WB Sẽ Giúp VN 4 Tỉ Đô Trong 5 Năm
Tin của AFP ghi nhận ngân khoản 80 triệu euro, nằm trong một thỏa thuận ký ngày thứ năm, sẽ giúp xây dựng một đường rầy nhẹ dài 12 kilomet rưỡi ở Hà Nội. Đây là hệ thống chuyên chở công cộng đầu tiên ở thủ đô, với các đường treo cũng như những đường ngầm dưới đất. Theo Cơ quan Phát triển Pháp, tuyến đường sắt này sẽ chở 124 ngàn hành khách mỗi ngày, giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí. Chính phủ Hà Nội hy vọng sẽ khai trương tuyến xe điện này khi thành phố làm lễ kỷ niệm 1 ngàn năm vào năm 2010. Bộ Kinh tế Tài chính Pháp đã hứa dành 200 triệu euro cho dự án hồi tháng 10 năm ngoái. Một khoản tín dụng khác trị giá 32 triệu euro sẽ giúp nâng cấp một tuyến đường sắt giữa Hà Nội và biên giới Trung quốc, dự trù hoàn tất vào năm 2011 hay 2012. Dự án trị giá tổng cộng 160 triệu đôla được sự đồng tài trợ của Ngân hàng Phát triển Á châu, sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch tại miền bắc Việt Nam và là một phần trong tuyến đường sắt khu vực nối liền Singapore và Côn Minh ở nam bộ Trung quốc. Một khoản tín dụng nữa, tổng cộng 11,4 triệu euro sẽ được dùng để tăng cường chống lũ và xây dựng hệ thống tưới tiêu, kênh rạch và cầu cống cho thành phố Hồ Chí Minh. http://www.voanews.com/vietnamese/2007-02-08-voa10.cfmTrò chuyện với bà Hồng Lê Webb, phụ nữ VN đầu tiên có chồng là thượng nghị sĩ Mỹ | |||||
26/01/2007 |
Nghe trực tiếp trên mạng Bấm vào đây để tải xuống
Bấm vào đây để tải xuống
Câu Chuyện Phụ Nữ kỳ này hân hạnh giới thiệu nữ luật sư Hồng Lê Webb, phu nhân của ông Jim Webb, người vừa được bầu vào Thượng viện Mỹ trong cuộc bầu cử tháng 10 năm 2006.
Bà Hồng Lê Webb và chồng là Thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang Virginia, Jim Webb |
VOA: Bà đã gặp ông Webb trong hoàn cảnh nào và đi đến hôn nhân khi nào ?
Tôi gặp nhà tôi năm1994, lúc cả hai chúng tôi quan tâm đến Việt Nam và du lịch, ngay trước khi bình thường hóa bang giao. Chúng tôi kết hôn vào tháng 10 năm 2005.”
VOA: Bà có đóng vai trò nào trong quyết định của ông Webb ra ứng cử thượng viện hay không ?
“Có thể nói là tôi đã khích lệ và ủng hộ cho nhà tôi trong quyết định của ông ấy. Tôi khích lệ nhà tôi vì tôi biết ngay sau biến cố ngày 11 tháng 9, nhà tôi đã tỏ ra hết sức quan ngại về nhiều vấn đề có liên quan đến an ninh của Hoa Kỳ, và nạn khủng bo, và tôi biết là nhà tôi khá bực mình về những chuyện xảy ra trong chính quyền của tổng thống Bush. Sau vụ Katrina thì dường như nhà tôi cảm thấy rằng hoặc ông ấy phải làm một điều gì, nếu không muốn đứng ngoài lề để chứng kiến những sự việc xảy ra. Vì thế mà tôi khích lệ nhà tôi ra ứng cử thượng viện, nhưng một khi nhà tôi đã quyết định ra tranh cử, thì tôi chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà thôi.”
VOA: Bà có nghĩ rằng nhờ bà mà cử tri gốc Việt dồn phiếu cho ông Webb?
Tôi cũng mong thế mặc dù tôi cho rằng nhà tôi đã có rất nhiều công xây dựng một mối quan hệ lâu bền và tốt đẹp với cộng đồng người Việt ở miền bắc Virginia. Ông đã tham gia rất nhiều vào sinh hoạt cộng đồng người Việt ở đây và nhất là với các cựu chiến binh đã tham chiến tại Việt Nam, cả phía Mỹ lẫn phía Việt Nam cộng hòa. Tôi cho rằng nhà tôi đã có rất nhiều công nuôi dưỡng mối quan hệ đó, ngay cả trước khi gặp tôi.”
VOA: Cảm tưởng của bà ra sao khi ông Webb đắc cử, và bà trở thành người phụ nữ gốc Việt đầu tiên trong các vị phu nhân thượng nghị sĩ Mỹ?
“Tôi không hề nghĩ về việc này dưới khía cạnh là người phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng làm thượng nghị sĩ Mỹ. Cả hai chúng tôi đều rất vui sướng, mặc dầu mãi cho đến giờ này, mọi sự vẫn còn như siêu thực khi tôi nhìn thấy nhà tôi ở trụ sở Quốc hội Mỹ trong vai trò mới”
VOA: Bà có cảm nghĩ gì khi dự buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông nhà?
“Đó là một ngày đặc biệt cho cả gia đình tôi. Riêng tôi thì rất xúc động khi đúng trong hành lang Quốc hội, tay bồng cháu nhỏ mới của chúng tôi và chứng kiến nhà tôi tuyên thệ nhậm chức. Tôi chợt nghĩ đến cha mẹ tôi và tự hỏi không biết các người sẽ nghĩ gì khi có mặt ở đây. Thực là một giây phút đáng ghi nhớ trong đời tôi .”
