Chú Giải Phật Thuyết Ðại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác Kinh
Hội tập: cư sĩ Hạ Liên Cư
Chú giải: cư sĩ Hoàng Niệm Tổ
Ðôi lời bày tỏ
Lời Giới Thiệu của Hòa Thượng Thích Tịnh Không
Chú giải Phật thuyết Ðại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác kinh
(dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Ðồ Thư Quán, Ðài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81(1992))
Bồ tát giới đệ tử Vận Thành Hạ Liên Cư hội tập và kính chia thành chương mục
Chú giải: Kim Cang thừa tam muội da giới đệ tử Hoàng Niệm Tổ
Quyển thứ nhất
Quyển thứ hai
Quyển thứ ba
Quyển thứ tư
Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa dịch xong ngày 02 tháng 07 năm 2002
Cư sĩ Thiện Quang đưa lên mạng (Internet)
Đem kinh xuống: (MS word - Unicode)
Quyển 1 (759 kb) Quyển 2 (869 kb) Quyển 3 (815 kb) Quyển 4 (945 kb)
11. Quốc giới nghiêm tịnh
Chánh kinh: Phật bảo A Nan: ‘Cõi Cực Lạc thế giới công đức vô lượng, trang nghiêm đầy đủ, vĩnh viễn không có các tên gọi các khổ, các nạn, đường ác, ma làm não loạn; cũng không có bốn mùa, nóng, lạnh, mưa, tối tăm sai khác. Lại cũng chẳng có sông, biển lớn nhỏ, gò, đống, hầm, hố, gai góc, cát sỏi, Thiết Vy, Tu Di, các hòn núi đá hay núi đất, chỉ tự nhiên là bảy báu, vàng ròng làm đất; bằng phẳng, rộng rãi bao la chẳng thể hạn lượng, vi diệu, lạ lùng, đẹp đẽ, thanh tịnh trang nghiêm, vượt trỗi hết thảy các thế giới trong mười phương.
Giải: Ðoạn này miêu tả y báo trang nghiêm của cõi Cực Lạc. Y báo trang nghiêm là do nguyện thứ nhất ‘cõi nước không có ác đạo’ và nguyện thứ băm chín ‘trang nghiêm vô tận’ cảm thành.
‘Công đức vô lượng, trang nghiêm đầy đủ’: Sách Vãng Sanh Luận bảo có ba thứ công đức trang nghiêm: một là cõi nước Phật, hai là A Di Ðà Phật, ba là các vị Bồ Tát (mỗi thứ này đều có đủ vô lượng công đức trang nghiêm). Do có đủ cả ba thứ trang nghiêm như thế nên kinh nói: ‘Công đức vô lượng, trang nghiêm đầy đủ’. Luận còn chép: ‘Cõi nước Phật ấy công đức trang nghiêm nên thành tựu sức chẳng thể nghĩ bàn vậy, giống như tánh của báu ma ni Như Ý [có thể dùng làm] pháp tương tự, tương đối vậy’. Ý nói: Mỗi thứ trong Cực Lạc thế giới đều tùy theo cơ nghi của mỗi người trong nước mà hiển hiện; chẳng hạn như nước công đức trong các suối ao có thể ‘vừa ý của mỗi chúng sanh’ khác nào báu Ma Ni (còn gọi là báu Như Ý) có thể tùy thuận ý thích của mỗi người mà hóa hiện các thứ. Sách Luận Chú (tức Vãng Sanh Luận Chú của ngài Ðàm Loan) giảng câu ‘như tánh của báu Ma Ni Như Ý kia’ như sau: ‘Mượn tánh chất của báu Ma Ni Như Ý để hiển thị tánh chẳng thể nghĩ bàn của cõi An Lạc. Lúc chư Phật nhập Niết Bàn liền dùng sức phương tiện khiến thân nát thành xá lợi để tạo phước cho chúng sanh. Khi chúng sanh hết phước, các viên xá lợi ấy biến thành ma ni như ý bảo châu. Những châu này phần nhiều ở trong biển cả, đại long vương dùng để trang hoàng trên đầu. Nếu Chuyển Luân thánh vương ra đời thì do từ bi phương tiện, ông ta sẽ có được viên bảo châu ấy để gây lợi ích lớn lao cho cõi Diêm Phù Ðề. Nếu cần y phục, thức ăn, đèn soi, nhạc cụ, các thứ vật dụng tùy lòng mong muốn thì vua trai giới thanh khiết, đặt châu trên đầu sào cao, phát nguyện rằng: ‘Nếu tôi đúng là Chuyển Luân thánh vương thì nguyện bảo châu này sẽ mưa xuống các vật như thế suốt cả một dặm, hoặc là mười dặm, hoặc là trăm dặm đúng như tâm nguyện của tôi’. Ngay khi ấy, trong không trung lập tức mưa xuống các thứ vật ứng theo lòng mong, thỏa mãn nguyện vọng của hết thảy mọi người trong cả một thiên hạ. Ðấy là tánh lực của bảo châu ấy. Cõi nước An Lạc kia cũng giống như thế: dùng tánh an lạc để thành tựu các thứ’.
Sách Vãng Sanh Luận Chú lại giảng câu ‘tương tự, tương đối’ như sau: ‘Báu đó chỉ có thể thỏa các nguyện cơm, áo v.v…của chúng sanh, chẳng thể ban cho họ cái nguyện vô thượng đạo. Hơn nữa, báu ấy chỉ có thể thỏa nguyện một đời cho chúng sanh, chẳng thể thỏa nguyện chúng sanh trong vô lượng thân. Có vô lượng điều sai biệt đến thế nên bảo là tương tự’. Ý nói: Cõi nước Cực Lạc thành tựu sức chẳng thể nghĩ bàn vượt xa hết thảy, không có cách nào so sánh nổi; ở đây chỉ tạm mượn báu Ma Ni để làm thí dụ, chứ thật sự báu Ma Ni còn kém xa muôn vàn nên mới bảo là ‘tương tự’; chỉ là miễn cưỡng so sánh thôi nên mới bảo là ‘tương đối’. ‘Ðối’ có nghĩa là đem so sánh vậy.
Trong sách Luận Chú, Ðàm Loan đại sư còn giảng câu ‘công đức vô lượng, trang nghiêm đầy đủ’ như sau:‘Từ nghiệp trí huệ thanh tịnh của Bồ Tát phát khởi trang nghiêm Phật sự, nương pháp tánh nhập tướng thanh tịnh. Pháp ấy chẳng điên đảo, chẳng hư ngụy nên gọi là công đức chơn thật’. Ðàm Loan đại sư quả đã phơi bày trọn vẹn tạng bí mật của Như Lai: Bồ Tát nương vào thật tế của pháp tánh để nhập vào trí huệ chơn thật (tức là ‘chơn thật huệ’ nói trong kinh này) nên xa lìa điên đảo, hư ngụy. Ðấy là công đức chơn thật. Công đức chơn thật chính là ‘công đức vô lượng’. Thế giới Cực Lạc trang nghiêm bằng công đức chơn thật như thế nên ‘trang nghiêm đầy đủ’. Do vậy, cõi ấy ‘thành tựu được sức chẳng thể nghĩ bàn’.
Vãng Sanh Luận Chú còn bảo: ‘Chữ “sức chẳng thể nghĩ bàn” chỉ chung mười bảy sức công đức trang nghiêm chẳng thể nghĩ bàn trong cõi Phật ấy… Trong những sức ấy, sức cõi Phật chẳng thể nghĩ bàn lại gồm hai điều:
a. Một là nghiệp lực, nghĩa là do nghiệp lực của đại nguyện thiện căn xuất thế của Bồ Tát Pháp Tạng cảm thành.
b. Hai là do sức khéo trụ trì của đấng Chánh Giác A Di Ðà pháp vương nhiếp thọ’.
Trong mười bảy sức vừa nói, sức thứ nhất là Trang Nghiêm Thanh Tịnh Công Ðức Thành Tựu. Sách Luận Chú viết: ‘Thanh tịnh là tổng tướng. Sở dĩ Phật khởi ra công đức trang nghiêm thanh tịnh này là do ngài thấy tam giới là tướng hư ngụy, là tướng luân chuyển, là tướng vô cùng (ám chỉ sanh tử) như con cuốn chiếu cuộn tròn, như tằm kéo kén tự nhốt mình. Thương ôi chúng sanh điên đảo bất tịnh! Muốn đặt chúng sanh nơi chẳng hư ngụy, nơi chẳng luân chuyển, nơi chẳng có [sanh tử] vô cùng, được hưởng chốn thanh tịnh đại an lạc rốt ráo nên Phật khởi lên công đức thanh tịnh trang nghiêm này’. Ở đây, những điều như kinh dạy: ‘Vĩnh viễn chẳng có danh từ các khổ, các nạn, đường ác, ma não loạn’ cũng chính là do sức công đức thành tựu ấy chiêu cảm vậy.
‘Các khổ’: Khổ có nghĩa là bức bách não loạn. Sự khổ rất nhiều, trong các kinh luận thường nói ba khổ, tám khổ v.v… Ba khổ là:
a. Khổ khổ: Thân này đã là quả của cái khổ, lại còn thêm bị các nỗi khổ bức bách thân tâm nên khổ càng thêm khổ; vì vậy gọi là ‘khổ khổ’.
b. Hoại khổ: Thế gian này nào có niềm vui chơn thật, nào có sự vui lâu dài, ngay lúc niềm vui tan biến đã không ngăn nổi ưu não nên bảo là ‘hoại khổ’.
c. Hành khổ: chẳng khổ, chẳng vui nhưng do niệm niệm lưu chuyển nên bảo là ‘hành’. Rốt cục cũng biến diệt nên bảo là ‘hành khổ’.
Cực Lạc vĩnh viễn chẳng có ba thứ khổ trên đây như sách Sớ Sao bảo: ‘Cõi ấy ly dục thanh tịnh nên không có khổ khổ. Y báo, chánh báo luôn tồn tại bất biến nên không có hoại khổ. Vượt thoát tam giới nên không có hành khổ’.
