số người đông như kiến ấy, mặc dù chỉ có khoảng một tiểu đoàn cảnh sát điều động nhưng hầu như không xảy ra tai nạn đáng tiếc nàọ Cảnh sát điều động bằng cách hai người giăng dây chặn ngang con đường dẫn tới đền, thêm một người đứng giữa cầm bảng giơ cao và rồi hai người giăng dây dọc theo đường.
Khách đi lễ cứ tuần tự xếp vào trong phạm vi giăng dây đó. Khi khối người lên đến độ hai ba ngàn thì có thêm hai người giăng dây chặn nút phía sau. Khối người đó chỉ di chuyển khi nào người cảnh sát cầm bảng bước đi và chỉ đi trong phạm vi giăng dây. Như vậy chỉ có sáu ông cảnh sát điều động hàng ngàn người từ khoảng 10 giờ đêm cho đến gần sáng. Lối điều động của cảnh sát khiến khối đông người đi lễ trông cứ như đoàn quân diễn binh, toán này cách toán kia một khoảng nên không bao giờ có chuyện chen lấn chết người cả. Ngày thường đoạn đường đi bộ chỉ mất độ bảy, tám phút, thế mà đêm giao thừa đi mất hai giờ.
Vào đến trước đền, mỗi khối người chỉ có độ chưa tới một phút để quăng tiền và cầu nguyện. Một hàng cảnh sát chờ sẵn ở bên hông sẽ đẩy cả khối người này ra để cho khối khác bước vào. Ngày thường mỗi khi cầu, cầu bao lâu cũng được. Nhưng đêm giao thừa thì quá đông, mọi thủ tục được giản dị, bỏ mục đánh kẻng. Sân đền được trải chiếu cho hàng ngàn người quăng tiền cùng một lúc và cầu thì cũng vắn tắt thôi, vì bữa nay thần "bận túi bụi" không có thì giờ nghe nhiều...
Trong số không biết bao nhiêu tiền bỏ trong thùng phước sương, có rất nhiều tiền giấy 1.000 Yen, 2.000 Yen, 5.000 Yen, đôi khi cả 10.000 Yen (120 Yen = 1 Mỹ Kim), xen lẫn những chi phiếu. Điều đáng nói là con số cầu phúc đặc biệt trên chi phiếu này.
Có người dùng máy đánh 4 con số như 2.951 (tương đương 25 Kỹ Kim), âm đọc những con số này mang chữ đầu là fu(tatsu) - ku - ko - i(chi), thành ra “fukukoi”, có nghĩa là “Phúc tới đi.”.
Có người chơi sang hơn đánh 5 con số như 29.451 (tương đương 250 Kỹ Kim), âm đọc những con số này mang chữ đầu là fu(tatsu) - ku - ko - yon - i(chi), thành ra “fukuyokoi”, có nghĩa là “Phúc ơi! Tới đi.”.
Chờ cả mấy tiếng đồng hồ để chỉ đến trước đền độ một phút, sau đó họ túa ra mua bùa hay lấy lá số, hoặc ăn quà vì trời lạnh căm bụng đói cồn. Lá số tốt thì đem về, lá số xấu thì xếp lại và thắt vào một cành nhỏ ở hai bên đường để nhờ thần ếm hộ. Vì vậy sáng mùng một nhìn lại hai bên đường, cây mọc "hoa giấy" (hoa giấy theo nghĩa đen) trắng xóạ Khoảng giữa tháng một sẽ có người đi gỡ thu hồi và đốt cùng với những gỗ ghi lời cầu hay bùa khác. Và khi ấy, thường có các hội đốt lửa với ý nghĩa xua đuổi những điều không may.
Đặc biệt thấy có rất nhiều xe hơi cũng được đeo bùa ở đầu xe để cầu an, giá một lá bùa khoảng 5.000 đến 10.000 Yen.
Ở Nhật, xe buýt thường chạy đến 10 giờ 30 tối, xe điện thì tới 12 giờ 30 đêm. Nhưng mấy ngày Tết, xe buýt và xe điện chạy suốt đêm để phục vụ những người đi lễ.
Người Nhật đi chơi đêm rất đông như vậy rồi có khi sáng mới về nhà, nên không có vụ xông nhà (người đầu tiên bước vào nhà trong năm mới) hay kiêng cữ như người Việt. Còn người Việt thì thường cố gắng về nhà trước giao thừa và chọn người có tuổi tác hay đức hạnh xông nhà.
Họ tôn trọng thiên nhiên nên cũng không có tục bẻ lộc như Việt Nam, nhưng trước Tết, nếu trang trí kiểu Thần Đạo thì cũng có thông, tre, cành cây "sakaki" (thần, một loài cây đặc biệt của Nhật, lá xanh bốn mùa, thân cao độ 50-60 cm) và rong biển...
Thực ra, cũng có nơi như ở đền Trường Lang Bạch Sơn (Nagataki Hakuzan) thuộc tỉnh Gifu (Kỳ Phụ) ở nam trung bộ Bản Châu, không những tổ chức lễ bẻ lộc mà còn giành lộc gọi là “Hanabai” (Hoa Đoạt) cầu phúc vào ngày 6/1 theo truyền thống từ hơn ngàn năm qua, nhưng chỉ là những cành hoa bằng giấy và nhựa thôi gọi là “Hanagasa” (Hoa Lạp, tức nón hoa) chứ không phải cành hoa thật. Cành hoa giả này được treo cao trên trần, nên người ta phải công kênh nhau lên để giành.
CÁC MÓN ĂN NGÀY TẾT...
Mua sắm Tết thì khu thương mại nào cũng đông đúc, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là khu Ameyoko ở Ueno (Thượng Dã), Đông Kinh. Có khoảng 400 tiệm bán thực phẩm hai bên một đoạn đường hẹp, chỉ dài khoảng 300 thước, mà nội trong ngày 31/12 có tới 350.000 người tới mua sắm, thật là ồn ào náo nhiệt và chen lấn như nêm. Người Việt lạc vào khu này, chắc thế nào cũng sẽ liên tưởng đến chợ Tết ở Hà Nội hay Sài Gòn ngày nào.