VOA: Việt Nam ta có câu “Một người làm quan cả họ được nhờ.” Bà sẽ phản ứng ra sao nếu cộng đồng người Việt vận động bà về một vấn đề nào đó liên quan đến Việt Nam?
“Tôi không nghĩ rằng mọi người cần phải làm như thế. Như tôi đã nói, nhà tôi có quan hệ rất lâu năm với cộng đồng người Việt ở đây. Bản thân ông đã nổi tiếng trong cộng đồng đó. Theo tôi, mọi người chỉ chú trọng đến chuyện ông kết hôn với tôi trong thời gian tranh cử dưới khía cạnh quan hệ của ông với cộng đồng Việt Nam... Nhà tôi rất thông cảm với nền văn hóa Việt Nam và đã trở thành thân quen với cộng đồng người Việt. Tôi cũng góp một phần nào vào sự hỗ trợ, nhưng tôi nghĩ rằng cộng đồng Việt Nam có thể tin tưởng vào nhà tôi và có thể trực tiếp liên hệ với ông ấy về bất cứ vấn đề nào có liên quan đến cộng đồng.”
VOA: Trong tư cách là một nữ luật sư, bà có quan tâm đến các vấn đề pháp lý có liên hệ đến phụ nữ tại Việt Nam?
“Tôi phải nói là tôi còn đang thích nghi với vai trò mới của tôi. Nhiều tổ chức đã yêu cầu tôi góp phần ủng hộ cho nhiều mục tiêu tranh đấu; tôi còn đang dò dẫm hướng đi cho mình, nhưng tôi sẵn sàng tìm hiểu những vấn đề ảnh hưởng tới cộng đồng Việt Nam nói chung ở đây cũng như tại Việt Nam.”
VOA: Bà đã có dịp nào trở về Việt Nam sau 1975?
“Tôi đã trở về Việt Nam vài lần, và gần đây nhất tôi và nhà tôi đã đi Việt Nam vào cuối năm 2005 đầu 2006. Chúng tôi đi cùng với một người bạn, và đã đi từ Saigon đến Hà Nội và dọc đường ghé một vài nơi ở miền trung mà chúng tôi rất thích đi. Tôi mong còn nhiều dịp sẽ trở lại nữa. Một trong những thay đổi
VOA: Bà nghĩ sao về những thay đổi ở đó?
“Một thay đổi đáng kể nhất mà tôi nhận thấy rõ là mức hiện đại hóa cao độ và các thành phố nhỏ được mở rộng. Điều làm tôi cảm thấy hơi buồn là khi trở lại Vũng Tầu, tôi không nhận ra được những nơi tôi đã từng lớn lên. Tôi hy vọng dù hiện đại hóa cách nào đi nữa, ta cũng nên bảo tồn những di tích lịch sử, để những người đi xa như tôi khi trở về còn nhận ra được những nơi chốn cũ.”
VOA: Bà có điều gì muốn nói riêng với các nữ thính giả đang theo dõi cuộc phỏng vấn này?
“Mọi người thường hỏi cuộc sống của tôi có gì khác biệt so với những người phụ nữ khác. Tôi phải nói rằng tôi là một người rất bình thường. Tôi là một người mẹ, tôi là một luật sư và vất vả ngược xuôi để vừa có một sự nghiệp, vừa là một bà mẹ tốt. Ở xứ này thì điều đó không phải là dễ. Đây là lần đầu tiên tôi phải ứng phó với vấn đề chăm sóc con nhỏ thực sự và tôi thông cảm với phụ nữ ở xứ này, người Việt cũng như người Mỹ vì thực tình rất khó ngay như cả có một trình độ học vấn, mà đáp ứng được mọi yêu cầu cạnh tranh của sinh hoạt hiện đại, nhưng tôi rất biết ơn những cơ hội mà tôi đã giúp tôi có được một nghề nghiệp. Đây không phải là một lời ta thán, mà chỉ là để bầy tỏ sự thông cảm với những vấn đề mà phụ nữ phải đối phó, ở nơi làm việc và trong gia đình ở thời đại này.”
http://www.voanews.com/vietnamese/hong-le-webb.cfmVN Tới Cuba Khai Thác Dầu
Mỹ Mở Hội Chợ Ở VN
Công ty Dầu Khí VN, tức PetroVietnam, cho biết sẽ mở rộng thăm dò dầu hải ngoại với 2 hợp đồng năm nay, một tại Cuba và một tại Nigeria.
Trong khi thương thuyết về khai thác dầu ở Nigeria còn sơ khởi, PetroVietnam nói nhiều phần sẽ hoàn tất thương thuyết với Cuba vào tam cá nguyệt thứ nhì.
“Chúng tôi đã tới Cuba nhiều lần, và quan hệ hai chính phủ VN và Cuba rất là thân,” theo lời ông Trương văn Lê, Giám Đốc Thăm Dò của PetroVietnam, tiết lộ bên lề hội nghị về khai thác dầu tại Singapore.
Trong khi đó, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Văn Phòng Dịch Vụ Hải Ngoại, cho biết sẽ tiếp thị quảng bá thực phẩm Mỹ, kể cả thịt, tại một hội chợ thực phẩm quốc tế tại Việt Nam.
Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho biết cơ quan này sẽ tổ chức hội chợ US Foods Pavillion tại khách sạn Food and Hotel Vietnam mùa thu sắp tới.
Hội chợ năm ngoái có 180 công ty từ 20 nước tham dự, thu hút hơn 7,240 cơ sở ký kết mua hàng.
Hội chợ năm nay là từ ngày 30-10 tới 1-11-2007 tại Sài Gòn.
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=102243WB Sẽ Giúp VN 4 Tỉ Đô Trong 5 Năm
AFP/Getty Images |
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=102187
0 Comments:
Post a Comment
<< Home