Tám khổ chính là những nỗi khổ của thế nhân như: sanh, lão, bịnh, tử, yêu thương mà bị chia lìa, thù ghét cứ phải gặp mặt, cầu không được toại ý và năm ấm lừng lẫy:
a. Sanh trong thai ngục (trong thai chật hẹp như trong ngục nên gọi là thai ngục) là ‘sanh khổ’.
b. Già sợ chết chóc là ‘lão khổ’.
c. Bị bịnh đau đớn là ‘bịnh khổ’.
d. Khi chết đau buồn nỗi khổ phân tán (tứ đại nơi thân mình chia lìa, chia ly cùng quyến thuộc hiện đời), đó là ‘tử khổ’.
e. Yêu thương luôn muốn hòa hợp, ghét chia ly, nhưng luôn thường mâu thuẫn, chia cách với người thân, chẳng được ở chung với nhau. Ðấy là ‘ái biệt ly khổ’.
f. Oán ghét thì muốn trốn đi, sợ phải chạm mặt nhau, nhưng luôn đụng phải kẻ oán cừu, căm ghét. Muốn mong xa lánh lại cứ phải chung đụng. Ðấy gọi là ‘oán tắng hội khổ’.
g. Cầu mong thì chỉ muốn đạt được, sợ mất mát, nhưng hết thảy sự vật trong thế gian hễ tâm yêu thích thì chẳng cầu được. Ðấy là ‘cầu bất đắc khổ’.
h. Ngũ ấm xí thạnh khổ (khổ vì năm ấm lẫy lừng) được sách Viên Trung Sao giảng như sau: ‘Ngũ ấm là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ấm có nghĩa là ngăn che, tức là chúng ngăn che chẳng cho chơn tánh phát hiện. Thạnh có nghĩa là to lớn, lừng lẫy. Do các nỗi khổ: sanh, già, bịnh, chết… vừa nói ở trên tụ tập lại nên bảo là ngũ ấm xí thạnh khổ’.
Tám thứ khổ này cùng nung đốt thế nhân, nhưng cõi Cực Lạc vĩnh viễn chẳng có các nỗi khổ đó. Sách Sớ Sao bảo: ‘Cõi kia liên hoa hóa sanh nên không có sanh khổ. Chẳng có nóng lạnh đắp đổi, thân chẳng bị phần đoạn (phần đoạn sanh tử) nên không có bịnh khổ. Thọ mạng vô lượng nên không có tử khổ. Không có cha mẹ, vợ con nên không có ái biệt ly khổ. Các thượng thiện nhân cùng ở chung một nơi nên không có oán tắng hội khổ. Muốn gì liền tự nhiên có ngay nên không có cầu bất đắc khổ. Quán chiếu không tịch nên không có ngũ ấm thạnh khổ’.
Chữ ‘các nạn’ chỉ tám nạn, tức là những điều gây chướng ngại cho việc gặp Phật, nghe pháp. Tám nạn còn gọi là ‘bát vô hạ’, nghĩa là tám điều khiến ta không được nhàn hạ để tu đạo nghiệp. Sách Viên Trung Sao bảo tám nạn là:
‘a. Một là địa ngục nạn: Trong địa ngục đêm dài tăm tối, chịu khổ không ngớt, ngăn lấp việc gặp Phật nghe pháp nên gọi là nạn.
b. Hai là súc sanh nạn: Trong đường súc sanh chịu khổ vô cùng, ngăn lấp việc gặp Phật nghe pháp nên gọi là nạn.
c. Ba là ngạ quỷ nạn: trong đường ngạ quỷ chịu khổ vô lượng, ngăn trở việc gặp Phật nghe pháp nên gọi là nạn.
d. Bốn là Trường Thọ Thiên nạn, nghĩa là sống trong cõi trời ấy thọ đến năm trăm kiếp; đó chính là cõi trời Vô Tưởng thuộc tầng trời Ðệ Tứ Thiền của Sắc Giới. Cõi ấy mang tên Vô Tưởng vì tâm thức chẳng khởi lên, giống như cá nằm trong băng, như sâu nằm trong kén. Ngoại đạo tu hành đa phần sanh lên cõi trời này. Do chướng ngăn gặp Phật nghe pháp nên gọi là nạn.
e. Năm là Bắc Uất Ðan Việt nạn: Uất Ðan Việt là tiếng Phạn, Tàu dịch là Thắng Xứ, nghĩa là cõi ấy cảm báo thù thắng hơn cả ba châu Ðông, Tây, Nam . Người cõi ấy thọ một ngàn năm, không hề chết yểu. Do ham vui nên chẳng nhận lãnh nổi sự giáo hóa. Vì thế, thánh nhân chẳng giáng sanh trong cõi ấy nên chẳng được gặp Phật, nghe pháp; bởi vậy gọi là nạn.
f. Sáu là manh lung ám á nạn, nghĩa là những kẻ ấy sanh tuy sanh chính giữa đất nước nhưng do nghiệp chướng sâu nặng nên mù, điếc, câm ngọng, các căn chẳng đủ, dẫu Phật xuất thế vẫn chẳng thấy nổi Phật. Dù [có người] giảng đại pháp vẫn chẳng nghe nổi nên gọi là nạn.
g. Bảy là thế trí biện thông nạn, nghĩa là người trong thế gian tà trí sắc sảo, miệt mài ham mê tập tành kinh sách ngoại đạo, chẳng tin chánh pháp xuất thế. Vì vậy, gọi là nạn.
h. Tám là sanh Phật tiền Phật hậu nạn, nghĩa là: Khi Phật xuất hiện trong đời làm bậc đại đạo sư khiến cho chúng sanh thoát ly cái khổ sanh tử, hưởng vui Niết Bàn; ai có duyên thì được gặp gỡ, còn những kẻ sanh ra trước hay sau thời Phật xuất thế thì do nghiệp nặng duyên mỏng nên đã chẳng được thấy Phật, lại còn chẳng được nghe pháp. Do vậy, gọi việc sanh ra trước Phật hay sau Phật là nạn’.
Sách nói thêm: ‘Tám điều nạn ấy tuy là cảm lấy quả báo khổ, vui sai khác nhưng đều do chẳng được thấy Phật, chẳng nghe chánh pháp nên gọi chung là nạn’. Thế giới Cực Lạc ‘vĩnh viễn không có các nạn’ như sách Viên Trung Sao nói: ‘Do không có nhân của ba độc, chẳng tạo nghiệp ác nghịch nên chẳng có khổ quả tam đồ, không có chướng nạn tam đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Nghe pháp nhập định, chẳng đọa vào Vô Tưởng nên chẳng có Trường Thọ Thiên nạn. Tuy thọ sự vui tột bậc nhưng thường được hưởng sự giáo hóa nên chẳng có Bắc Câu Lô Châu nạn (tức là Uất Ðan Việt nạn). Sáu căn thanh tịnh, sắc bén, thông tuệ nên không có nạn đui điếc câm ngọng. Chúng sanh sanh về cõi ấy đều nhập Chánh Ðịnh Tụ nên không có nạn thế trí biện thông. Nay đức A Di Ðà Phật hiện đang thuyết pháp đến vô lượng kiếp, Quán Âm sẽ tiếp nối ngài làm Phật, hiệu là Phổ Quang Công Ðức Sơn Vương Phật nên chẳng có nạn sanh trước hay sau Phật’.
‘Ác thú’ (đường ác): Chữ ‘thú’ có nghĩa là chỗ chúng sanh hướng đến. Có nhân ắt có quả, từ nhân hướng đến quả nên gọi là ‘thú’. Luận Câu Xá, quyển 8 chép: ‘Thú nghĩa là đi đến’. Sách Pháp Hoa Văn Cú Ký cũng giảng: ‘Từ một chỗ này đến một chỗ khác nên gọi là thú’. ‘Ác thú’ chính là ‘ác đạo’, tức là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; đó là ba ác đạo. Kinh A Di Ðà dạy: ‘Cõi nước Phật ấy không có ba ác đạo. Này Xá Lợi Phất! Cõi nước Phật ấy còn không có danh từ ác đạo huống là thật có’. Ðây chính là do nguyện thứ nhất ‘nước không có ác đạo’ thành tựu.
‘Ma não loạn’: Ma là cách gọi tắt chữ Phạn ‘Ma La’, dịch nghĩa là Năng Ðoạt Mạng, Chướng Ngại, Nhiễu Loạn, Phá Hoại v.v… Sách Nghĩa Lâm Chương, quyển sáu bảo: ‘Ma nói đủ là Ma La, Tàu dịch là Nhiễu Loạn, Chướng Ngại, Phá Hoại. Do chúng nhiễu loạn thân tâm, chướng ngại thiện pháp, phá hoại sự tốt đẹp bậc nhất nên gọi là Ma La. Tàu gọi tắt là Ma’. Sách Huệ Lâm Âm Nghĩa, quyển 12 cũng giảng: ‘Ma La, Tàu dịch là Lực, tức là tên khác của ma vương Ba Tuần trong cõi Tha Hóa Tự Tại. Loài quỷ thần này có đại thần lực có thể gây chướng nạn cho những người tu pháp xuất thế nên gọi là Ma La’. Sách Trí Ðộ Luận lại bảo có bốn loại ma:
a. Một là phiền não ma: các phiền não như tham, sân, si… não hại thân tâm nên gọi là Ma.
b. Hai là ấm ma, tức ngũ ấm: sắc, thọ… sanh ra các thứ khổ não nên gọi là Ma.
c. Ba là tử ma: cái chết đoạt mất mạng căn của con người nên gọi là Ma.
d. Tha Hóa Tự Tại Thiên Tử ma, ma vương này hay hại sự lành của người khác nên gọi là Ma.
Trong bốn loại này, loại thứ tư mới chính là ma thật sự, còn ba loại ma kia do gây chướng tương tự như ma nên cũng gọi là Ma. ‘Ma làm não loạn’ tức là ma khiến cho thân tâm bị não hại. Hơn nữa, phiền não cũng là ma. Thế giới Cực Lạc vĩnh viễn chẳng có ma làm não loạn là do bởi toàn thể cõi Cực Lạc là một thanh tịnh cú, lại được trang nghiêm bởi ‘trụ chơn thật huệ’, khai thị bởi chơn thật tế nên có thể ban cho ‘cái lợi chơn thật’. Trong cái chơn thật một pháp thanh tịnh ấy còn chẳng có cả danh từ ‘ma não loạn’ huống hồ là thật có như kinh Pháp Hoa đã dạy: ‘Phật bảo: Nếu có kẻ nữ nghe kinh điển này mà tu hành đúng như lời dạy thì kẻ ấy mạng chung liền được vãng sanh An Lạc thế giới, A Di Ðà Phật và đại Bồ Tát chúng vây quanh trụ xứ, sanh trong hoa sen, ngồi trên tòa báu, chẳng còn bị tham dục não loạn, cũng chẳng còn bị nóng giận, ngu si não loạn, cũng chẳng bị kiêu căng, ghen ghét não loạn, đắc thần thông Vô Sanh Pháp Nhẫn của Bồ Tát’. Ðoạn kinh trên đã chỉ rõ thế giới Cực Lạc không có các điều chướng não.
