Wednesday, January 31, 2007

Mười Điều Răn (the Ten Commandments) và bài Thuyết Giảng Trên Núi (the Sermon on the Mountain)

TRẦN NHÂN TÔNG : NHÀ VĂN HOÁ LỚN - MỘT VỊ VUA, VỊ TỔ.
Duy Tuệ
đăng ngày 01/02/2007


Bài tham luận của Đạo sư Duy Tuệ đọc tại Hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông với di sản văn hoá Yên Tử” do Trung tâm Unesco Nghiên cứu Ứng dụng Phật học Việt Nam, Sở Văn hoá Thông tin Tỉnh Quảng Ninh và Uỷ ban Nhân dân Thị xã Uông Bí tổ chức


Kính thưa quý vị đại biểu đại diện các cấp chính quyền,

Kính thưa các nhà văn hoá, các nhà khoa học,

Kính thưa các đạo hữu,

Kính thưa toàn thể quý vị,

Tôi được biết, trong Hội thảo khoa học này, nhiều bản tham luận của các nhà khoa học, các nhà văn hoá, các Hoà thượng, Thượng toạ... đã làm sáng tỏ công đức vô lượng của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông trên nhiều mặt:

- Ngài là một thi sĩ trác việt.

- Ngài là một nhà văn hoá lớn tiêu biểu cho trí tuệ và đạo đức Việt Nam.

- Ngài là một vị tướng kiệt xuất, một nhà chiến lược quân sự kỳ tài.

- Ngài là một vị vua Anh Minh.

- Ngài là một giáo chủ tức Đệ Nhất Tổ của Thiền phái Trúc Lâm do Ngài sáng lập v.v

Vâng, như vậy là các vị đã đề cập khá đầy đủ; vậy tôi chỉ xin nói đến một khía cạnh rất nhỏ, Ngài là một VÌ VUA PHẬT TỬ.

Học Phật, ai cũng biết gần 26 thế kỷ trước, thái tử Tất-đạt-đa vì phát hiện ra quy luật: SINH - LÃO - BỆNH - TỬ mà chối việc lên ngôi hoàng đế để đi tìm chân lý. Cuối cùng Ngài ngộ đạo, trở thành một đấng toàn tri, đại giác. Ngài là vị Phật đầu tiên của thế gian; và dẫn dắt thế gian vào con đường đạo nghĩa 2.500 năm qua.

Và sau đó có một vị vua trong lịch sử Ấn độ cổ đại, nổi tiếng là một vị ác vương. Người đó là hoàng đế A-sô-ka, mà ta thường gọi là A Dục vương.

Trong lịch sử Ấn độ, A Dục vương là nhân vật lịch sử có thật. Ông có quá trình chuyển hoá từ hung ác sang từ bi. Từ một ông vua hiếu chiến, đa sát thành một ông vua nhân từ và Hộ pháp. A Dục không chỉ là vị vua đầu tiên thống nhất đất nước Ấn độ, mà ông còn là vị vua đầu tiên bảo hộ Phật pháp.

Tương tự như vậy, nước ta có vị vua đầu tiên là một thiền sư, một vị vua Phật; đó là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Song trên nhiều bình diện vua Phật Trần Nhân Tông có những ưu điểm khác với hoàng đế A-sô-ka.

Trước hết, Ngài là một người toàn thiện. Ngài có lòng mộ Phật từ nhỏ và khi sắp được lập làm hoàng thái tử, Ngài đã xin với phụ vương Trần Thánh Tông nhường ngôi thái tử cho các em, và tâm nguyện của Ngài là được xuất gia, Ngài đã bỏ cung điện tìm đến các vị thiền sư, nhưng bị ép trở về.

Buộc phải lên ngôi vua, Ngài đã làm hết sức mình để cho đất nước được thái bình, dân cư an lạc.

Năm Ngài 27 tuổi, giặc Mông - Thát tràn vào xâm lăng với 50 vạn tên, với sức mạnh long trời lở đất, Ngài đã tỏ uy lực đại hùng, lãnh đạo toàn dân và toàn quân đánh thắng giặc dữ.