Chúng ta có pháo và dưa hấu, với sắc đỏ làm tươi thắm mùa xuân, và pháo nổ để trừ tà. Họ cũng có chứ, nhưng lại có vào mùa hè mà thôi, không ăn nhậu gì tới Tết cả. Mình có hoa mai hay đào hoặc đôi khi là thủy tiên, còn Nhật lúc này mùa lạnh nên không thấy nói tới hoa và nếu có thì lúc này chủ yếu là hoa cúc, còn thủy tiên thì họ cho nở tự do chứ không tỉa cho nở đúng Tết như Việt Nam. Tết của Nhật nói chung yên lặng như tờ, các nơi tổ chức hội lễ cũng chỉ để bá tánh đi cầu đầu năm, chứ không có trống chiêng ồn ào như các hội lễ khác trong năm, tất cả như lắng lòng để nghe thiên nhiên chuyển mình. Còn mục lì xì và các món ăn đặc biệt ngày Tết thì bên Nhật Bản cũng có như Việt Nam.
Thêm điểm khác nhau nữa là chúng ta có bánh chưng (hình vuông tượng trưng cho đất) và bánh dày (hình tròn tương trưng cho trời), thì họ thờ Thái Dương Thần Nữ nên chỉ có bánh dầỵ Chuyện tích Việt Nam kể Tiết Liêu dâng vua cha bánh chưng và bánh dầy cùng lúc, không hiểu sao con cháu Tiên Rồng sau này lại phân chia hai thứ bánh ấy rạ Ăn bánh dầy lai rai cả năm, đến tết chỉ còn độc món bánh chưng. Người Nam chế ra bánh tét hình trụ (cắt ăn từ từ rất tiện và đôi khi ăn quanh năm). Để cho đầy đủ bộ lệ, có năm chúng tôi đã mua một cặp bánh dầy (vì họ chỉ bán cặp, cái bé chồng lên cái lớn như khi để trên bàn thờ), lấy một cái bánh dầy Nhật chồng lên bánh chưng của mình cho đủ trời đất, âm dương.
Dịp Tết, trong khoảng thời gian từ 24 đến 28/12 (kỵ ngày từ ngày 29 đến 31/12), họ thường tổng vệ sinh nhà cửa gọi là "susuharai" (môi phất, nguyên nghĩa là quét bồ hóng, nhưng nghĩa rộng là lai chùi nhà). Đền chùa cũng tổng vệ sinh, nhưng đặc biệt là để quét trần nhà hay các tượng Phật, họ hay dùng cây tre dài còn nguyên lá ở đầu làm chổi quét.
Nhân đó thì họ tổ chức giã bánh dầy gọi là "mochitsuki" (bính đảo) tại khắp các thôn xóm cho tới thành thị. Đặc biệt họ không tổ chức giã riêng từng nhà mà luôn tổ chức giã chung từng khu phố, chung cư... vì đây là dịp sinh hoạt chung, gặp gỡ nhau sau cá năm bận rộn, vui chơi. Gạo nếp gọi là "mochigome" (bính mễ) ngâm từ tối hôm trước, rồi sáng hôm sau đồ trong khoảng từ 20 đến 30 phút thành xôi, sau đó cho qua cối giã bằng tay, mỗi cối độ 2, 3 kg. Cối thường làm bằng gỗ, là nguyên một khúc thân cây khoét ruột, đường kính khoảng 50 đến 60 cm. Cái chày cũng bằng gỗ, đường kính 10 đến 12 cm, có cán ngang như búa bổ củị Người giã cầm cán giơ cao giã, trong khi một người khác phụ đảo xôi cho đều và muốn cho chày và tay không bị xôi dính thì phải thường xuyên nhúng nước. Giã đều tay độ 10 đến 15 phút thì được, dùng tay bẹo ngắt thành từng phần nhỏ không cần theo hình thù nào. Sau đó, bỏ thêm chút rong biển khô thái sợi và chút xì dầu hay bột đậu nành rang gọi là "kinoko" (hoàng phấn), có khi thêm chút bột quế, hoặc là đậu đỏ nấu nhã, phát miễn phí cho mọi người tham dư.. Dịp này các ông "Sumo" cũng thường góp mặt tại một số nơi, giã bánh chung với dân chúng.
Bánh dầy giã ăn liền tuy đơn sơ giản dị, nhưng là món truyền thống nên được lưu truyền rộng rãi. Loại bánh của các công ty sản xuất bán để bày bàn thờ... thì hình tròn lớn gọi là "mochikagami" (bính kính). Sau Tết, họ mới ngả ra ăn, thường là nấu với chè đậu đỏ. Khi đó bánh khô cứng, phải dùng búa bổ, chứ không dùng dao. Họ cũng tin mộc kỵ kim nên không dùng dao như chúng ta kỵ dùng dao cắt bánh chưng vậy, thực tế dùng dao khó cắt bánh chưng hơn dùng lạt hay dây.
Trong năm, người Nhật cũng ăn bánh dầy lai rai, nhưng thường là loại bánh khô hình chữ nhật mua ở chợ, kích thước khoảng 4x6 cm (thì cũng là Nhật = tức mặt trời vậy), khi đem về nướng sẽ nở và mềm dẻo rạ Họ có cả bánh dầy khô chỉ cần thả vào nước là nở ra và ăn mà không cần nướng, bánh dầy pha bột trà xanh hay đậu... Tết thường được nói là đón xuân sang, nhưng thực ra ở Nhật vào giữa mùa đông, rất lạnh, nên có một loại bánh dày gọi là "kanmochi" (hàn bính). Thường là bánh cát lát, phơi khô để lạnh hay ngâm trong nước, có khi thêm đậu hay pha màu đổ, xanh... có tới hàng chục loại khác nhaụ Học sinh khi mới nhập học thường được tặng bánh dầy màu trắng (dương) và bánh dầy màu đỏ (âm), tượng trưng cho âm dương, hòa hợp học tập.
Có những nơi thì trịnh trọng hơn, mọi người rủ nhau làm một bữa ăn tập thể qua năm gọi là "Toshikoshi Nabe" (Niên Việt Oa) ở ngoài trời, thường là một nồi lẩu thập cẩm thật to, gồm các thứ rau, đậu nấu với thịt hay cá...