Vả lại, trong uế độ, chúng sanh do niệm Phật còn trừ được ma sự huống hồ là khi đã sanh về cõi kia. Kinh Thập Vãng Sanh chép: ‘Phật nói: Nếu có chúng sanh niệm A Di Ðà Phật nguyện vãng sanh thì đức Phật ấy liền sai hăm lăm vị Bồ Tát ủng hộ hành giả dù đi hay ngồi, dù đứng hay nằm, dẫu ngày hay đêm, trong hết thảy thời, hết thảy chỗ chẳng để cho ác quỷ, ác thần có cơ hội làm hại’. Hơn nữa, tu hành trong cõi này nếu lỡ bị ma khuấy vẫn có thể dùng niệm Phật để đối trị được (xem phần 2 cuốn 9 sách Ma Ha Chỉ Quán). Sách Tịnh Ðộ Tu Chứng Nghi cũng nói: ‘Pháp lý quán của mười thừa có thể khiến cho chín cảnh ma sự phát khởi vì hành giả dùng pháp sanh tử mê ám của ngũ ấm làm quán cảnh vậy. Còn pháp sự quán của Tịnh Ðộ dùng ngay cái quả thanh tịnh công đức của Phật Di Ðà làm cảnh nên vĩnh viễn không có ma sự. Lúc tâm không tà niệm thì thánh cảnh hiện tiền, quang minh chiếu sáng’. Di Ðà quả đức vô lượng thanh tịnh nên trong cõi ngài vĩnh viễn chẳng có ma sự.
‘Cũng không có bốn mùa, nóng lạnh, mưa tối tăm sai khác’: Bốn mùa là Xuân, Hạ, Thu, Ðông. ‘Nóng lạnh’ chỉ tiết trời cực nóng, cực lạnh, ‘mưa tối tăm’ chỉ mưa gió đen nghịt. So với mười bảy thứ công đức trang nghiêm thành tựu của cõi Cực Lạc, câu này thể hiện công đức thứ ba: Trang Nghiêm Tánh Công Ðức Thành Tựu. Sách Luận Chú giảng: ‘Tánh có nghĩa là gốc. Cõi Tịnh Ðộ đó tùy thuận pháp tánh, chẳng trái nghịch gốc pháp. Tánh còn có nghĩa là tất nhiên, chẳng biến đổi như tánh của biển là một vị: các dòng nước chảy vào biển đều trở thành một vị. Tánh của biển chẳng bị biến đổi theo các dòng nước kia vậy’. Nay cõi Cực Lạc, xét về trời, chẳng có bốn mùa v.v… xét về đất, cũng chẳng có các tướng sông, biển, núi, hang, chỉ là một cõi đất mênh mông, bát ngát, phẳng phiu, thuần sắc vàng ròng. Người cõi ấy lại như sách Luận Chú bảo: ‘Những kẻ vãng sanh không ai chẳng được tịnh sắc, không ai chẳng được tịnh tâm, rốt ráo đều đắc thanh tịnh bình đẳng vô vi pháp thân’. Câu này chứa đựng mật ý: tánh bình đẳng như đất, biển pháp một vị. Ðó là tánh trang nghiêm công đức thành tựu vậy.
‘Lại chẳng có sông biển lớn nhỏ, gò đống, hầm hố, gai góc, cát, sỏi, Thiết Vy, Tu Di, các hòn núi đá, núi đất…chỉ tự nhiên là bảy báu, vàng ròng làm đất’: Không có biển, sông, Tu Di… là hiển thị tánh công đức thành tựu. ‘Tu Di’ dịch là núi Diệu Cao, là trung tâm của một tiểu thế giới. Núi ấy do bốn báu hợp thành, nằm giữa đại hải, cao khỏi mặt nước ba trăm ba mươi sáu vạn dặm. Mặt ngoài có chín ngọn núi, tám cái biển. Phía ngoại vi của núi Tu Di gọi là ‘Thiết Vy sơn’. Ngay chính giữa đảnh núi Tu Di là chỗ ở của Ðế Thích, ba mươi hai vị trời khác ở khắp bốn mặt núi. Trời Tứ Thiên Vương ở lưng chừng núi. Bốn đại châu như Nam Thiệm Bộ châu v.v… ở quanh bốn mặt biển (Mặt trời xoay quanh núi Tu Di. Trước đây có người cho rằng núi Tu Di nằm ngay trên địa cầu thì thật là lầm lẫn lớn. Xét ra, ít nhất, Tu Di cũng to bằng mặt trời. Nam Thiệm Bộ Châu chính là địa cầu. Kinh dùng chữ ‘thủy’ (nước) để chỉ những vật thể lưu chuyển, ‘hải’ tức là chỗ tích tụ các vật thể lưu chuyển ấy, chứ nào phải là ‘biển cả’ như thế gian thường hiểu).
Sách Hội Sớ giảng chữ ‘tự nhiên là bảy báu’ như sau: ‘Cõi uế Sa Bà do tạp nghiệp cảm thành nên dùng bùn, đất, sỏi, sạn làm chất đất, còn cõi kia chuyên do tịnh tâm vô lậu biến hiện nên dùng thất bảo làm thể. Cõi ấy do bố thí, trì giới cảm thành, tánh chẳng tạo tác nên gọi là tự nhiên’. Ý chỉ của câu ‘tánh chẳng tạo tác nên gọi là tự nhiên’ của đoạn văn trên thật tương đồng với lời nhận định của Luận Chú: ‘Tánh có nghĩa là tất nhiên’. Tánh đức tự nhiên do chẳng có cách nào tạo tác được, đấy là ý nghĩa chữ ‘tự nhiên’. Có công tu đức nên tánh đức tự hiển hiện một cách tự nhiên như vậy; đấy là ý nghĩa chữ ‘tự nhiên’ trong kinh.
Về chữ ‘bảy báu’, các bản dịch và các kinh, luận nói đôi chút khác biệt. Trong kinh này, chữ ‘bảy báu’ chỉ ‘vàng, bạc, lưu ly, thủy tinh, hổ phách, mỹ ngọc, mã não’ (chữ ‘mỹ ngọc’ lấy từ bản Ðường dịch, chữ ‘thủy tinh’ lấy từ hai bản dịch Hán và Ngô). Kinh A Di Ðà bảo bảy báu là ‘vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não’. Trí Ðộ Luận lại bảo là ‘vàng, bạc, tỳ lưu ly, pha lê, xa cừ, mã não, xích chơn châu’ (loại châu này cực quý, khác hẳn san hô). Kinh Bát Nhã lại gộp cả hổ phách vào trong bảy báu, bản Ngụy dịch cũng kể tên hổ phách. Nói tổng quát là các thứ báu trong cõi Cực Lạc đều vi diệu, đẹp đẽ lạ lùng, vượt xa các báu trong thế gian, chẳng qua là mượn tạm tên gọi các vật báu trong cõi trần này để dễ mô tả đó thôi.
Câu ‘tự nhiên là bảy báu, vàng ròng làm đất’ ý nói: bảy báu như: vàng ròng… tánh đức tự nhiên hợp thành mặt đất. Bản Ngụy dịch chép: ‘[Trong] cõi đức Phật ấy, tự nhiên bảy báu: vàng, bạc, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ, mã não hợp thành đất’. Quán kinh cũng chép: ‘Trên đất lưu ly dùng dây vàng ròng kết lẫn với bảy báu để phân chia thành từng khu vực rành rẽ. Mỗi một thứ báu có năm trăm sắc quang. Quang minh ấy như đóa hoa, lại có quang minh tương tự như tinh tú, mặt trăng treo lơ lửng trên hư không’. Mặt đất cõi nước Cực Lạc chẳng có đất, đá, chỉ thuần trang nghiêm bằng các thứ báu mầu nhiệm tánh đức như Vãng Sanh Luận nói: ‘Ðầy đủ tánh trân bảo, đầy đủ trang nghiêm mầu nhiệm’. Chữ ‘tánh trân bảo’ chỉ những thứ quý báu sẵn có trong tự tánh. Ðấy chính là môn ‘các thứ sự trang nghiêm công đức thành tựu’ được nói trong Vãng Sanh Luận.
‘Bằng phẳng, rộng rãi bao la chẳng thể hạn lượng’: tâm tịnh cõi nước tịnh, tâm bình cõi nước bình. Do tâm địa bình đẳng nên đại địa bằng phẳng. Câu kệ sau đây trong Vãng Sanh Luận: ‘Rốt ráo như hư không, rộng lớn không ngằn mé’ đã diễn tả ý ‘rộng rãi bao la chẳng thể hạn lượng’ nói trong kinh này. Sách Luận Chú giảng: “Như hư không” là ý nói chúng sanh tuy đông, nhưng vẫn như không có, nghĩa là: thập phương chúng sanh vãng sanh, dù đã sanh, hoặc đang sanh, hay sẽ sanh tuy vô lượng vô biên nhưng rốt ráo luôn như hư không. “Rộng lớn không ngằn mé’ là trọn chẳng có lúc kết cuộc’. Ðấy chính là môn Trang Nghiêm Lượng Công Ðức Thành Tựu được nói trong Vãng Sanh Luận: số lượng các thứ trang nghiêm chẳng có chừng hạn vậy.
‘Vi diệu đẹp đẽ, lạ lùng, thanh tịnh trang nghiêm’: ‘Diệu’ là đẹp đẽ một cách thù thắng khó nghĩ tưởng nổi. ‘Vi diệu’ nghĩa là đẹp đẽ nhất trong các thứ diệu, khó nghĩ tưởng nhất trong các thứ khó nghĩ tưởng nổi. ‘Ðẹp đẽ’ (lệ) là tuyệt đẹp, đẹp rực rỡ. ‘Lạ lùng’ (kỳ) là lạ, là chẳng tầm thường, đặc biệt, phi thường. Như vậy, ‘kỳ lệ’ nghĩa là đẹp đẽ, xinh khéo, rực rỡ một cách lạ lùng, đặc biệt, vượt trỗi, độc đáo. Chẳng hạn như, mặt đất cõi Cực Lạc do bảy báu hợp thành, trong mỗi thứ báu lại có năm trăm quang sắc. Quang minh ấy có hình như đóa hoa hoặc như vầng trăng nên bảo là ‘kỳ lệ’.
‘Thanh tịnh trang nghiêm’: ‘Thanh tịnh’ là vĩnh viễn thoát khỏi tạp nhiễm, ‘trang nghiêm’ là đầy đủ vạn đức. Sách Luận Chú nói: ‘Từ nghiệp trí huệ thanh tịnh của Bồ Tát phát khởi để trang nghiêm Phật sự, nương pháp tánh nhập tướng thanh tịnh’. Sách còn nói: ‘Tánh nghĩa là gốc. Cái năng sanh (tức là tánh) đã tịnh, thì cái sở sanh (tức là cõi nước) lại chẳng tịnh hay sao?’. Ðó là do cõi Cực Lạc được trang nghiêm thành tựu bằng bổn tánh thanh tịnh vậy.
