Đã đến lúc phụ huynh nên dạy con mình “có giáo dục” hơn khi sử dụng các kỹ thuật thông tin hiện đại
Đã đến lúc phụ huynh nên dạy con mình “có giáo dục” hơn khi sử dụng các kỹ thuật thông tin hiện đại
Sep 17, 2006
Photo courtesy: Yahoo Image
Photo courtesy: Yahoo Image
Cali Today News - Không phải vô lý khi có nhà giáo dục đã gọi thế hệ trẻ bây giờ là “generation rude” (thế hệ cộc cằn). Bạn thử quan sát và so sánh thế giới của con mình với thế giới của nình cách đây 20 hay 30 năm về trước, sẽ thấy ngay bây giờ thế giới con mình bị bao vây bởi TV, Web, Net, điện thoại cell phones và instant messaging.
Không phải tất cả mọi đứa trẻ và thanh thiếu niên đều “ cục cằn, thô thiển và thậm chí bần tiện”(rude, crude and even mean) nhưng quả thật đã đến lúc cha mẹ cần phải dạy cho con biết về cái gọi là “tecnomanners” rồi.
Theo các chuyên viên tâm lý, đối với 1 cô gái mới lớn, không có gì xúc phạm và làm đau lòng hơn là bật cell phone thì nhận ngay cái message của bạn trai thật thân nhắn vào là “làm ơn đừng có gọi nữa, được không?”
Hiện nay có tới gần 50% học sinh từ 12 đến 17 tuổi xài cell phone và cứ 10 đứa thì có 9 đứa sử dụng Internet. Thật kỳ lạ, càng bị “dính vào” (the more they are wired) thì chúng càng cộc cằn thô lỗ không còn thanh lịch như xưa nữa!
Có hai chi tiết về thế giới này. Đầu tiên cha mẹ không có mặt bên cạnh con để mắng “con ăn nói như thế hả?” hay “hãy kính trọng phụ nữ một chút chứ!”. Thứ nhì bọn trẻ có cảm giác chúng có thể nói thẳng những gì mà... có cho vàng ròng chúng cũng chẳng dám hé răng khi đí diện với đương sự, vì trước mặt chúng là máy móc vô hồn và khoảng không gian hoàn toàn tự do.
Nhưng giáo dục không bao giờ từ trên trời rơi xuống, nên giáo dục về cyberspace cho con cái là chuyện phải tiến hành, trước khi thói quen này trở thành quá nặng khó chữa được.
Các nhà giáo dục đề ra 5 biện pháp giúp cho các phụ huynh:
1.Yên lặng là vàng:
Dạy con phải tắt cell phone trong nhà hàng, Viện bảo tàng, hòa nhạc, các khu vực thuộc khu vực công cộng nhu thư viện. Nếu cú điện thoại quá quan trọng thì dùng hệ thống rung (vibration) của điện thoại, rồi kín đáo tìm chỗ nào vắng hay không có người nào để nói chuyện. Ngoài ra dạy con không được chụp hình “liên tu bất tận” bằng cái cell phone, có khi lại phải ra tòa thì phiên! Phải xin phép trước mới được chụp hình sau. Theo luật liên bang chụp hình không xin phép bằng cell phone như thế là “video voyeurism” mà hậu quả pháp luật lắm khi rất phiền phức.
2. Cha mẹ hãy làm gương trước hết:
Con cái luôn xem cha mẹ là các role model. Chúng âm thầm bắt chước mà nhiều khi cha mẹ cũng không biết. Các kết quả khảo sát cho hay có đến 1/3 các thanh thiếu niên đã “dám” nói vào instant message những câu mà bình thương chúng không dám nói với người gió mặt đối mặt. Cho nên nếu bạn có nói chuyện qua cell phone mà biết có thể con cái đâu đó, bạn nên coi chừng cách ăn nói của mình.