Cuối năm, họ thường rủ nhau đi dự Tất Niên tại các quán ăn, khách sạn hay đi mua sắm chuẩn bị đón Tết. Họ có thói quen làm tổng vệ sinh văn phòng, hãng xưởng vào ngày làm việc cuối và sau đó là làm vệ sinh chính nhà của mình. Có một tiết mục về Tết mà có lẽ dân tộc nào cũng có, đó là biếu xén ân nhân. Thời đại này thì không phải lo nhiều, họ cứ việc đến các trung tâm thương mại lớn chọn mua phần quà định sẵn, trả tiền và cho địa chỉ người nhận là bảo đảm quà được nơi đây gởi tới trong vòng vài ngày.
Thức ăn đặc biệt ngày Tết gọi là "Osechi ryori" (Ngự Tiết Liệu Lý), thực ra hầu hết cũng là món ăn ngày thường, có khác chăng là trong dịp Tết thì tập trung những món đặc biệt ăn cùng lúc. Các cửa tiệm bán hàng chục loại cơm phần khác nhau, thường là tôm, cá, ốc, rong biển, măng, khoai, đậu, cà rốt... thường là mua sẵn ở tiệm, có vị ngọt và mặn, cứ để lạnh nguội mà ăn khỏi nấu nướng chi cho mệt, còn để thì giờ đi chơi.
Buổi tối Giao Thừa họ hay ăn món "Toshikoshi Soba" (Niên Việt Soba, tức ăn "Soba" qua năm). "Soba" (Kiều Mạch) là món "mì" làm bằng lúa kiều mạch, tiểu mạch và củ mài, dai hơn bún Việt Nam một chút, có mầu tro hay xanh lá cây... tùy theo những chất pha thêm vào, chấm với xì dầu hay thêm chút rong biển cắt sợị Người Nhật thích món này cũng giống như người Việt thích bún chấm mắm tôm, tuy thật đơn sơ mà ngon tuyệt.
Để rồi 12 giờ đêm thì lắng nghe tiếng chuông "Joya" (Trừ Dạ, Việt Nam gọi là đêm trừ tịch) từ chùa vọng tới. Thời nay, có thể ngồi nhà nghe chuông qua máy vô tuyến truyền hình cho đỡ lạnh. Có một số nơi người Nhật tập họp theo dõi chương trình đếm ngược, từ 10, 9, 8 xuống dần đến 0, là bước qua năm mới với một ít pháo bông chào mừng.
Qua sáng mùng một, bữa đầu tiên thường ăn món xúp rau mừng Xuân gọi là "Ozoni" rồi mới ăn các món khác.
THIỆP TẾT & LÌ XÌ...
Người Nhật còn có cái thú gởi và nhận thiệp Tết gọi là "nengajo" (niên hạ trạng, với chữ hạ nghĩa là mừng) vào đầu năm. Ở nước nào cũng có tục gởi thiệp Tết mừng nhau, nhưng bưu điện Nhật Bản có truyền thống tập trung tất cả thiệp rồi phát vào ngày mùng một, thiệp gởi trễ mới bị phát vào các ngày saụ Thiệp nhiều khi rất đơn sơ, có rất nhiều thiệp tự chế, nhưng nếu dùng loại thiệp của bưu điện thì có kèm xổ số, nếu trúng được tặng nhiều quà giá tri.. Thường thì người lớn cũng ít ai quan tâm việc trúng số, chỉ có trẻ em hay người già chịu khó ra bưu điện dò để lãnh thưởng. Mỗi dịp tết, người Nhật dùng khoảng 4 tỷ cái thiệp, đặc biệt trong số đó có khoảng 1,2 tỷ cái thiệp dùng cho máy điện toán in thêm hình, chữ hay đại chỉ. Phần công ty dùng để gởi khách hàng để cảm tạ và nhắc nhở khách nhớ tới mình chiếm tỷ lệ khá cao.
Vì nội dung thường là những câu sáo ngữ in sẵn, nên không có gì đặc biệt. Họ thường viết câu "Shinnen Akemashite Omedeto Gozaimasu" (Chúc Mừng Năm Mới) hay "Kinga Shinnen" (Cẩn Hạ Tân Niên = Kính Cẩn Chúc Mừng Năm Mới), gọn hơn thì viết "Shinshun" (Tân Xuân) hay "Geishun" (Nghinh Xuân)... đi kèm với câu "Cám ơn sự giúp đỡ trong năm ngoáị Năm nay xin cũng vậy", hay "Có mạnh khỏe không, lâu nay làm gì?". Đọc tới càng thêm tức, bởi vì người hỏi viết có mấy chữ mà bắt mình phải kê khai tình trạng sức khỏe và công ăn việc làm dài dòng cả trang chưa chắc đã xong... Nhưng mà thôi, Tết nhất đành xí xóa tất cả. Người nhận thiệp vì vậy thường chỉ đọc lướt hàng chục tấm thiệp xem tên người gởi, để làm chi quý bạn có biết không? Để đo lường mức "quan trọng" của mình, xem trong thiên hạ, ai là người nhớ tới tên mình vậy thôị
Việc nhận tiền lì xì, tiếng Nhật là "Otoshidama" (ngự niên ngọc), chắc là trẻ em ở đâu cũng thích nhất. Tết 2006, trung bình một trẻ em Nhật nhận tiền lì xì từ bảy người, được khoảng 27.000 Yen (240 Mỹ Kim), có lẽ là cao nhất thế giớị Chúng còn thường chơi thả diều gọi là "takoage" (diều thượng), đánh cầu bằng vợt gỗ gọi là "Hagoita" (vũ tử bản/bảng). Trước Tết nhiều người cũng hay đi mua loại vợt gỗ đặc biệt có vẽ hoa văn và nhất là hình nổi các nhân vật nổi tiếng, không phải để đánh cầu mà để chưng trong nhà, giá một cái khoảng từ 5.000 Yen đến 20.000 Yen.
Các em cũng chơi đánh bài nhưng không đánh ăn tiền. Bài "Karuta" của Nhật là loại bài vẽ hình và ghi các câu thơ, các lá bài được trải ra sàn, một người đọc thơ và các em lắng nghe rồi tranh nhau tìm bắt lá bài ("Karuta tori") có ghi câu thơ đó, ai bắt được nhiều là thắng, tương tự như bài tới của Việt Nam. Nhưng nói chung số trẻ em chơi các môn chơi cổ truyền ngày càng ít vì chúng bị hấp dẫn bởi những trò chơi điện tử hiện đại...