Trong phẩm năm “Chí Tâm Tinh Tấn” của bản kinh này, Pháp Tạng tỳ kheo từng nguyện khi thành Phật thì trí huệ, quang minh, cõi nước, danh hiệu của ngài đều vang dội mười phương, ngài còn bảo: ‘Tôi lập nguyện này đều vượt trội vô số các cõi nước Phật’. Do Pháp Tạng Bồ Tát khi tu nhân đã phát nguyện vượt trội vô số các cõi Phật nên đến khi ngài thành Phật, bổn nguyện ấy liền tự được thành tựu như thế. Phẩm mười hai ‘Quang minh chiếu khắp mười phương’ có chép: ‘Vốn do trong đời trước cầu đạo, đã phát nguyện công đức có lớn nhỏ sai khác nên đến khi thành Phật, mỗi người tự đạt được [quả báo sai khác], tự tại thành tựu chẳng thể tính trước nổi’. Vì vậy, cõi nước Cực Lạc trang nghiêm đầy đủ ‘vượt trội hết thảy cõi nước trong mười phương’. (Do Phật Di Ðà lập nguyện được quả báo vượt trội mười phương nên công đức phát nguyện của ngài thù thắng hơn chư Phật khác. Do đó, ngài cảm được quả báo: thân và cõi nước đều thù thắng bậc nhất)
Chánh kinh: A Nan nghe xong, bạch Thế Tôn rằng: ‘Nếu cõi nước ấy không có núi Tu Di thì Tứ Thiên Vương thiên và Ðao Lợi thiên nương vào đâu mà trụ?’
Giải: ‘Ðao Lợi thiên’ dịch là Tam Thập Tam thiên, là tầng trời thứ hai trong sáu tầng trời Dục giới, ở ngay trên đảnh núi Tu Di. Chính giữa có một thiên thành là chỗ ngự của Ðế Thích. Bốn phía, mỗi phía có tám thiên thành, cộng chung thành ba mươi ba nơi nên có tên là Tam Thập Tam thiên. Chư thiên trong cõi trời Ðao Lợi và trời Tứ Thiên Vương đều nương theo núi Tu Di mà trụ nên A Nan nghe đức Phật nói cõi ấy không có núi Tu Di liền hỏi ngay các vị trời ấy sẽ nương vào đâu mà trụ?
Chánh kinh: Phật bảo A Nan: ‘Hết thảy chư thiên trời Dạ Ma, Ðâu Suất, cho đến Sắc, Vô Sắc giới nương vào đâu mà trụ?’ A Nan bạch rằng: ‘Do nghiệp lực chẳng thể nghĩ bàn nên đạt được như vậy’.
Giải: ‘Dạ Ma’ nói đủ là Tu Dạ Ma, là tầng trời thứ ba trong Dục Giới thiên. Tứ Thiên Vương thiên và Ðao Lợi thiên phải nương theo núi Tu Di để trụ nên gọi là Ðịa Cư thiên. Từ trời Dạ Ma trở lên đều ngự trên không trung nên gọi là Không Cư thiên.
Dạ Ma dịch là Thời Phận, Thiện Phận. Phật Ðịa Luận nói: ‘Nói về Dạ Ma thiên thì do cõi trời này tùy thời hưởng lạc nên gọi là Thời Phần’. Ðâu Suất dịch là Thượng Túc, Diệu Túc, Tri Túc, Hỷ Túc v.v… là tầng trời thứ tư trong Dục giới. Do chư thiên đối với những sự vui ngũ dục sanh tâm vui thích nhưng tri túc nên gọi là Hỷ Túc. Nội viện tầng trời ấy là cõi Tịnh Ðộ của Di Lặc đại sĩ, ngoại viện là chốn dục lạc của thiên chúng.
‘Sắc, Vô Sắc giới’: Sắc là chư thiên Sắc giới, chữ ‘Vô Sắc’ chỉ chư thiên trong Vô Sắc giới. Ðó là những cõi trời nằm phía trên các tầng trời Dục Giới, đều trụ trong hư không. Vì thế, Phật mới hỏi A Nan: Nếu vì không có núi Tu Di mà bảo là chư thiên không có chỗ để trụ thì các vị trời từ cõi Dạ Ma trở lên nương vào đâu để trụ? Ngay các vị trời cõi Dạ Ma trong thế giới Sa Bà này còn chẳng cần nương vào núi Tu Di để trụ trong hư không thì chư thiên trong cõi Cực Lạc cần chi núi Tu Di! A Nan đáp rằng: Do bởi có nghiệp lực chẳng thể nghĩ bàn nên chư thiên mới có thể nương hư không mà trụ.
Sách Câu Xá Quang Ký, quyển mười ba giảng chữ ‘nghiệp’ như sau: ‘Tạo tác là nghiệp’; ý nói: do thân, khẩu, ý tạo tác nên gọi là nghiệp. Làm ác là ác nghiệp, làm lành là thiện nghiệp. Thiện nghiệp có công năng sanh ra quả vui, ác nghiệp có tác dụng sanh ra quả ác; do vậy gọi là ‘nghiệp lực’. Sách Hữu Bộ Tỳ Nại Da (Luật tạng của phái Nhất Thiết Hữu Bộ), quyển bốn mươi sáu ghi: ‘Nghiệp lực chẳng thể nghĩ bàn! Dẫu xa xôi cách mấy vẫn lôi kéo được. Khi quả báo đã thành thục thì dẫu trốn tránh vẫn khó thoát được’.
Chánh kinh: Phật bảo A Nan: ‘Ông có biết chăng: nghiệp chẳng thể nghĩ bàn; thân ông quả báo chẳng thể nghĩ bàn, nghiệp báo của chúng sanh cũng chẳng thể nghĩ bàn, thiện căn của chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn; thánh lực của chư Phật, thế giới của chư Phật cũng chẳng thể nghĩ bàn. Do công đức, thiện lực của chúng sanh cõi ấy, do trụ hạnh nghiệp địa và do thần lực của Phật nên mới được như thế đó.
Giải: Theo sách Tiên Chú, chữ‘quả báo’ chỉ những kết quả và báo ứng do những hành vi thiện ác trong quả khứ cảm thành nên gọi là quả báo. Quả và báo vốn cùng một thể. Nếu phân tích tỉ mỉ thì cảnh giới mà nay chúng ta gặp phải đều là kết quả của nghiệp nhân đã tạo trong quá khứ, đấy gọi là ‘quả’; còn hậu quả tương ứng với nghiệp duyên đã tạo thì gọi là ‘báo’. Cái gì có khả năng sanh ra sự vật thì gọi là ‘nhân’, còn những gì hỗ trợ cho nhân kết thành quả thì gọi là ‘duyên’. Ví dụ như hạt giống của lúa gạo hay lúa mạch là nhân; người nông phu cày bừa, mưa, sương thấm tưới là duyên. Thóc, lúa mạch thâu hoạch năm nay chính là từ hạt giống từ năm ngoái; nên nếu so với thóc, lúa mạch năm ngoái thì thóc và lúa mạch năm nay chính là quả. Nếu đem so với sức nông phu, mưa, sương v.v… thì thóc lúa năm nay chính là báo [của những duyên đó].
‘Chẳng thể nghĩ bàn’ là vượt khỏi sự hiểu biết, suy nghĩ, chẳng thể dùng tư duy, ngôn ngữ của chúng sanh để lãnh hội, diễn tả nổi. Trong câu ‘nghiệp báo của chúng sanh’, chữ nghiệp báo chỉ nghiệp nhân và quả báo. Do nghiệp nhân thiện hay ác nên gặp phải quả báo vui hay khổ. Kinh Bảo Tích quyển chín mươi sáu chép: ‘Vua Diêm La thường bảo bọn tội nhân đó: ‘Chẳng có chút tội nào do ta tự thêm vào cả, tội của chính các ngươi nay đến ngày báo ứng, nghiệp báo tự mình chiêu cảm lấy, không ai chịu thay cho được’. Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện cũng chép: ‘Bồ Tát tự nghĩ: ta trong vô thỉ kiếp quá khứ do tham, sân, si, từ thân, miệng ý tạo các nghiệp ác vô lượng vô biên. Nếu những ác nghiệp đó mà có thể tướng thì hết cả cõi hư không cũng chẳng chứa đựng hết nổi’. Do tạo nghiệp vô biên nên báo cũng vô biên. Câu Xá Luận, quyển 9 chép: ‘Ðến ngay cả đức Thế Tôn cũng không cách chi ngăn ngừa vì thế lực của nghiệp mạnh mẽ nhất’; bởi thế, kinh nói ‘nghiệp báo của chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn’.
Kinh Ðại Tập dạy: ‘Hạnh của chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn, cảnh giới của chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn’. Tổ Lâm Tế cũng nói: ‘Ông muốn biết Phật, Tổ ư? Ông chỉ cần nghe pháp ắt sẽ biết’ và ‘Những việc hằng ngày có thiếu chi đâu? Thần quang của sáu đường chưa từng gián đoạn’. Như vậy, cảnh giới cùng việc làm thường nhật của chúng sanh đều là những thứ chẳng thể nghĩ bàn. Câu kinh Pháp Hoa: ‘Dẫu người tâm tán loạn, vào trong tháp miếu, niệm Nam Mô Phật một tiếng còn đều đã thành Phật đạo’ thật đã hiển thị sâu xa rằng thiện căn của chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể dùng suy lường, phân biệt để lãnh hội nổi.
‘Thánh lực của chư Phật, thế giới của chư Phật cũng chẳng thể nghĩ bàn’: Chữ ‘chư Phật’ chỉ khắp cả mười phương Như Lai. Trong chữ ‘thánh lực’, chữ ‘lực’ chỉ lực dụng. Theo sách Phạn Ngữ Danh Nghĩa Ðại Tập và quyển bốn mươi tám sách Tông Kính Lục thì có năm thứ lực: định lực, thông lực, tá thức lực, đại nguyện lực và Phật pháp oai đức lực. Năm thứ lực này chẳng thể nghĩ bàn nên kinh bảo ‘thánh lực chẳng thể nghĩ bàn’. Theo kinh này, trong vô lượng kiếp, Pháp Tạng Bồ Tát trụ vào chơn thật huệ để trang nghiêm cõi Phật, hạnh đức như Phổ Hiền, khai hóa, hiển thị chơn thật tế, muốn cho hết thảy chúng sanh đều hưởng cái lợi chơn thật. Do vô lượng công đức chơn thật của đại nguyện, đại hạnh đó nên thành tựu được thánh lực và cõi nước đều chẳng thể nghĩ bàn. Với mỗi thứ công đức trong mười bảy thứ công đức trang nghiêm thành tựu của cõi nước, Ðàm Loan pháp sư đều bảo là ‘há nghĩ bàn nổi’ như: ‘Quang minh thực hiện Phật sự há nghĩ bàn nổi’, ‘nước trong cõi ấy thực hiện Phật sự há nghĩ bàn nổi’, ‘hình ảnh ấy làm Phật sự há nghĩ bàn nổi’, ‘tiếng ấy làm Phật sự há thể nghĩ bàn nổi’. Ðiều thù thắng nhất là những người vãng sanh ‘chẳng đoạn phiền não lại được hưởng Niết Bàn há nghĩ bàn nổi’. Kinh Kim Cang Ðảnh cũng nói: ‘Chỉ mình cõi Phật ấy dùng trọn kim cang tự tánh thanh tịnh để tạo thành Mật Nghiêm Hoa Tạng’ (trong quyển 2, tôi đã chứng minh Mật Nghiêm Hoa Tạng chính là Cực Lạc thế giới). Cõi nước thắng diệu như vậy chẳng từ vi trần tạo thành nên chẳng phải là vật chất thế gian, chẳng cần đến sức hấp dẫn giữa vạn vật để kết tụ nên cần chi núi Tu Di! Do vì cõi nước ấy do kim cang tự tánh thanh tịnh tạo thành nên kinh bảo ‘thế giới chẳng thể nghĩ bàn’.