Nhớ khi bộ tướng của Ngài, chém được đầu Toa - Đô, đem đến dâng chiến công dưới thuyền ngự.

Thương cho viên tướng giặc vì vô minh mà lâm vào tội ác, đến nỗi bị đoạ chết không được toàn thây, Ngài liền cởi tấm áo bào đang mặc, quẳng cho bọc thủ cấp Toa - Đô. Hành vi của Ngài thực đã vượt ra ngoài sự đối đãi của thế gian.

Đất nước thanh bình được ít lâu, Ngài lại nhường ngôi vua cho con để chuyên về việc tu đạo. Kế tục tư tưởng của các bậc tiền bối như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Tuệ Trung Thượng sỹ Trần Quốc Tung, Ngài xuất gia lên Yên Tử tu Phật và lập hẳn ra một dòng thiền, đó là Thiền Trúc Lâm - một dòng Thiền thuần Việt.

Nước Đại Việt xưa và nước Việt Nam ta ngày nay thật đáng tự hào vì có một vị Vua Phật TỬ như đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

Ngài là bậc minh triết, là bậc trí huệ siêu việt, không thể nói hết công đức vô lượng của Ngài đối với dân tộc và đạo pháp, tôi chỉ xin đúc kết lại một số điều mà tôi hết sức tâm đắc:

1. Đối với giáo lý của Phật tổ: Ngài là một hình ảnh ứng dụng trọn vẹn. Thời điểm tỏ ngộ được nguồn tâm vô nhiễm, vô lậu hay nguồn tâm bất sinh bất diệt là lúc được Tuệ Trung Thượng sỹ khai ngộ trong dịp làm tang của người mẹ. Từ ấy, Ngài đã đi vào cửa thiền. Sự tỏ ngộ ấy đã soi sáng, hướng dẫn trong mọi hành vi, tư tưởng, trong sinh hoạt hàng ngày và đã đưa Ngài vào một đời sống thiền trong mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Thậm chí, ngay trong lúc chiến đấu chống quân xâm lược nhà Nguyên, Ngài cũng chiến đấu trong trạng thái thiền nghĩa là rất bình tĩnh và sáng suốt trong chỉ đạo các tướng lĩnh cũng như trực tiếp chỉ huy các trận đánh. Ngài đã sống trong cảnh giới thiền, tức cảnh giới của trạng thái tâm tĩnh lặng, tự do và sáng tạo.

2. Chính từ sự tỏ ngộ này, Ngài đã nắm được cốt lõi và giá trị của giáo pháp Phật Tổ và Ngài tu tập theo giáo pháp ấy, nương vào giáo pháp ấy mà trị nước như vai trò của vị Chuyển Luân Vương đã nêu ở trên.

3. Từ sự tỏ ngộ nguồn tâm vô nhiễm nơi chính mình, Ngài đã thực sự từ bỏ tham ái, sống đời đạo đức, học hành kinh điển Phật Tổ. Ngài có những hiểu biết và ứng xử phù hợp với chánh pháp đối với việc dựng nước, giữ nước, đối với tổ tông, gia đình, dòng họ, đối với sự vô thường của mạng sống con người, đối với nền hoà bình lâu dài của nước Đại Việt và khu vực.

4. Ngài đã thể hiện lòng thương yêu và khoan dung vô hạn đối với dân, với nước, với tất cả mọi người chung quanh Ngài.

5. Ngài hết sức bản lĩnh, khoan dung trong nội bộ hoàng tộc và đối với kẻ thù.

6. Ngài đã rèn luyện được sự kiên nhẫn theo tinh thần Phật dạy, nhẫn được những việc khó nhẫn như đã thể hiện qua đường lối đối ngoại với nhà Nguyên.

7. Ngài đã sống được đời sống định tâm đến giây phút cuối cùng và đã giúp cho mọi người có nhân duyên sống chung quanh Ngài cũng thực hiện đời sống bình tâm cho đến lúc chết.