Nhật Bản cấm cờ bạc công khai, nên ngay trong dịp Tết cũng không đâu có những trò chơi đỏ đen cả. Năm 2002, Đô Trưởng Tokyo và Thị Trưởng Osaka đều lên tiếng ủng hộ việc tổ chức cờ bạc bằng tiền mặt để lấy thuế như ở Hoa Kỳ....
Dân ghiền cờ bạc cùng lắm chỉ có trò chơi bắn bi (Pachinko), kéo máy, cá ngựa, đua xe, đua thuyền hoặc đánh bài lén. Đại chúng thì chỉ có cầu may qua việc mua vé số, trúng độc đắc khoảng 100 đến 120 triệu Yen. Đặc biệt trong dịp Tết, lô độc đắc khoảng 150 triệu Yen (1.400.000 MK), sau này có loại độc đặc với hai số cặp trước sau được 300 triệu Yen. Họ có thêm loại quay số trước con số trên vé bị sáp che đi, người mua tự cạo xem số có trúng không. Còn loại xổ số thường của Nhật cũng giống như Việt Nam. Không có loại xổ số tự ghi số, nếu không có người trúng thì tiền trúng sẽ được bồi lên thành 5, 10 triệu Mỹ Kim như ở Hoa Kỳ...
Để đáp ứng xu hướng của thời đại, có cả một số nhu kiện (software) của Nhật Bản được dùng để thực hiện thiệp Tết và thêm cơ năng truyền thông, tức chuyển thiệp qua Liên Mạng (Internet). Thiệp sẽ tới máy điện toán của người nhận đúng vào ngày mùng một Tết. Người gởi khỏi phải mua thiệp và khỏi tốn tiền gởị Bưu Điện sẽ nhàn được một chút, vì mỗi cuối năm thường phải mướn thêm hàng chục ngàn học sinh và sinh viên phụ phân phối thư, thiệp và quà.
ĂN MẶC NGÀY TẾT...
Dịp Tết và kế tiếp là ngày lễ Thành Nhân, tiếng Nhật gọi là "Seijinshiki" (Thành Nhân Thức, đúng 20 tuổi) ngày 15/1 (từ năm 2000 đổi ra ngày Thứ Hai tuần lễ thứ hai của tháng giêng) cũng là dịp để các cô khoe áo "Kimono" (trước vật) thật là muôn sắc, muôn vẻ. Thật vậy, mỗi áo là một hoa văn khác nhau, không cái nào giống cái nào, cách thắt nơ sau lưng gọi là "obi" (đới) cũng tùy theo tuổi, lấy chồng rồi hay chưa mà thắt cũng khác nhaụ Các cô độc thân thắt hình bướm, còn các bà thì một dải vải trơn. Tuy vậy, cũng không nên dễ tin bề ngoài, biết đâu thấy nơ bướm mà mấy đời chồng rồi! Giá một bộ "Kimono" bằng tơ tằm khoảng 100.000 đến 1.000.000 Yen hay hơn.
Áo "Kimono" đàn ông thì giản dị màu đen và bốn đốm trắng tất nhiên rẻ hơn nhiều, chỉ độ 20.000 đến 100.000 Yen. Các cô tới tuổi 20 thường cố gắng mua bằng được một bộ "Kimono" để diện Tết và cả trong ngày Lễ Thành Nhân vào Chủ Nhật tuần lễ thứ hai của tháng giêng. Năm 2007, có 1,39 triệu người tới tuổi thành niên, trong số đó có 720.000 người là phái nam và 670.000 người là phái nữ, là con số thấp liên tục từ ba năm qua. Đó là dấu hiệu người Nhật sinh đẻ ít đi và đang bị thiếu lao động đơn giản trầm trọng.
Tuy nhiên dịp vui của những người mới trưởng thành này lại là lúc một số nam thanh niên chợt thấy mình là người lớn đã bầy tỏ những đè nén lâu nay bằng cách nghịch ngợm, quậy phá, đôi khi ngay trong các buổi hội họp nói chuyện, nên cảnh sát và cảnh bị phải tăng cường an ninh hơn bình thường. Một số người khác thì nhậu bia rượu quá mức rồi lái xe gây tai nạn.
BAO PHÚC?
Các ngày 1 đến 3 Tết, nhiều cơ sở thương mại lớn như đề-pa-tô, siêu thị và một số cơ sở thương mại nhỏ vẫn mỡ cửa và bán giới hạn một số lượng "Bao Phúc", tiếng Nhật gọi là "Fukubukuro" (Phúc Đại). Giá thường khoảng 1.000 đến 10.000 Yen.
Bao Phúc trong có đựng cái gì mà có khi hàng ngàn người xếp hàng chờ đợi mua cả mấy tiếng đồng hồ trước khi cơ sở thương mại mở cửả Xin thưa, Bao Phúc là bao hàng được chuẩn bị trước và dán kín, bên trong thường đựng hàng hoá trị giá gấp 5 cho đến 20 lần giá đề. Đó là quần áo, vật dụng đã qua mùa hay hết thời hạn bán, có khi cả thức ăn nữa... được đem ra bán rẻ. Để thu hút khách, đôi khi còn có cả đồng hồ cao cấp, ngọc trai, cẩm thạch, kim cương, hay có khi là vé du lịch vòng quanh thế giới... Nếu may mắn trúng túi đựng các thứ này thì coi như "trúng số" vậy.
Chúng tôi thấy đông đảo khách chỉ chờ mua Bao Phúc, mua xong là đa số đi ra khỏi cửa hiệu luôn, không buồn lưu tâm đến các món thường nhật khác.
THỂ THAO... NGÀY TẾT
Đặc biệt người Nhật có truyền thống thi thể thao vào dịp Tết, mắc dù thời tiết vào giữa đông rất la.nh. Nhiều tuyển thủ các bộ môn không thi thì cũng ra tập, có lẽ giống như các văn thi sĩ khai bút vậy.
Như kết quả tranh tài đầu năm 2005:
Ngày 1/1, đội thuộc công ty Konica-Minolta vô địch chạy Tiếp Sức Năm Mới.