Trong câu ‘do thiện lực, công đức của chúng sanh cõi ấy’, chữ ‘cõi ấy’ chỉ thế giới Cực Lạc. Những người vãng sanh phát Bồ Ðề tâm, một dạ chuyên niệm, dùng các thứ chánh hạnh, trợ hạnh, định thiện, tán thiện để cầu sanh Tịnh Ðộ, trì danh hiệu viên mãn vạn đức, nhập biển đại nguyện Nhất Thừa. Công đức thù thắng vô lượng vô biên như thế nên lực dụng thật chẳng thể nghĩ bàn. Lực dụng đạt được do tu tập gọi là ‘thiện lực’. Tịnh Ảnh Sớ viết: ‘Nương vào pháp để tu hành đúng đắn thì gọi là thiện lực’. Công đức và thiện lực của chúng sanh cõi Cực Lạc đều chẳng thể nghĩ bàn.
Sách Hội Sớ giảng chữ ‘trụ hạnh nghiệp địa’ như sau: ‘Hạnh nghiệp địa chính là sự thành tựu đại nguyện, đại hạnh, đại nghiệp của Phật A Di Ðà’. Chúng sanh cõi Cực Lạc do thiện lực của vô lượng công đức nên có thể an trụ trong những thành tựu tạo bởi đại nguyện, đại hạnh, đại nghiệp của A Di Ðà Như Lai; vì thế bảo là ‘trụ hạnh nghiệp địa’. Trong quyển 2, khi giải thích nguyện thứ 47, tôi đã từng dẫn Vãng Sanh Luận Chú để chứng tỏ rằng thấy được thân tướng Phật Di Ðà thì được thân nghiệp bình đẳng, nghe danh hiệu ngài thì được khẩu nghiệp bình đẳng, gặp quang minh của ngài chiếu đến thì hiểu được pháp và được ý nghiệp bình đẳng. Những điều như vậy chính là ‘hạnh nghiệp địa’ của Phật Di Ðà. Do thiện lực công đức của chúng sanh cõi Cực Lạc, do sức an trụ vào hạnh nghiệp địa của Phật Di Ðà, và do oai thần vô thượng của đức Phật ấy nên cõi nước Cực Lạc chẳng cần phải nương vào núi Tu Di mà vẫn có thể an trụ một cách tự nhiên.
Chánh kinh: A Nan bạch rằng: ‘Nghiệp nhân quả báo chẳng thể nghĩ bàn. Ðối với pháp ấy con chẳng nghi hoặc, chỉ là để phá trừ lưới ngờ cho chúng sanh trong đời tương lai nên con mới hỏi như thế’.
Giải: Ðến đây, ngài A Nan mới nói rõ nguyên do thúc đẩy ngài nêu câu hỏi ấy: ngài thấy rõ chúng sanh trong đời tương lai tình chấp sâu nặng ắt sẽ nghi lầm điều đó (tức là nghi cõi Cực Lạc không có núi Tu Di thì sẽ nương vào đâu để an trụ) nên mới thay họ thưa hỏi. Trong cõi thế gian này, chúng sanh điên đảo chất chồng, chỉ khăng khăng chấp vào những hiện tượng và quy luật của thế giới này, dùng cái thấy biết hẹp hòi để suy xét cảnh giới của Phật. Thậm chí chấp vào cái thấy biết thiếu sót của mình rồi nghi ngờ lời Phật; nghe nói cõi Cực Lạc không có núi Tu Di liền nghi chư thiên cõi ấy biết nương vào đâu mà trụ? Ðể phá nỗi nghi ấy, Phật liền hỏi ngược lại: Vậy thì các tầng trời như trời Dạ Ma v.v… trong cõi này lại nương vào đâu mà trụ? Chẳng lẽ cứ căn cứ theo sự tướng của trời Ðao Lợi để rồi ngờ vực cõi Cực Lạc hay sao? Ngài A Nan đại quyền thị hiện vì chúng sanh mà thưa hỏi. Bởi thế, ngài chẳng nói ‘trụ vào không trung’ mà lại nói ‘chẳng thể nghĩ bàn’ để khơi gợi Thế Tôn dạy ra điều thù thắng, nêu lên yếu chỉ của toàn bộ kinh này: toàn bộ bản kinh này đều là ‘chẳng thể nghĩ bàn’ cả.
Ðiều chấp trước vừa được nói trên không những chỉ là chưa hiểu thấu Phật pháp mà còn mâu thuẫn với cả khoa học hiện đại. Do thế giới chúng ta đang sống là không gian ba chiều (tam duy không gian: 3-dimension space). Do vọng niệm chẳng ngừng nên những suy nghĩ, phân biệt của người đời chẳng thể vượt khỏi tánh chất hạn cuộc của thế giới này. Lẽ nào ta lại có thể dùng những quy luật của không gian ba chiều để suy lường không gian nhiều chiều trong thực tế một cách sai lạc hay sao? Hiện tại, lý thuyết không gian nhiều chiều (đa duy không gian: multi-dimension space) đã được giới khoa học thừa nhận. Số chiều trong cõi Thường Tịch Quang của Phật ắt cũng phải là vô lượng.
Thật ra, chúng sanh cõi Cực Lạc vượt xa cảnh giới trời, người nhưng vì thuận theo các phương khác nên mới gọi là trời, người. Nói trời Ðao Lợi, trời Tứ Thiên Vương v.v… cũng chỉ là thuận theo cách nói thông thường của những phương khác. Kinh bảo thánh chúng cõi ấy ‘có người ở trên mặt đất nghe nhận kinh điển’, có người ‘ở trên hư không giảng tụng, nghe nhận’. Thánh chúng cõi ấy lại còn ‘cung điện tùy thuộc vào thân’ cho nên cung điện trong cõi ấy hoặc là ở trên mặt đất hoặc ở trên hư không. Vì vậy, những tầng trời như Dạ Ma (không cư), Ðao Lợi (địa cư)… chỉ là thí dụ. Phẩm Siêu Thế Hy Hữu của kinh này cũng bảo: ‘Chỉ do thuận theo lề thói phương khác nên có danh từ trời, người’. Như vậy, trời, người và các tầng trời chỉ là cách nói thuận theo thế tục.
(1) Ý nói: lời cốt yếu nhất trong những lời cốt yếu, hồng tâm của hồng tâm chính là điểm chính giữa của cái gọi là hồng tâm trong tấm bia để bắn tên.
(2) Tâm sở: tác dụng của tâm, thường gồm 46 vị như: thọ, tưởng, tư, xúc…
(3) Ngôn thuyên: dùng ngôn ngữ văn tự để diễn đạt nghĩa lý.
(4) Tứ cú là bốn câu có, không, cũng có cũng không, chẳng phải có chẳng phải không.
(5) Phúng: đọc tụng với giọng ngân nga. Xưa thường phân biệt phúng là đọc dựa theo văn bản, còn tụng là đọc thuộc lòng.
(6) Tất đàn: nói đủ là tứ tất đàn (siddhānta), tức là bốn phương diện Phật dùng để hóa độ chúng sanh, gồm: thế giới tất đàn (tùy thuận pháp thế gian mà nói nghĩa nhân duyên hòa hợp để thuyết minh chơn lý duyên khởi); nhân tất đàn (tùy theo căn cơ và năng lực của từng chúng sanh mà nói pháp xuất thế khiến họ sanh khởi thiện căn); đối trị tất đàn (tùy bệnh cho pháp dược để đối trị phiền não); đệ nhất nghĩa tất đàn (trực tiếp dùng Ðệ Nhất Nghĩa để sáng tỏ lý Thật Tướng của các pháp). Trong đoạn này là bốn lợi ích tất đàn của pháp tu Tịnh Ðộ.
(7) Hiếp sĩ: Hiếp là cái hông, vì hai vị này thường theo hầu sát hai bên Phật nên gọi là hiếp sĩ.
(*) Thọ giả: cá thể có sanh mạng, thông thường người ta cho rằng thọ giả là linh hồn hoặc chủ thể của nhân cách; nhưng trong Phật giáo không chấp nhận quan điểm này. Ngài Cát Tạng viết trong Kim Cang Bát Nhã Sớ quyển 3 rằng: ‘Ngoại đạo chấp có thần ngã, chết đây sanh kia, trải qua sáu đường, nên gọi là thọ giả’. Trong Kim Cang Bát Nhã Kinh Tán Thuật, quyển thượng, ngài Khuy Cơ giảng: ‘Mạng căn đoạn diệt ở quá khứ, đời sau sanh trong sáu đường, gọi là thọ giả tướng’. Kinh Ðại Phẩm Bát Nhã quyển 2 cho rằng thọ giả là 1 trong 16 tên khác nhau của Ngã.
THE LARGER SUKHAVATIVYUHA SUTRA
or
The Sutra on the
Buddha of Eternal Life
Translated from the Sanskrit by F. Max Mueller
edited by Richard St. Clair
This electronic version may be copied and distributed free and without permission provided that it is not altered in any way.
THE LARGER SUKHAVATI-VYUHA.
DESCRIPTION OF SUKHAVATI, THE LAND OF BLISS.
Om.
Adoration to the Three Treasures!
Om.
Adoration to all the glorious Buddhas and Bodhisattvas!
Adoration to all Buddhas, Bodhisattvas, Aryas, Sravakas, and Pratyekabuddhas, past, present, and to come, who dwell in the unlimited and endless world systems of the ten quarters!
Adoration to Amitabha!
Adoration to him whose soul is endowed with incomprehensible virtues!
Adoration to Amitabha, to the Jina, to thee, O Sage!