8. Ngài đã đạt một tuệ nhãn nhìn thấy các pháp bản chất là bất sinh, bất diệt như Ngài đã nêu trong bài “Kệ tịch diệt”. Trí tuệ này là hành trang cho con người sống an nhiên tự tại giữa cõi đời tạm bợ, huyễn hoặc, vô thường và đầy đau khổ.

9. Con đường hoàn thiện về trí tuệ và đạo đức của Ngài cũng đi qua các giai đoạn căn bản như các bậc đại giác ngộ khác, tạm chia làm bốn giai đoạn.

- Giai đoạn 1: Nhân duyên tầm đạo: 16 tuổi Ngài đã lén lên núi Yên Tử tìm đường đi tu; nằm mộng thấy hoa sen nở trên rốn. Từ đó, Ngài tìm hiểu các kinh Phật, ăn chay, trao đổi Phật học với các Thiền sư để xác định đường lối tu học chứng đạo.

- Giai đoạn 2: Nhân duyên ngộ đạo: Đến khi được Tuệ Trung Thượng sỹ ấn tâm và Ngài ngộ đạo từ đó.

- Giai đoạn 3: Phát triển sự ngộ đạo qua đời sống thực tiễn: Trong thời kỳ làm vua, Ngài đã ứng dụng tinh thần đạo đức của Phật đà.

- Giai đoạn 4: Hoàn thiện sự ngộ đạo qua đời sống thực tiễn: Từ khi làm Thái Thượng Hoàng đến khi xuất gia hoàn toàn.

10. Ngài đã có những ý tưởng tạo kế lâu dài cho con cháu Đại Việt nói riêng và cho tinh thần của chúng sinh nói chung như đã đề cập ở trên mà ngày nay con cháu Đại Việt phải suy ngẫm ý tưởng đó.

11. Bài học của Ngài để lại cho các thế hệ sau là:

* Người Phật tử nói riêng và con người nói chung phải biết kết hợp hài hoà giữa đạo và đời để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đạo đức và tâm linh.

* Con người muốn hoàn thành bổn phận làm người một cách vinh quang và sống đời giải thoát là phải tầm đạo, ngộ đạo, phát triển và hoàn thiện sự ngộ đạo qua thực tiễn gắn liền với nhiệm vụ con người trong một khung cảnh xã hội đương thời đòi hỏi.

Con người biết tôn trọng, cung kính chánh pháp, nương vào chánh pháp coi mình là chánh pháp để sống và cống hiến cho lợi ích cộng đồng thì sẽ đạt và sử dụng những kiến thức xã hội và kiến thức nghề nghiệp một cách tốt đẹp nhất đem lại sự an vui cho mọi người, đem lại lợi lạc cho quốc gia, cho chính mình và an nhiên tự tại trước mọi hoàn cảnh.

* Con người sống đúng như trí tuệ đức Phật: Phải phấn đấu để có đủ bốn đức hạnh gồm :

a. Đức tin: Tin tưởng vào giá trị đạo đức và tâm linh. Đặc biệt Ngài đặt hết niềm tin vào trí tuệ Phật vì đức Phật là một bậc giác ngộ, một bậc toàn giác mà chúng sinh cần phải nương vào trí tuệ Phật để hoàn thành thân phận của mình trong cộng đồng, vượt qua mọi khổ đau đem lại hạnh phúc cho tha nhân và chính mình.

b. Giữ gìn và thực hành mọi điều thiện:

* Thân thì từ bỏ vĩnh viễn sự sát sinh, trộm cướp, tà hạnh.

* Miệng thì từ bỏ vĩnh viễn sự nói dối, sự nói ly gián, nói thô ác và nói thêu dệt.

* Ý thì từ bỏ vĩnh viễn sự nói dối, sự nói ly gián, nói thô ác và nói thêu dệt.

c. Con người phải sống cuộc đời đạo đức, với tấm lòng trong sáng từ bi, hỉ xả, không tội lỗi, có lòng trắc ẩn với nỗi khổ đau của cộng đồng, của cá nhân để chia sẻ.

d. Con người phải thực chứng tâm vô lậu để mở mang trí tuệ, phát triển lòng từ bi hỉ xả.