Trong 2 ngày 1 và 2, giải vô địch Marathon Tiếp Sức nổi tiếng Tokyo-Hakone (Xương Căn, ở cực nam tỉnh Kanagawa) lần thứ 81, đã được tổ chức với 20 đại học tham dư.. Các toán phải chạy khứ hồi của đoạn đường 109,9 km thành gần 220 km. Đại Học Komazawa vinh dự chiếm vô địch liên tục 4 lần trong tổng số 5 lần vô địch, với thời gian 11 giờ 3 phút 48 giây. Đại học Tokai thắng vòng đi với 5 giờ 32 phút 11 giây, nhưng vòng về yếu hẳn nên chung kết chỉ chiếm hạng 6.
Đội chuyên nghiệp Tokyo Verdy vô địch giải túc cầu (bóng đá) J1 cúp Thiên Hoàng lần thứ 84, cách lần trước 8 năm.
- Thi đánh cờ vây, tiếng Nhật là "Go" còn gọi là "Igo" (Vi Kỳ) với các quân trắngđden của Nhật...
- Ngày 2/1, như một thông lệ từ xa xưa, cửa hoàng cung được mở để thần dân tới viếng thăm và Hoàng Gia Nhật tập họp trên lầu hai Trường Hòa Điện (Chowaden) (trong phòng kính an toàn) ngay mặt tiền hoàng cung ở Đông Kinh để ngỏ lời chúc Tết dân chúng gọi là "Odemashi". Mỗi năm có khoảng từ 70.000 đến 75.000 người tới vào dịp này, mỗi người sẽ được phát cho một lá cờ Nhật để phất mừng mỗi lần Hoàng Gia xuất hiện cách nhau khoảng một giờ, tổng cộng 7 lần. Các đoàn thể cực hữu, bảo hoàng thường có mặt đầy đủ mang các biểu chương đi đầu, trong khi an ninh chìm đứng cùng khắp để ngăn ngừa những phần tử cực tả hay bốc đồng... phá hoại.
Năm 2005, Công Nương Nhã Tử (Masako) cũng xuất hiện (sau 2 năm vắng bóng) cùng với Hoàng Giạ Đây là lần chót Công Chúa Kỷ Cung (Norinomiya) xuất hiện chung với Hoàng Gia, rồi tới mùa thu thì cô đi lấy chồng và trở thành người bình dân.
Tấm gương một phụ nữ gốc Việt thành đạt ở trên đất Hoa Kỳ nhờ vào ý chí
Feb 02, 2007
Tiffiny Nguyên Luong |
Cali Today News - Khó lòng cho một cô bé gái mới 15 tuổi đang vượt biên lênh đênh trên sóng nước biết mình sẽ làm được cáí gì 27 năm sau trên một đất nước như Hoa Kỳ.
Đối với cô bé Tiffiny Nguyên Luong lúc đó, chỉ có 1 con đường thoát là phải ra đi vào năm 1980 vì cha cô bé là tướng của quân đội VNCH và gia đình cô thuộc loại khá giàu.
Cô bé chỉ cao có 5 feet và nặng chưa tới 90 pounds và là 1 trong khoảng 1 triệu người miền nam của VN đã bỏ nước ra đi sau năm 1975. Cô bé phải ra đi vì cô không còn gì hết ở quê nhà.
Sau này, cùng với người hợp tác làm ăn là Don Thach trong nghề nails, Luong hiểu ra một chuyện: Phụ nữ Mỹ không làm sao có được nhiều salon làm nails để phục vụ họ với cái giá “chấp nhận được” nếu VNCH không thất thủ năm 1975!
Lúc trước móng tay giả là đồ chơi con nhà giàu ở Mỹ, cho đến cuối thập niên 1970 thì acrylic nails xuất hiện và cùng với dòng người di tản VN đổ tới Hoa Kỳ. Mọi chuyện trở nên dễ dàng: chứng chỉ hành nghề có sau 4 tháng, không cần giỏi Anh ngữ. Lương khá, tiền tip không tồi.
Những salon làm nails đầu tiên do người Việt làm chủ mở ra ở California và sau đó bành trướng khắp nơi trên đất Mỹ. Bây giờ người ta ước lượng có khoảng 70% các thợ làm móng tay trên toàn Hoa Kỳ là người Việt Nam.
Cái hay của Luong là khi làm “đủ thứ nghề tay chân” khi mới đến Mỹ, cô vẫn có ý chí sắt đá để tốt nghiệp đại học với mảnh bằng về điện toán của Đại Học Texas. Cô nói: “Tôi không chấp nhận nghèo vì từ lâu tôi biết ở Mỹ, tiền chính là oxygen!”
Giờ đây chẳng những là chủ nhân của salon “The Crystal Rose” ở Arlington, cô còn là Giám Đốc của “Beauty Wellness & Spa”, một trung tâm làm đẹp khá toàn diện trong vùng.
Người phụ nữ nay đã 41 tuổi này còn là Giám Đốc trông coi về an toàn của nghề nails cho cơ quan Texas Department of Licensing and Regulation. Mỗi năm cô chỉ dẫn huấn luyện cho khoảng 2,500 sinh viên ở Texas và trên cả Hoa Kỳ.
Nguyễn Dương, source RedOrbit
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=abbddb0e2f3e2ff5974f147fc422e0a2
Việt Báo Xuân và Tây Tạng
Bìa Xuân Việt Báo Đinh Hợi 2007. |
Giai phẩm Xuân Đinh Hợi của Việt Báo vừa phát hành đã được độc giả nhiệt liệt đón nhận và nhiều người còn liên lạc để ngợi khen, hoặc nêu một số câu hỏi về chủ đề Tây Tạng và nhất là về đức Đạt Lai Lạt Ma.
Là người chủ biên số báo Xuân này, chúng tôi xin được cảm tạ toàn thể quý độc giả, và nhân đây cũng xin được tạ lỗi nếu có những sơ suất ngoài ý muốn. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn chia sẻ với quý độc giả gần xa một số khám phá khi thực hiện chủ đề này...
Mọi việc khởi đầu từ... Xuân Nhâm Tuất!
Năm ngoái, sau khi ăn Tết xong, từ đường Bolsa, Việt Báo dọn về trụ sở mới trên đường Moran. Trung tuần Tháng Ba, Hoà thượng Geshe Tsultim Gyeltsen đã từ Tu viện Phật giáo Tây Tạng tại Long Beach ghé thăm để niệm Phật và làm lễ chúc phúc cho mọi nhân viên trong trụ sở mới. Nhân dịp này, chúng tôi mới giới thiệu Giai phẩm Xuân và hỏi ý Thầy về một việc dự tính sẽ thực hiện cho Giai phẩm Xuân Đinh Hợi.