3. Lễ phép:
Có ai nói quá đúng là “lễ phép là thái độ của vua chúa”. Thường trẻ tự tin có kèm theo lễ độ. Dạy con đừng bao giờ nhắn message trong phone theo kiều “đừng bao giờ gọi cho tôi nữa nghe không” hay “Ê, nhỏ lát nữa gặp lại lúc 5 giờ nghe không?”. Trong thế giới “wired world” quá cục cằn và thô kệch, thái độ lễ phép của con bạn sẽ… nổi bật. Nó cần tỏ thái độ này không những với thầy cô, họ hàng, counselers, mà nó có gửi e-mail mà còn lễ phép và nhún nhường mọi lúc, mọi nơi và với…mọi người nữa.
4. Tuyệt đối không gửi chia buồn bằng e-mail:
Điện thư là cốt để cho tiện lợi khi giao thương trong xã hội, nhưng đụng tới chuyện con tim thì không nói chuyện tiện lợi hay tiện dụng được đâu. Nếu không nó trở nên… ti tiện đấy! Dạy con nên chịu khó gửi thiệp mọi thứ cho mọi loại người vào các dịp chúc sinh nhật, chia buồn, chúc mừng, khích lệ hay lễ nào quan trọng bằng cách viết tay. Mà phải bằng viết mực, không phải viết chì. Đó là ngôn ngữ “đi từ con tim đến con tim, không qua máy điện toán” sẽ có tác dụng lớn lao lâu dài mà người nhận không bấm nút “delete” được. Họ sẽ cất giữ đấy. Có ai mời đám cưới bằng e-mail đâu!
5. Bạn đừng tỏ ra là kiểàu cha mẹ “multi-task”:
Bạn đừng bao giờ trả lời e-mail hay check mấy cái voice messages hay tồn trữ các portfolio mà lại đang tán gẫu với con cái hay xem chúng chơi đá banh trong trường. Sau này nó mà bắt chước bạn thì làm cái gì cũng hỏng bét. Đời sống hiện đại không bao giờ không vội lên, chính chúng ta đang vội lên mà cứ tưởng mình đúng!
Hồng Quang theo FamilyCircle
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=15dd2d3eb94fc147d6c1cbf5f1b50537
Sep 17, 2006
Photo courtesy: Yahoo Image
Photo courtesy: Yahoo Image
Cali Today News - Không phải vô lý khi có nhà giáo dục đã gọi thế hệ trẻ bây giờ là “generation rude” (thế hệ cộc cằn). Bạn thử quan sát và so sánh thế giới của con mình với thế giới của nình cách đây 20 hay 30 năm về trước, sẽ thấy ngay bây giờ thế giới con mình bị bao vây bởi TV, Web, Net, điện thoại cell phones và instant messaging.
Không phải tất cả mọi đứa trẻ và thanh thiếu niên đều “ cục cằn, thô thiển và thậm chí bần tiện”(rude, crude and even mean) nhưng quả thật đã đến lúc cha mẹ cần phải dạy cho con biết về cái gọi là “tecnomanners” rồi.
Theo các chuyên viên tâm lý, đối với 1 cô gái mới lớn, không có gì xúc phạm và làm đau lòng hơn là bật cell phone thì nhận ngay cái message của bạn trai thật thân nhắn vào là “làm ơn đừng có gọi nữa, được không?”
Hiện nay có tới gần 50% học sinh từ 12 đến 17 tuổi xài cell phone và cứ 10 đứa thì có 9 đứa sử dụng Internet. Thật kỳ lạ, càng bị “dính vào” (the more they are wired) thì chúng càng cộc cằn thô lỗ không còn thanh lịch như xưa nữa!
Có hai chi tiết về thế giới này. Đầu tiên cha mẹ không có mặt bên cạnh con để mắng “con ăn nói như thế hả?” hay “hãy kính trọng phụ nữ một chút chứ!”. Thứ nhì bọn trẻ có cảm giác chúng có thể nói thẳng những gì mà... có cho vàng ròng chúng cũng chẳng dám hé răng khi đí diện với đương sự, vì trước mặt chúng là máy móc vô hồn và khoảng không gian hoàn toàn tự do.