I go to Sukhavati through thy compassion also;
To Sukhavati, with its groves, resplendent with gold,
The delightful, adorned with the sons of Sugata,--
I go to it, which is full of many jewels and treasures;
And the refuge of thee, the famous and wise.
# 1. Thus it was heard by me. At one time the Bhagavat dwelt in Rajagriha, on the mountain Gridhrakuta, with a large assembly of Bhikkhus, with thirty-two thousands of Bhikkhus, all arhats, free from frailties and cares, who had performed their religious duties, whose thoughts had been thoroughly freed through perfect knowledge, with inquiring thoughts, who had broken the fetters of existence, who had obtained their desires, who had conquered, who had achieved the highest self restraint, whose thoughts and whose knowledge were unfettered, great heroes, possessed of the six kinds of knowledge, self-controlled, meditating on the eight kinds of salvation, possessed of the powers, wise in wisdom, elders, great disciples, that is, Ajnatakaundinya, Asvajit, Vashpa, Mahanaman, Bhadrajit, Yasodeva, Vimala, Subahu, Purna Maitrayaniputra, Uruvilva-kasyapa, Nadi-kasyapa, Gaya-kasyapa, Kumara-kasyapa, Maha-kasyapa, Shariputra, Mahamaudgalyayana, Mahakaushthilya, Mahakaphila, Mahakunda, Aniruddha, Nandika, Kampila, Subhuti, Revata, Khadiravanika, Vakula, Svagata, Amogharaja, Parayanika, Patka, Kullapatka, Nanda, Rahula, and the blessed Ananda--with these and with other elders, and great disciples, who were wise in wisdom, with the exception of one person who had still to be advanced on the path of the disciples, that is, the blessed Ananda--and with many noble-minded Bodhisattvas, led by Maitreya.
#2. Then the blessed Ananda, having risen from his seat, having put his cloak on one shoulder, and knelt on the earth with his right knee, making obeisance with folded hands in the direction of the Bhagavat, spoke thus to the Bhagavat: 'Thy organs of sense, O Bhagavat, are serene, the color of thy skin is clear, the color of thy face bright and yellowish. As an autumn cloud is pale, clear, bright and yellowish, thus the organs of sense of the Bhagavat are serene, the color of his face is clear, the color of his skin bright and yellowish. And as, O Bhagavat, a piece of gold coming from the Jambu river, having been thrown into a furnace by a clever smith or by his apprentice, and well fashioned, when thrown on a pale cloth, looks extremely clear, bright and yellowish, thus the organs of sense of the Bhagavat are serene, the color of his face is clear, and the color of his skin bright and yellowish. Moreover, I do not know, O Bhagavat, that I have ever seen the organs of sense of the Tathagata so serene, the color of his face so clear and the color of his skin so bright and yellowish before now. This thought occurs to me, O Bhagavat: probably, the Tathagata dwells to-day in the state of a Buddha, probably the Tathagata dwells to-day in the state of a Jina, in the state of omniscience, in the state of a Mahanaga; and he contemplates the holy and fully enlightened Tathagatas of the past, future, and present.'
After these words, the Bhagavat thus spoke to the blessed Ananda: 'Well said! well said! Ananda. Did the gods suggest this matter to you? or the blessed Buddhas? Or do you know this through the philosophical knowledge which you possess?'
After these words the blessed Ananda spoke thus to the Bhagavat: 'The gods, O Bhagavat, do not suggest this matter to me, nor the blessed Buddhas, but this thought occurs to me by my own philosophy alone, that is, that probably the Tathagata dwells to-day in the state of a Buddha, probably the Tathagata dwells to-day in the state of a Jina, in the state of omniscience, in the state of a Mahanaga; or he contemplates the venerable Buddhas of the past, future, and present.'
After these words the Bhagavat spoke thus to the blessed Ananda: 'Well said! well said! Ananda; excellent indeed is your question, good your philosophy, and beautiful your understanding! You, O Ananda, have arrived for the benefit and happiness of many people, out of compassion for the world, for the sake of the great body of men, for the benefit and happiness of gods and men, as you think it right to ask the Tathagata this matter: Thus, indeed, Ananda, might pile up intellectual knowledge under immeasurable and innumerable blessed, holy, and fully enlightened Tathagatas, and yet the knowledge of the Tathagata would not be exceeded thereby. And why? Because, O Ananda, one who possesses the knowledge of a Tathagata possesses an intellectual knowledge of causes that cannot be exceeded.
'If the Tathagata wished O Ananda, he could live for a whole kalpa on one alms-gift, or for a hundred kalpas, or for a thousand kalpas, or for a hundred thousand kalpas, to a hundred thousand nayutas of kotis of kalpas, nay, he could live beyond, and yet the organs of nature of the Tathagata would not perish, the color of his face would not be altered, nor would the color of his skin be injured. And why? Because, O Ananda, the Tathagata has so fully obtained the perfections which arise from Samadhi.
'The appearance of fully enlightened Buddhas is very difficult to be obtained in this world, O Ananda. As the appearance of Audumbara-flowers is very difficult to be obtained in this world; thus, O Ananda, the appearance of Tathagatas who desire welfare, wish for what is beneficial, are compassionate, and have arrived at the highest compassion, is very difficult to be obtained. But, O Ananda, it is owing to the grace of the Tathagata himself that you think that the Tathagata should be asked this question, so that there may arise in this world beings who can be teachers of all the world, for the sake of noble-minded Bodhisattvas. Therefore, O Ananda, listen, and take it well and rightly to heart! I shall tell you.'
'Yes, O Bhagavat,' so did the blessed Ananda answer the Bhagavat.
# 3. The Bhagavat then spoke to Ananda: 'At the time, O Ananda, which was long ago in the past, in an innumerable and more than innumerable, enormous, immeasurable, and incomprehensible kalpa before now--at that time, and at that moment, there arose in the world a holy and fully enlightened Tathagata called Dipankara. Following after Dipankara, O Ananda, there was a Tathagata Pratapavat, and after him, Prabhakara, Kandanagandha, Sumerukalpa, Kandana, Vimalanana, Anupalipta, Vimalaprabha, Nagabhibhu, Suryodana, Giririjaghosha, Merukuta, Suvarnaprabha, Gyotishprabha, Vaiduryanirbhasa, Brahmaghosha, Kandabhibho, 19. Turyaghosha, Muktakusumapratimanditaprabha, Srikuta, Sagaravarabuddhivikriditabhijna, Varaprabha, Mahagandhajanirbhasa, Vyapagatakhilamalapratighosha, Surakuta, Rananjaha, Mahagunadharabuddhipraptibhijna, Chandrasuryajihmikarana, Uttaptavaiduryanirbhasa, Chittadharabuddhisankusumitabhyudgata, Pushpavativanarajasankusumitabhijna, Pushpakara, Udakakandra, Avidyandhakaravidhvamsanakara, Lokendra, Muktakkhatrapravatasadrisa, Tishya, Dharmamativinanditaraja, Simhasigarakutavinanditaraja, Sagaramerukandra, Brahmasvaranadabhinandita, Kusumasambhava, Praptasena, Kandrabhanu, Merukuta, Chandraprabha, Vimalanetra, Girirajaghoshesvara, Kusumaprabha, Kusumavrishtyabhiprakirna, Ratnakandra, Padmabimbyupasobhita, Chandanagandha, Ratnabhibhasa, Nimi, Mahivyuha, Vyapagatakhiladosha, Brahmaghosha, Saptaratnabhivrishta, Mahijunadhara, Mahatamalapatrakandanakardama, Kusumabhijna, Ajnavidhvamsana, Kesarin, Muktakkhatra, Suvarnagarbha, Vaiduryagarbha, Mahaketu, Dharmaketu, Ratnaketu, Ratnasri, Lokendra, Narendra, Karunika, Lokasundara, Brahmaketu, Dharmamati, Simha, and Simhamati.
'After Simhamati, a holy and fully enlightened Tathagata arose in the world, Lokesvararaja by name, perfect in knowledge and conduct, a Sugata, knowing the world, without a superior, charioteer of men whose passions have to be tamed, teacher of gods and men, a Buddha, a Bhagavat. And again during the time of the preaching of this holy and fully enlightened Tathagata Lokesvararaja, O Ananda, there was a Bhikkhu, Dharmakara by name, richly endowed with memory, with understanding, prudence, and wisdom, richly endowed with vigor, and of noble character.
# 4. 'Then, O Ananda, that Bhikkhu Dharmakara, having risen from his seat, having put his cloak on one shoulder, and knelt on the earth with his right knee, stretching forth his folded hands to where the Bhagavat Tathagata Lokesvararaja was, and, after worshipping the Bhagavat, he, at that very time, praised him in his presence with these Gathas:
"O thou of immeasurable light, whose knowledge is endless and incomparable; not any other light can shine here where thou art! The rays of the moon of Siva and of the jewel of the sun, were not bright here in the whole world, (1)
"The form also is infinite in the best of beings; thus also the voice of Buddha is of infinite sound; his virtue likewise, with meditation, knowledge, strength; like unto thee there is no one in this world. (2)
"The Dharma is deep, wide, and subtle; the best of Buddhas is incomprehensible, like the ocean; therefore there is no further exaltation of the teacher; having left all faults, he is gone to the other shore. (3)
"Then the best of Buddhas, of endless light, lights up all regions, he the king of kings; and I, having become Buddha, and a master of the Dharma, may I deliver mankind from old age and death! (4)
"And I, on the strength of generosity, equanimity, virtue, forbearance, power, meditation and absorption, undertake here the first and best duties, and shall become a Buddha, the savior of all beings. (5)
"And I, seeking for the knowledge of the best of the Blessed Ones, shall always worship many hundred thousands of kotis of Buddhas, endless like the sand of the Ganges, the incomparable lords. (6)
"Whatever worlds there are, similar in number to the sand of the Ganges, and the endless countries which exist besides, there everywhere I shall send out light, because I have attained such power. (7)
"My land is to be noble, the first and the best; the Bodhi-tree excellent in this world. There is incomparable happiness arising from Nirvana, and this also I shall explain as vain. (8)
"Beings come hither from the ten quarters; having arrived there they quickly show my happiness. May Buddha there teach me the truth, I form a desire full of true strength and vigor. (9)
"I, knowing the worlds of the ten quarters, possessed of absolute knowledge--they also always proclaim my thought! May I, gone to Avichi hell, always abide there, but I shall never cease to practise the power of prayer! " (10)
# 5. 'Then, O Ananda, that Bhikkhu Dharmakara, having praised the Bhagavat, the Tathagata Lokesvararaja, in his presence, with those Gathas, spoke thus: "O Bhagavat, I wish to know the highest perfect knowledge. Again and again I raise and incline my thoughts towards the highest perfect knowledge. May therefore the Bhagavat, as a teacher, thus teach me the Dharma, that I may quickly know the highest perfect knowledge. May I become in the world a Tathagata, equal to the unequalled. And may the Bhagavat proclaim those signs by which I may comprehend the perfection of all good qualities of a Buddha country."