Năm Hợi trong lịch sử có nhiều biến cố đáng ghi nhớ, trong đó có việc Tây Tạng bị Trung Quốc xâm chiếm năm 1959, khiến vị Quốc trưởng đồng thời là Tăng thống mà dân Tây Tạng coi là Phật sống đã phải lưu vong. Là một nhân vật lịch sử nổi tiếng trên toàn thế giới, đức Đạt Lai Lạt Ma cũng lại sinh vào năm Hợi. Vì vậy, chúng tôi dự tính sẽ dành một phần nội dung của số báo năm tới để giới thiệu về Tây Tạng và đức Đạt Lai Lạt Ma. Theo ý Hoà thượng thì điều ấy có nên không, và nếu muốn làm một số Xuân như vậy, đâu là những vấn đề cần chú ý? Sở dĩ cần chú ý vì chúng tôi chỉ có sự hiểu biết trung bình về Tây Tạng, Phật giáo Tây Tạng và về đức Đạt Lai Lạt Ma.
Sau khi tham khảo một số báo Xuân của Việt Báo trong các năm trước, Hoà thượng Geshe Tsultim Gyeltsen hoan hỉ trả lời là điều ấy rất nên, không có gì đáng ngại ngần. Nếu có những thắc mắc hay do dự mà cần ý kiến thì cứ việc tham khảo ý kiến với Thầy.
Hôm sau, Hoà thượng giới thiệu cho hai vị Giáo sư Tây Tạng đang giảng dạy tại Đại học U.C. Santa Barbara là Ngawang Thondup Narkyid và Tenzin Dorjee. Đây là những thân hữu lâu năm của Việt Báo và hai vị đến thăm báo quán để hỏi thăm về những nhu cầu của Việt Báo khi thực hiện chủ đề. Dự án “Xuân Tây Tạng” khởi sự từ đó, và đối với những người thực hiện số Xuân Đinh Hợi, đây là một kinh nghiệm quý báu vô chừng.
Nói chung, sự hiểu biết của chúng ta về đức Đạt Lai Lạt Ma và Tây Tạng không phải là nhiều và còn có một sự cách ngỡ ban đầu là ngôn ngữ.
Người Việt chúng ta đã quên hẳn vì mất hết phần tiếp nhận Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ và từ miền Nam xứ sở trong cổ sử nước nhà và giờ đây ta hiểu Phật giáo qua sự phiên giải sau này của Trung Hoa. Những khái niệm phổ thông như Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Tam bảo, v.v... đều là những từ Hán-Việt và nếu có tìm hiểu về Phật giáo Tây Tạng, chúng ta cũng chỉ có những diễn giải đã được Hán hoá, Kim cang thừa chẳng hạn.
Đọc trong sách sử, ta biết đến nước Thổ phồn hay một vị vua hùng tài đã chuyển hoá Tây Tạng theo Phật giáo là Tùng tán Can bố, người đã làm kinh đô của một vị vua cũng hùng tài của nhà Đại Đường phải rung chuyển là Trường An của Đường Thái Tông Lý Thế Dân vào thế kỷ thứ bảy.
Trong lãnh vực thuần túy truyền thông, chúng ta có vấn đề khi phiên dịch địa danh hay nhân danh của một xứ khác qua tiếng Việt.
Tên một Tổng thống Đại Hàn chẳng hạn, là Pak Chung Hee hay Phác Chính Hy, Kim Dae Jung hay Kim Đại Trung, Kim Đại Trọng? Cách hay nhất là hỏi thẳng người Đại Hàn xem họ muốn ta dùng từ nào, theo lối phiên âm của họ (thí dụ như Kim Young Sam) hay lối phiên âm Hán-Việt là Kim Vĩnh Tam?
Người Đại Hàn không thích ta gọi tên lãnh đạo của họ theo lối... Hán hóa của Việt Nam!
Huống hồ là người Tây Tạng, trong cảnh ngộ ngày nay!
Đây là một vấn đề văn hoá và... ngoại giao! Và đồng thời, một vấn đề kỹ thuật. Vì những khái niệm về Tây Tạng đã được Tây phương lưu truyền khá rộng rãi, đa số bằng Anh ngữ, với lối diễn ý và phiên âm qua Anh ngữ. Chúng ta đã quá quen với lối suy nghĩ và diễn giải uyên bác đã bị Hán hoá nên phải bước qua hai tầng phiên dịch, từ Tạng ngữ (hoặc Phạm ngữ) qua Anh ngữ qua tiếng Việt đã bị Hán hoá.
Mà hễ đã có phiên dịch là có thể sai, kể cả tên người.
Chúng tôi đã cố ráp nối được hai tầng phiên dịch ấy nhưng vẫn có thể bị lầm lẫn. Vì vậy mới có lời cáo lỗi nếu đây đó vẫn còn những sai lầm không lọc được! Với các vị cao tăng Tây Tạng, chuyện ấy không đáng quan tâm miễn là mình có lòng thành, nhưng bổn phận của người làm báo là phải tạ lỗi nếu có sai lầm!
Cách ngỡ ban đầu là ngôn ngữ, vì ta phải nói chuyện và tìm hiểu Tây Tạng qua lần phiên giải Anh ngữ. Nhưng, chính là qua sự phiên giải này, chúng tôi khám phá thêm một điều khác nữa.
Trên thế giới, có cả trăm website về Tây Tạng. Không kể những website của cộng đồng Tây Tạng lưu vong và của các tổ chức vận động dư luận cho Tây Tạng, có nhiều website là của... Bắc Kinh, để cổ võ du lịch Tây Tạng. Tìm trong đó, ta thấy một nước Tây Tạng bị... Hán hoá. Lịch sử và hiện tại của xứ sở và dân tộc Tây Tạng đã được viết lại!
Nhã Ca chờ Ngài ký lời chúc tết Đinh Hợi. Ảnh: Lê Phúc |
Trong lịch sử, ngay tự tiềm thức, dân tộc Việt Nam đã có nỗ lực bảo vệ bản sắc riêng bằng cách duy trì một số tập tục của người Việt cổ, những tập tục về sau bị giới quyền quý và trí thức đã bị Hán hóa coi là đáng bỏ... Người Tây Tạng ngày nay cũng đang gặp vấn đề ấy.