Nhưng giáo dục không bao giờ từ trên trời rơi xuống, nên giáo dục về cyberspace cho con cái là chuyện phải tiến hành, trước khi thói quen này trở thành quá nặng khó chữa được.
Các nhà giáo dục đề ra 5 biện pháp giúp cho các phụ huynh:
1.Yên lặng là vàng:
Dạy con phải tắt cell phone trong nhà hàng, Viện bảo tàng, hòa nhạc, các khu vực thuộc khu vực công cộng nhu thư viện. Nếu cú điện thoại quá quan trọng thì dùng hệ thống rung (vibration) của điện thoại, rồi kín đáo tìm chỗ nào vắng hay không có người nào để nói chuyện. Ngoài ra dạy con không được chụp hình “liên tu bất tận” bằng cái cell phone, có khi lại phải ra tòa thì phiên! Phải xin phép trước mới được chụp hình sau. Theo luật liên bang chụp hình không xin phép bằng cell phone như thế là “video voyeurism” mà hậu quả pháp luật lắm khi rất phiền phức.
2. Cha mẹ hãy làm gương trước hết:
Con cái luôn xem cha mẹ là các role model. Chúng âm thầm bắt chước mà nhiều khi cha mẹ cũng không biết. Các kết quả khảo sát cho hay có đến 1/3 các thanh thiếu niên đã “dám” nói vào instant message những câu mà bình thương chúng không dám nói với người gió mặt đối mặt. Cho nên nếu bạn có nói chuyện qua cell phone mà biết có thể con cái đâu đó, bạn nên coi chừng cách ăn nói của mình.
3. Lễ phép:
Có ai nói quá đúng là “lễ phép là thái độ của vua chúa”. Thường trẻ tự tin có kèm theo lễ độ. Dạy con đừng bao giờ nhắn message trong phone theo kiều “đừng bao giờ gọi cho tôi nữa nghe không” hay “Ê, nhỏ lát nữa gặp lại lúc 5 giờ nghe không?”. Trong thế giới “wired world” quá cục cằn và thô kệch, thái độ lễ phép của con bạn sẽ… nổi bật. Nó cần tỏ thái độ này không những với thầy cô, họ hàng, counselers, mà nó có gửi e-mail mà còn lễ phép và nhún nhường mọi lúc, mọi nơi và với…mọi người nữa.
4. Tuyệt đối không gửi chia buồn bằng e-mail:
Điện thư là cốt để cho tiện lợi khi giao thương trong xã hội, nhưng đụng tới chuyện con tim thì không nói chuyện tiện lợi hay tiện dụng được đâu. Nếu không nó trở nên… ti tiện đấy! Dạy con nên chịu khó gửi thiệp mọi thứ cho mọi loại người vào các dịp chúc sinh nhật, chia buồn, chúc mừng, khích lệ hay lễ nào quan trọng bằng cách viết tay. Mà phải bằng viết mực, không phải viết chì. Đó là ngôn ngữ “đi từ con tim đến con tim, không qua máy điện toán” sẽ có tác dụng lớn lao lâu dài mà người nhận không bấm nút “delete” được. Họ sẽ cất giữ đấy. Có ai mời đám cưới bằng e-mail đâu!
5. Bạn đừng tỏ ra là kiểàu cha mẹ “multi-task”:
Bạn đừng bao giờ trả lời e-mail hay check mấy cái voice messages hay tồn trữ các portfolio mà lại đang tán gẫu với con cái hay xem chúng chơi đá banh trong trường. Sau này nó mà bắt chước bạn thì làm cái gì cũng hỏng bét. Đời sống hiện đại không bao giờ không vội lên, chính chúng ta đang vội lên mà cứ tưởng mình đúng!
Hồng Quang theo FamilyCircle
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=15dd2d3eb94fc147d6c1cbf5f1b50537
0 Comments:
Post a Comment
<< Home