'After this, O Ananda, the Bhagavat Lokesvararaja, the Tathagata, thus spoke to that Bhikkhu: "Do you by yourself, O Bhikkhu, know the perfection of all excellences and good qualities of a Buddha country ?
' He said: "O Bhagavat, I could not do this, but the Bhagavat alone. Explain the perfection of the excellences and all the good qualities of Buddha countries of the other Tathagatas, after hearing which we may fulfil every one of their signs."
'Then, O Ananda, the Tathagata Lokesvararaja, holy and fully enlightened, knowing the good disposition of that Bhikkhu, taught for a full koti of years the perfection of all the excellences and good qualities of Buddha countries belonging to eighty-one hundred thousand nayutas of kotis of Buddhas, together with the signs, indication, and description, desiring welfare, wishing for benefits, compassionate, full of compassion, so that there might never be an end of Buddha countries, having conceived great pity for all beings. The measure of life of that Tathagata was full forty kalpas.
# 6. 'Then, O Ananda, that Bhikkhu Dharmakara, taking the perfections of all the excellences and good qualities of those Buddha countries, of those eighty-one hundred thousand nayutas of kotis of Buddhas, and concentrating them all on one Buddha country, worshipped with his head the feet of the Bhagavat Lokesvararaja, the Tathagata, turned respectfully round him to the right, and walked away from the presence of this Bhagavat. And afterwards, for the space of five kalpas, he thus concentrated the perfection of all the excellences and good qualities of the Buddha countries, such as had never been known before in the ten quarters of the whole world, more excellent, and more perfect than any, and composed the most excellent prayer.
# 7. 'Thus, O Ananda, that Bhikkhu concentrated in his mind a perfection of a Buddha country eighty-one times more immeasurable, noble, and excellent than the perfection of the eighty-one hundred thousand nayutas of kotis of Buddha countries that had been told him by the Bhagavat Lokesvararaja, the Tathagata. And then, proceeding to where the Tathagata was, he worshipped the feet of the Bhagavat with his head, and said: "O Bhagavat, the perfection of all the excellences and good qualities of the Buddha countries has been concentrated by me."
'After this, O Ananda, the Tathagata Lokesvararaja thus spoke to the Bhikkhu: "Preach then, O Bhikkhu; the Tathagata allows it. Now is the proper time, O Bhikshu. Delight the assembly, produce joy, let the lion's voice be heard, so that now and hereafter, noble-minded Bodhisattvas, hearing it, may comprehend the different subjects of the prayers for the perfection of the good qualities of a Buddha country."
'Then, O Ananda, that Bhikkhu Dharmakara thus spoke at that time to the Bhagavat: "May the Bhagavat thus listen to me, to what my own prayers are, and how, after I shall have obtained the highest perfect knowledge, my own Buddha country will then be endowed with all inconceivable excellences and good qualities.
# 8. 1. "O Bhagavat, if in that Buddha country of mine there should be either hell, animals, the realm of departed spirits, or the body of fighting spirits, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
2. "O Bhagavat, if in that Buddha country of mine the beings who are born there should die and fall into hell, the animal realm, the realm of departed spirits, or into the body of fighting spirits, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
3. "O Bhagavat, if in that Buddha country of mine the beings who are born there should not all be of one color, that is, a golden color, then may I not obtain the hignest perfect knowledge.
4. "O Bhagavat, If in that Buddha country of mine there should be perceived any difference between gods and men, except when people count and tell, saying: 'These are gods and men, but only in ordinary and imperfect parlance,' then may I not obtain the highest perfect knowledge.
5. "O Bhagavat, if in that Buddha country of mine the beings who are born there should not be possessed of the highest perfections of miraculous power and self-control, so that they could at least in the shortest moment of one thought step over a hundred thousand nayutas of kotis of Buddha countries, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
6. "O Bhagavat, if in that Buddha country of mine the beings who are born there should not all be possessed of the recollection of their former births, so as at least to remember a hundred thousand nayutas of kotis of kalpas, then may I not the highest perfect knowledge.
7. "O Bhagavat, if in that Buddha country of mine the beings who are born there should not all acquire the divine eye, so as at least to be able to see a hundred thousand nayutas of kotis of worlds, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
8. "O Bhagavat, if in that Buddha country of mine the beings who are born there should not all acquire the divine ear, so as at least to be able to hear at the same time the good Dharma from a hundred thousand nayutas of kotis of Buddha countries, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
9. "O Bhagavat, if in that Buddha country of mine the beings who are born there should not all be skilled in the knowledge of the thoughts of other people, so as at least to be able to know the deeds and thoughts of beings belonging to a hundred thousand nayutas of kotis of Buddha countries, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
10. "O Bhagavat, if in that Buddha country of mine the beings who are born there should form any idea of property, even with regard to their own body, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
11. "O Bhagavat, if in that Buddha country of mine the beings who are born there should not all be firmly established, that is, in absolute truth, till they have reached Mahaparinirvana, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
12. "O Bhagavat, if any being should be able to count the pupils belonging to me after I have obtained the highest perfect knowledge in that Buddha country of mine, even if all beings who are contained in those three millions of spheres of worlds, after having become Pratyekabuddhas, should be counting for a hundred thousand nayutas of kotis of kalpas, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
13. "O Bhagavat, if, after I have obtained the highest perfect knowledge, my light should be liable to be measured in this Buddha country of mine, even by the measure of a hundred thousand nayutas of kotis of Buddha countries, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
14 "O Bhagavat, if the measure of the life of the beings in that Buddha country of mine, after I have obtained the highest perfect knowledge, should be liable to be measured, excepting always by their own power of prayer, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
15. "O Bhagavat, if the measure of my life after I have obtained Bodhi should be limited, even by numbering a hundred thousand nayutas of kotis of kalpas, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
16. "O Bhagavat, if, for the beings in this Buddha country of mine, after I have obtained Bodhi, even the name of sin should exist, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
17. "O Bhagavat, if immeasurable and innumerable blessed Buddhas in immeasurable Buddha countries do not glorify my name, after I have obtained Bodhi; if they do not preach my fame and proclaim my praise, and utter it together, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
18. "O Bhagavat, if those beings who have directed their thought towards the highest perfect knowledge in other worlds, and who, after having heard my name, when I have obtained Bodhi , have meditated on me with serene thoughts; if at the moment of their death, after having approached them, surrounded by an assembly of Bhikkhus, I should not stand before them, worshipped by them, that is, so that their thoughts should not be troubled, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
19. "O Bhagavat, if those beings who in immeasurable and innumerable Buddha countries, after they have heard my name, when I shall have obtained Bodhi, should direct their thought to be born in that Buddha country of mine, and should for that purpose bring their stock of merit to maturity, if these should not be born in that Buddha country, even those who have only ten times repeated the thought of that Buddha country, barring always those beings who have committed the five deadly sins, and who have caused an obstruction and abuse of the good Law, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
20. "O Bhagavat, if those beings who have been born in that Buddha country of mine, after I have obtained Bodhi, should not all be bound to one birth only, before reaching the highest perfect knowledge, barring always the special prayers of those very noble-minded Bodhisattvas who have put on the whole armor (of the Dharma), who understand the welfare of all beings, who are devoted, to all beings, who work for the attainment of Nirvana of all beings, who wish to perform the duty of a Bodhisattva in all worlds, who wish to serve all Buddhas, and to bring beings, in number like grains of sand of the river Ganges, to the highest perfect knowledge, and who besides are turned towards the higher practice and perfect in the practice of Samantabhadra's discipline, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
21. "O Bhagavat, if the Bodhisattvas who are born in that Buddha country of mine, after I have obtained Bodhi, should not all be able, after having gone to other Buddha countries, after their one morning-meal, to worship many hundreds of Buddhas, many thousands of Buddhas, many hundred thousands of Buddhas, many kotis of Buddhas, and so forth, till up to many hundred thousand nayutas of kotis of Buddhas, with objects which give every kind of pleasure, and this through the grace of the Buddha, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
22. "O Bhagavat, if those Bodhisattvas in that Buddha country of mine, after I have obtained Bodhi, should wish their stock of merit to grow in the following shapes, that is, either in gold, in silver, in jewels, in pearls, in beryls, in shells, in stones, in corals, in crystal, in amber, in red pearls, in diamond, and so forth, or in any one of the other jewels; or in all kinds of perfumes, in flowers, in garlands, anointment, in incense-powder, in cloaks, in umbrellas, in flags, in banners, or in lamps; or in all kinds of dancing, singing, and music; and if such gifts should not appear for them, from being produced as soon as thought of, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
23. "O Bhagavat, if those beings who are born in that Buddha country of mine, after I have obtained Bodhi, should not all recite the story of the Dharma which is accompanied by omniscience, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
24. "O Bhagavat, if the Bodhisattvas in that Buddha country of mine, after I have obtained Bodhi, should think thus: May we, remaining in this world, honor revere, esteem, and worship the blessed Buddhas in immeasurable and innumerable Buddha countries, that is, with cloaks, alms-bowls, beds, stools, refreshments, medicines, utensils, with flowers, incense, lamps, perfumes, garlands, ointment, powder, cloaks, umbrellas, flags, banners, with different kinds of dancing singing, and music, and with showers of jewels, and if the blessed Buddhas should not accept them, when they are produced as soon as thought of, that is, from compassion, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
25. "O Bhagavat, if the Bodhisattvas who are born in that Buddha country of mine, after I have obtained Bodhi, should not all be in possession of strength of body as strong as the diamond of Narayana, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
26. "O Bhagavat, if any being in that Buddha country of mine, after I have obtained Bodhi, should learn the limit of the beauty of its ornament, even if he be possessed of the divine eye, and should know its various beauty, saying: 'That Buddha country possesses so much beauty and so much magnificence,' then may I not obtain the highest perfect knowledge.