* Trần Nhân Tông đã đưa tâm thức về an trú nơi tâm đạo và tuỳ duyên đưa ra những tình cảm, những tri thức và lòng dũng cảm mà hoàn thành bổn phận làm người của mình một cách an nhiên, tự tại. Ngài luôn ý thức và gìn giữ nguồn tâm trong sáng hơn xa ngọc vàng, châu báu, hơn xa quyền uy tối thượng, khai thác nguồn tâm trong sáng của chính mình có lợi nhất cho mình và tha nhân.

Ngài còn đi xa hơn nữa như trong kinh Phật dạy: “Ta đã tỏ cho đệ tử ta các phương tiện để họ dùng có thể tạo nên từ thân thể “Tứ đại giả hợp” này mọi thần thức khác đủ cả tứ chi và có khả năng thần thông. Đúng như một người rút chiếc tên trong cây sậy hay lưỡi kiếm khỏi vỏ. Như con rắn lột xác. Nó ý thức chiếc tên với cây sậy là hai vật khác nhau, ý thức lưỡi kiếm với vỏ kiếm khác nhau, con rắn với xác rắn là hai vật khác nhau”. Trần Nhân Tông đã làm được điều ấy.

Trần Nhân Tông, một vị vua Việt Nam đã có khả năng ứng dụng trí tuệ của đức Phật để hoàn thành sứ mệnh của một vị thánh vương trong lúc làm vua, hoàn thành sứ mệnh của bậc chuyển pháp luân trong thời kỳ xuất gia và đã biết tận dụng cái gọi là chết để trở thành vô lượng quang, vô lượng thọ, mãi mãi xuất hiện mọi nơi để hộ trì cho thế giới cần đến ánh sáng của chư Phật, ánh sáng tạo đức và trí tuệ. Ngài là tấm gương sáng ứng dụng trí tuệ Phật mà tất cả những người có động cơ làm người đúng đắn đều phải suy ngẫm và noi theo. Lại càng đặc biệt hơn đối với người Phật tử.

Trân trọng kính chào.


Mười Điều Răn (the Ten Commandments) và bài Thuyết Giảng Trên Núi (the Sermon on the Mountain)

Division of the commandments

The commandments passage in Exodus contains more than ten imperative statements, totaling 14 or 15 in all. However, the Bible itself assigns the count of "10", using the Hebrew phrase ʻaseret had'varim—translated as the 10 words, statements or things.[20] Religious groups have divided these statements in different ways. The table below highlights those differences using the NRSV translation.

Commandment

Jewish

Protestant

Catholic / Lutheran / New Church

I am your God

1

1

1

You shall have no other gods before Me

2

You shall not make for yourself an idol

2

You shall not make wrongful use of the name of your God

3

3

2

Remember the Sabbath and keep it holy

4

4

3

Honor your parents

5

5

4

You shall not murder

6

6

5

You shall not commit adultery

7

7

6

You shall not steal

8

8

7

You shall not bear false witness

9

9

8

You shall not covet your neighbor's wife

10

10

9

You shall not covet your neighbor's house...

10

http://en.wikipedia.org/wiki/Ten_Commandments

Bí Tích - Điều Răn - Kinh Nguyện





<<<



Mười Điều Răn

Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn:

Thứ nhất: thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.

Thứ hai: chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cờ.

Thứ ba: giữ ngày chủ nhật.

Thứ bốn: thảo kính cha mẹ.

Thứ năm: chớ giết người.

Thứ sáu: chớ làm sự dâm dục.

Thứ bảy: chớ lấy của người.

Thứ tám: chớ làm chứng dối.

Thứ chín: chớ muốn vợ chồng người.

Thứ mười: chớ tham của người.