May cho họ và khác với chúng ta, dân Tây Tạng đang sống trong thế kỷ 20-21, khi thế giới đã mở rộng thông tin liên lạc. Và họ có đức Đạt Lai Lạt Ma.
Thành thử, càng tìm hiểu về Tây Tạng, chúng ta càng thấy ra vấn đề của mình!
Chúng ta đang chứng kiến cuộc thử nghiệm sống của một vấn đề mà Việt Nam đã gặp hai ngàn năm trước. Làm sao duy trì bản sắc khi bị một cường quốc quá lớn quá mạnh về văn hoá thôn tính và đồng hóa? Chúng tôi có học được một số điều, nhưng không thể trình bày hết trong khuôn khổ một số báo Xuân.
Dù sao, đây là một tờ báo Xuân, chứ không phải một đặc san về Tây Tạng!
Hoa Kỳ có một giáo sư về Phật học và Ấn-Tạng tại Đại học Columbia, ông Robert Thurman. Độc giả thích thú biết rằng ông là thân phụ của nữ diễn viên Uma Thurman, và còn thích thú hơn khi biết rằng tên nữ diễn viên này là từ Tạng ngữ, có nghĩa là Đại thừa Trung đạo. Robert Thurman chẳng những là học giả về Phật giáo và dạy con theo giáo lý nhà Phật, ông cũng là người Mỹ đầu tiên đã trở thành một nhà sư Tây Tạng, bạn thân và thường là thông dịch viên của đức Đạt Lai Lạt Ma.
Tháng 12 năm ngoái, giới học giả và chính trị Hoa Kỳ thương tiếc bà Jeanne Kirkpatrick. Bà là Giáo sư Chính trị học nổi tiếng, thiếu thời theo đảng “Xã hội Chủ nghĩa” của Mỹ và từ cánh cực tả chuyển về trung tả khi là đảng viên đảng Dân chủ, đi vận động tranh cử cho ông Hubert Humphrey. Bà thuộc xu hướng Dân chủ của Henry “Scoop” Jackson và sau này theo đảng Cộng hoà, trở thành lý thuyết gia của phe bảo thủ, Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc thời Tổng thống Ronald Reagan.
Ít người biết rằng chồng bà là một học giả, từng hoạt động trong ngành tình báo Hoa Kỳ, ông Evron Maurice Kirkpatrick. Lại càng ít người - trừ dân Tây Tạng - biết rằng một trong ba người con trai của bà Kirkpatrick lại là một cao tăng Tây Tạng.
Dưới thế danh là Stuart Alan Kirkpatrick, ông đi tu theo Phật giáo Tây Tạng và đang là một Hoà thượng trụ trì một Tu viện Tây Tạng tại Ann Arbor ở miền Đông Hoa Kỳ. Ông được Phật giáo Tây tạng tôn sùng là hóa thân của một vị cao tăng thế kỷ 19, Do Khyentse Yeshe Dorje, tự thân lại là một hoá thân của Dorje Trollo. Phật tử Tây Tạng có thể không biết ông Stuart Alan Kirkpatrick nhưng rất kính trọng vị cao tăng da trắng, gốc Mỹ là Ngài Traktung Rinpoche!
Khi tìm hiểu về Phật giáo Tây Tạng và biết được thế nào là một vị Rinpoche, chúng tôi thú thật là có giật mình. Con trai Jeanne Kirpatrick là một cao tăng Tây Tạng và bà là người ở trong Hội đồng Quản trị của Tổ chức Campaign for Tibet!
Với các phẩn tử trí thức ưu tú của xã hội Hoa Kỳ, như Robert Thurman hoặc gia đình bà Kirkpatrick, chuyện phù phép thần bí là chuyện thường tình của khách thập phương. Họ tiến vào Phật học sâu xa hơn rất nhiều và tìm thấy trong đó những lý giải khác và xuất gia đi tu. Chuyện ấy mới là điều đáng chú ý, đáng tìm hiểu.
Quảng đại quần chúng đều biết đến Richard Gere, hay Steven Segal, hoặc Sharon Stone, những minh tinh màn bạc đã quy y Phật pháp. Truyện phim ảnh thì Seven Years in Tibet hoặc Kundun hay Red Corner là những tác phẩm điện ảnh khiến Brad Pitt hay Richard Gere không được phép vào Trung Quốc...
Truyện ngoài đời là nhiều bậc trí thức Mỹ đã tu theo Kim cang thừa của Tây Tạng và có người còn là Rinpoche...
Những điều khám phá ấy khiến chúng ta phải nhìn Phật giáo Tây Tạng dưới con mắt khác. Cũng như Phật tử Tây Tạng vẫn còn nhớ đến Thầy Thích Thiên Ân của Phật giáo Việt Nam với sự quý trọng. Khi thực hiện một phần của chủ đề Xuân Đinh Hợi dành cho Phật giáo Tây Tạng và đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng tôi học được nhiều điều trước đây mình không biết và coi việc khám phá ấy là một mối duyên....
Nếu con trai của một bậc nữ lưu Hoa Kỳ là Jeanne Kirkpatrich mà xuống tóc đi tu và qua quá trình tu tập mà nhìn ra tiền kiếp của mình là một vị Rinpoche thì chúng ta nghĩ sao về trường hợp vị tiểu sa môn của Việt Nam, Kusho Konchog Osel, hiện đang tu trong một học viện Tây Tạng bên Ấn Độ?
Chúng tôi có gặp Kusho và được nói chuyện rất lâu.
Kusho-La là người kín đáo, ít nói và tránh gặp truyền thông báo chí, vì vậy mà cuộc gặp gỡ mới đáng quý, nhất là khi mình biết là mùa Xuân này, Kusho-La sẽ thọ giới tỳ kheo với chính đức Đạt Lai Lạt Ma. Một người Việt Nam được coi là truyền thừa của Phật giáo Tây Tạng và được chính đức Đạt Lai Lạt Ma ủy thác cho các vị cao tăng hàng đầu của Tây Tạng việc giáo huấn thì phải là điều lạ! Nhà báo nào cũng muốn biết rõ hơn về chuyện ấy, nhưng chỉ được và chỉ nên trình bày một phần mà thôi.