Mười điều răn ấy tóm về hai điều này mà chớ: Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen.

http://www.dongcong.net/DoiSongKH/BiTich-DieuRan/10DieuRan.htm

bài Thuyết Giảng Trên Núi (the Sermon on the Mountain

Bài giảng trên núi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Bài giảng trên núi vẽ bởi Carl Heinrich Bloch

Bài giảng trên núi vẽ bởi Carl Heinrich Bloch

Bài giảng trên núi, theo Tin mừng Matthew, là bài thuyết giáo được Chúa Giêsu giảng cho các môn đệ và đám đông lớn trên một ngọn núi vào khoảng năm 30 CN (Mt 5:1; 7:28). Nơi diễn ra bài giảng được cho là một ngọn núi ở bờ bắc của biển Galilee, gần Capernaum. Chi tiết của bài giảng được đúc kết từ Tin mừng Matthew 5-7.

Bài giảng trên núi có thể được so sánh với một bài giảng ngắn hơn, Bài giảng trên đất bằng, được trình thuật trong Tin mừng Luke (Luke 6:17–49). Một số nhà bình giảng cho rằng chúng là một bài giảng, một số khác cho rằng Chúa Giêsu thường rao giảng những chủ đề tương tự ở nhiều nơi khác nhau, và một số nhà bình luận khác lại cho rằng không có bài giảng nào thực sự diễn ra, nhưng chúng được Matthew và Luke đúc kết từ những lời giảng chính của Chúa Giêsu.

Có lẽ phần được biết đến nhiều nhất của bài giảng là Tám mối phúc thật ở đầu bài giảng. Bài giảng cũng bao gồm Kinh Lạy Cha và các huấn thị "không trả thù" và "giơ cả má kia", cũng như phiên bản Khuôn vàng thước ngọc của Chúa Giêsu. Các phần khác cũng thường được trích dẫn như "muối của đất," "ánh sáng thế gian," và "đừng xét đoán, để khỏi bị xét đoán." Nhiều người Kitô cho rằng Bài giảng trên núi là để diễn giải (midrash) cho Mười điều răn. Đối với nhiều người, gồm cả những nhà tư tưởng tôn giáo và đạo đức như TolstoyGandhi, Bài giảng trên núi chứa đựng những nguyên lý trung tâm của giáo lý Kitô giáo.

[sửa] Cấu trúc của bài giảng

Bài giảng gồm các phần sau:

[sửa] Chương 5

  • Các mối phúc (Mt 5:1-12)
  • Muối của đấtánh sáng của thế gian (Mt 5:13-16)
  • Kiện toàn luật Moses và lời các ngôn sứ (Mt 5:17-19)
  • Đức công chính của người môn đệ (Mt 5:20)
  • Đừng giận ghét (Mt 5:21-26)
  • Chớ ngoại tình (Mt 5:27-30)
  • Đừng ly dị (Mt 5:31-32)
  • Đừng thề thốt (Mt 5:33-37)
  • Chớ trả thù (Mt 5:38-42)
  • Phải yêu kẻ thù (Mt 5:43-48)

[sửa] Chương 6

  • Bố thí kín đáo (Mt 6:1-4)
  • Cầu nguyện nơi kín đáo (Mt 6:5-6)
  • Kinh "Lạy Cha" (Mt 6:7-15)
  • Ăn chay kín đáo (Mt 6:16-18)
  • Của cải trên trời (Mt 6:19-21)
  • Đèn của thân thể (Mt 6:22-23)
  • Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của (Mt 6:24)
  • Tin tưởng vào Chúa quan phòng (Mt 6:25-34)

[sửa] Chương 7

  • Đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán (Mt 7:1-5)
  • Đừng quăng của thánh cho chó (Mt 7:6)
  • Cứ xin thì sẽ được (Mt 7:7-11)
  • Khuôn vàng thước ngọc (Mt 7:12)
  • Hai con đường (Mt 7:13-14)
  • Cây nào trái ấy (Mt 7:15-20)
  • Môn đệ chân chính (Mt 7:21-27)
  • Lời kết (Mt 7:28-29)

http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0i_gi%E1%BA%A3ng_tr%C3%AAn_n%C3%BAi

0 Comments:

Post a Comment

<< Home