Tuy nhiên, trong hơn hai tiếng đồng hồ nói chuyện với Kusho-La – đúng là “dưới chân Phật đài” – chúng tôi đã gặng hỏi nhiều chuyện, và như mọi kẻ phàm tục, đã muốn hiểu thêm về chuyện hoá thân. Kusho-La có là một hoá thân của một vị Lạt Ma, Rinpoche hay cao tăng Tây Tạng nào không?
Trước sau, Kusho-La trả lời: không biết được, nhưng chuyện ấy thật ra không quan trọng! Nếu muốn biết kiếp trước của mình là gì thì chỉ xét xem kiếp này mình là gì. Nếu muốn biết kiếp sau của mình là gì thì hãy xét xem mình làm gì trong kiếp này!
Suy rộng ra thì nếu kiếp trước mà không có tâm tu hành, kiếp này mình khó là một nhà sư. Còn nhìn ngược và xuôi và thấu đến đâu thì cũng tùy vào hành trình tu tập đời nay, ngay bây giờ. Chỉ có một điều mà Kusho-La thấy rất rõ vì được hướng dẫn và căn dặn thường xuyên bởi chính đức Đạt Lai Lạt Ma: con có bổn phận với quê hương Việt Nam của con!
Thành thử trong suốt một giai đoạn khá dài chuẩn bị cho số Xuân Đinh Hợi, chúng tôi đều thấy bàng bạc một tinh thần, một ý chí, là xây dựng nhịp cầu nối liền Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Tây Tạng, nối liền mối quan tâm suy nghĩ của Việt Nam và Tây Tạng.
Nếu mình không làm nổi bật được sự kiện này thì chỉ vì... lực bất tòng tâm của những người phụ trách số báo Xuân, bắt đầu từ người chủ biên!
Đấy cũng là lý do vì sao chúng tôi hay nói đến lời tạ lỗi trong số báo này.
Bây giờ đến lời tri ngộ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma hỏi thăm Nguyễn Xuân Nghĩa về Việt Báo Xuân |
Qua Hoà thượng Geshe-La, chúng tôi gặp Giáo sư Thundop Narkyid, mà vì chốn thân tình mình cứ gọi là Kuno-La. Sau cả chục lần gặp gỡ, phỏng vấn và mạn đàm, kể cả lần gặp lại trong một Hội nghị Quốc tế của các học giả Hoa Kỳ tại Kansas City, chúng tôi mới khám phá ra một nhân vật trong lịch sử Tây Tạng. Ông là người “tử thủ” Lhasa năm 1959, khi đó là một nhân viên Nội các trẻ nhất, mới có 28 tuổi.
Ông được mời qua Đại học U.C. Santa Barbara giảng dạy về văn hoá và lịch sử Tây Tạng và nếu không tham khảo các tài liệu Tây phương về biến cố năm Hợi 1959 tại Tây Tạng thì không ngờ rằng nhân vật trong lịch sử hiện còn sống, và đang tiếp tục những điều bị gián đoạn từ năm 1959.
Con người sắt thép năm xưa ngày nay là một học giả, một chuyên gia về lịch sử Tây Tạng, một người góp phần chấp bút soạn thảo Hiến pháp Tây Tạng và vận động đấu tranh bất bạo động. Sự hướng dẫn và giải thích của Kuno-La đã giúp ích rất nhiều cho chúng tôi và dù ông hiện không có mặt tại Hoa Kỳ để nhận lời cảm tạ chí thiết của Việt Báo, chúng tôi vẫn phải trình bày lời thâm cảm đó ở đây.
Một người thứ ba là Giáo sư Tenzin Dorjee.
Ông còn trẻ, thuộc thế hệ trưởng thành trong cõi lưu vong, và đang làm việc tại Đại học U.C. Santa Barbara. Là cuốn từ điển về Tây Tạng qua cái nhìn của Tây phương, ông giúp chúng tôi kiểm chứng được nhiều tài liệu hay lý giải Anh ngữ về Tây Tạng và còn giới thiệu cho chúng tôi nhiều nhạc sĩ, nhà thơ hay trí thức Tây Tạng của thế hệ thứ nhì tại Hoa Kỳ. Khuôn khổ một tờ báo Xuân không cho phép chúng tôi trình bày được hết cho độc giả xem người Tây Tạng lưu vong hiện đang sống, suy nghĩ, sáng tác, đấu tranh, bảo tồn và phát huy văn hoá Tây Tạng như thế nào. Bản thân chúng tôi có học được nhiều điều bổ ích từ một cộng đồng bạn, có những hoàn cảnh tương đồng với Việt Nam - kể cả cuộc tranh luận lý thú trong cộng đồng bạn, là có nên tổ chức cuộc thi Hoa hậu Tây Tạng hay không!
Tenzin Dorjee là một người bạn tận tình và chu đáo. Ông rất thông cảm với những băn khoăn của chúng tôi về chủ đề “Xuân Tây Tạng” và dung dị giúp đỡ nhưng rất tế nhị không xen vào chuyện kỹ thuật của “dân làm báo”. “Quý vị làm được chừng nào là tốt chừng đó, miễn là vì cái tâm của mình. Còn lại, xin đừng thắc mắc.”
Xin cảm tạ Tenzin về sự cảm thông sâu đậm này.
Còn riêng về đức Đạt Lai Lạt Ma? Chúng tôi rất kính trọng nhân vật từ bi, đạo đức và một bậc đại trí của thế kỷ. Những gì chúng ta muốn tìm hiểu thêm thì có thể tham khảo bài phỏng vấn Ngài do Cư sĩ Nguyên Giác phiên dịch ở trang cuối của chủ đề Tây Tạng. Chúng tôi thiển nghĩ là nên đọc và nên đọc lại. Được gặp gỡ và nói chuyện với một con người như Ngài là một mối duyên hiếm có và là một kỷ niệm không thể quên được.
Tổng kết lại thì nếu đã được chỉ dẫn và giúp đỡ mà chỉ làm được như vậy trong số báo Xuân, và lại còn phạm sai lầm, thì đấy là lỗi của chúng tôi. Độc giả có thể biết hoặc đánh chữ đại xá, chúng tôi vẫn có bổn phận xin lỗi.
Và xin trân trọng giới thiệu một chủ đề Xuân rất lạ trong tờ báo Xuân năm nay.
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=5&nid=101958
0 Comments:
Post a Comment
<< Home