27. "O Bhagavat, if in that Buddha country of mine, after I have obtained Bodhi, a Bodhisattva possessed even of a very small stock of merit, should not perceive the Bodhi-tree of noble beauty, at least a hundred yojanas in height, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
28. "O Bhagavat, if in that Buddha country of mine, after I have obtained Bodhi, either teaching or learning should have to be made by any being, and they should not all be in possession of the perfect knowledge, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
29. "O Bhagavat, if that Buddha country of mine, after I have obtained Bodhi, should not be so brilliant, that in it could be seen on all sides immeasurable, innumerable, inconceivable, incomparable, immense Buddha countries, as a round face is seen in a highly burnished round mirror, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
30. "O Bhagavat, if in that Buddha country of mine, after I have obtained Bodhi, there should not be a hundred thousand of vases full of different sweet perfumes, made of all kinds of jewels, always smoking with incense, fit for the worship of Bodhisattvas and Tathagatas, rising into the sky beyond gods, men, and all things, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
31. "O Bhagavat, if in that Buddha country of mine, after I have obtained Bodhi, there should not be showers of sweet jewel-flowers, always pouring down, and if there should not be sweet-sounding music-clouds, always playing, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
32. "O Bhagavat, if the beings belonging to me, after I have obtained Bodhi, who are visible by their splendor, in immeasurable, innumerable, inconceivable, incomparable worlds, should not all be filled with pleasure, far beyond gods and men, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
33. "O Bhagavat, if, after I have obtained Bodhi, the noble-minded Bodhisattvas in immeasurable, inconceivable, incomparable, immense Buddha countries on all sides, after having heard my name, should not be delivered from birth, through the merit arising from that hearing, and should not be strong in the knowledge of dharanis, until they have obtained the very throne of Bodhi, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
34. "O Bhagavat, if, after I have obtained Bodhi, women in immeasurable, innumerable, inconceivable, incomparable, immense Buddha countries on all sides, after having heard my name, should allow carelessness to arise, should not turn their thoughts towards Bodhi, should, when they are free from birth, not despise their female nature; and if they, being born again, should assume a second female nature, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
35. "O Bhagavat, if, after I have obtained Bodhi, the Bodhisattvas who in immeasurable, innumerable, inconceivable, incomparable, immense Buddha countries round about in the ten quarters having heard my name, and having fallen down, shall worship me with prostrate reverence, should not, when performing the duty of Bodhisattvas, be honored by the world and by the gods, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
36. "O Bhagavat, if, after I have obtained Bodhi, the work of dyeing, sewing, drying, washing ot his cloaks should have to be performed by any Bodhisattva, and they should not perceive themselves, as quick as thought, covered by newly-produced excellent cloaks, granted to them by the Tathagata, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
37. "O Bhagavat, if the beings who are born at the same time in that Buddha country, after I have obtained Bodhi, should not obtain such happiness as that of the holy Bhikkhu who is free from pain and has obtained the third meditation, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
38. "O Bhagavat, if those Bodhisattvas who are born in that Buddha country of mine, after I have obtained Bodhi, should not produce from different jewel-trees such a mass of excellent ornaments in that Buddha country, as they should wish for, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
39. "O Bhagavat, if the Bodhisattvas who are born in other Buddha countries, when they have heard my name, after I shall have obtained Bodhi, should suffer any diminution in the strength of their senses, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
40. "O Bhagavat, if, after I have obtained Bodhi, the Bodhisattvas, from hearing my name in a place of a different Buddha country, should not obtain the Samadhi in which the Bodhisattvas will see immeasurable, innumerable, inconceivable, incomparable, immense, blessed Buddhas one moment after another; and if that Samadhi of theirs should come to an end meanwhile, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
41. "O Bhagavat, if, after I have obtained Bodhi, beings, having heard my name in Buddha countries different from this, should not, through the stock of merit which follows on that hearing, obtain birth in a noble family, till they arrive at Bodhi, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
42. "O Bhagavat, if, after I have obtained Bodhi, the Bodhisattvas who live in other Buddha countries, after hearing my name, till they have reached Bodhi by the stock of merit which follows on that hearing, should not all obtain a combination of their stock of merit with the joy and gladness of their Bodhisattva life, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
43. "O Bhagavat, if, after I have obtained Bodhi, the Bodhisattvas, as soon as they have heard my name, in other worlds, should not obtain the Samadhi called Samantanugata, in which Bodhisattvas honor one moment after another immeasurable, innumerable, inconceivable, incomparable, immense, blessed Buddhas, and if that Samadhi of theirs should come to an end before they have reached the throne of Bodhi, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
44. "O Bhagavat, if the beings who are born in that Buddha country of mine, after I have obtained Bodhi, should not hear, as quick as thought, such a teaching of the Dharma as they wish to hear, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
45 "O Bhagavat, if, after I ave obtained Bodhi, the Bodhisattvas in this and other Buddha countries, as soon as they have heard my name, should ever turn back from the highest perfect knowledge, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
46. "O Bhagavat, if, after I have obtained Bodhi, and have become a Buddha-teacher, the Bodhisattvas who hear my name in Buddha countries, and obtain the first, the second, and the third degrees of endurance, as soon as they have heard my name, should turn away again from Buddha, the Dharma, and the Sangha, then may I not obtain the highest perfect knowledge.
#9. 'And again, O Ananda, when he had spoken such prayers, that Bhikkhu Dharmakara, at that time, through the grace of Buddha spoke these verses:
1. "If, when I have obtained Bodhi, there should not be for me an excellent Pranidhana of such a character, then, O Prince, O Best of beings, may I not be endowed with the ten powers, incomparable, worthy of offerings.
2. "If there should not be for me such a country, endowed with many and various mighty and divine endowments, I should gladly go to hell, suffering pain, and not be a King of treasures.
3. "If, when I have approached the Bodhi throne, my name should not quickly reach the ten quarters, the broad and many endless Buddha countries, may I not be a lord of the world, endowed with power.
4. "If indeed I should delight in the enjoyments of love, being deprived of zeal, understanding and prudence, even after having reached the incomparable and blessed Bodhi, may I not be a teacher in the world, endowed with power.
5. "The lord of vast light, incomparable and infinite, has illuminated all Buddha countries in all the quarters, he has quieted passions, all sins and errors, he has quieted the fire in the walk of hell.
6. "After making his broad eye lustrous, after driving away the darkness from all men, after removing all untimely misfortunes, he led hither those who dwell in heaven and who shine with endless light.
7. "The splendor of sun and moon does not shine in heaven, nor the fiery splendor of the maze of jewels of the gods; the Lord overcomes all splendor, he, the bright one, who has performed his former discipline.
8. "He is the best of men, the treasure of all who suffer; there is no one like him in all the quarters. Having completed a hundred thousand good works, he, in his assembly, raised the lion-voice of Buddha.
9. "After having worshipped former self-existing Jinas, after having performed immeasurable kotis of vows and penances, he became in this, his best of spiritual existences, the best of beings, possessed of the full power of prayers.
10. "As the Bhagavat, the Lord, who is posessed of unlimited light of knowledge, knows the three kinds of knowledge in the world, may I also be worthy of equal offerings, the best of sages, the leader of men.
11. "If, O Lord, this my prayer succeeds, after I have obtained Bodhi, may this sphere of a thousand worlds tremble, and may a shower of flowers descend on the hosts of gods."
12. 'Then the earth trembled, flowers were showered down, hundreds of instruments resounded in the sky, powder of heavenly sweet sandal-wood was scattered, and there was a voice saying: "Thou wilt be a Buddha in the world."
#10. 'That Bhikkhu Dharmakara, the nobleminded Bodhisattva, O Ananda, was possessed of this perfection of prayers. And a few Bodhisattvas only, O Ananda, are possessed of such a perfection of prayers. There is on this earth an appearance of a few only of such prayers. Of a few, however, existence cannot be denied.
'Then again, O Ananda, this Bhikkhu Dharmakara having recited these prayers before the Bhagavat Lokesvararaja, the Tathagata, and before the world including gods, Mara, and Brahman, and before people consisting of Sramanas and Brahmanas with gods, men, and fighting spirits, was established in the attainment of the true promise. And proclaiming this purity of the Buddha country, this greatness and excellency of the Buddha country, and performing the duty of a Bodhisattva, he never conceived the remotest thoughts of lust, malevolence, and cruelty, during a hundred thousand nayutas of kotis of years, immeasurable, innumerable, inconceivable, incomparable, measureless, immense, inexpressible; and he never conceived the idea of lust, malevolence, and cruelty, nay, he never conceived the idea of form, sound, smell, taste, and touch. He was gentle, charming indeed, and compassionate; pleasant to live with, agreeable, amiable, content, of few wishes, satisfied, retired, not evil, not foolish, not suspicious, not crooked, not wicked, not deceitful, tender, kindly speaking, always zealous, docile in searching after the pure Dharma. And for the good of all beings, he recited the great prayer, showing respect to friends, teachers, masters, the Sangha, the Dharma, and Buddha, always girded for the performance of the duties of the Bodhisattva, righteous, gentle, not deceitful, not flattering, virtuous, a leader for the sake of rousing others to perform all good laws, producing by his activity the ideas of emptiness, causelessness, and purposelessness, and he was well guarded in his speech.
'Then, performing the duties of a Bodhisattva, after having given up all speaking which, when spoken, serves to injure one's self or others or both, he employed only such speech as served the pleasure and benefit of himself, others, or both. And he was so wise that, when entering into capitals, kingdoms, countries, towns, cities, and villages, he was always perfectly restrained with regard to all objects of sense. Performing himself the duties of the Bodhisattva without interruption, he walked himself in the highest perfection of liberality, and he also roused others to walk in the same. And himself walking in the highest perfections of knowledge, meditation, strength, patience, and virtue, he roused others also to walk in the same. And he has collected so large a stock of merit that, wherever he is born, there arise for him many hundreds of thousands of nayutas of kotis of treasures from out the earth.
'By him, while he was thus performing the duties of a Bodhisattva, immeasurable and innumerable hundreds of thousands of nayutas of kotis of beings were established in perfect enlightenment, of whom it is not easy to know the limit by means of speech. So many immeasurable and innumerable holy Buddhas were honored, revered, esteemed, and worshipped, and enabled to touch whatever causes pleasure, such as cloaks, alms-bowls, couches, seats, refreshments, medicines, and other furniture. It is not easy to know the limit by pointing it out in words, as to how many beings were established by him in the noble families of Brahmanas, Kshatriyas, ministers, householders, and merchants. In the same manner they were established in the sovereignty of Jambudvipa, and they were established in the character of Chakravartins, Lokapalas, Sakras, Suyamas, Sutushitas, Sunirmitas,Vasavartins, Devaragas, and Mahabrahmans. So many immeasurable and innumerable Buddhas were honored, revered, esteemed, and worshipped and requested to turn the wheel of the Dharma, of whom it is not easy to know the limit by means of words.
'And he collected such virtue, that out of his mouth, while performing the duties of a Bodhisattva, during immeasurable, innumerable, inconceivable, incomparable, immense, measureless, inexpressible kotis of kalpas, there breathed a sweet and more than heavenly smell of sandal-wood. From all the pores of his hair there arose the smell of lotus, and he was pleasing to everybody, gracious and beautiful, endowed with the fulness of the best bright color. As his body was adorned with all the good signs and marks, there arose from the pores and from the palms of his hands all sorts of precious ornaments in the shape of all kinds of cloaks and vestments, in the shape of all kinds of flowers, incense, scents, garlands, ointments, umbrellas, flags, and banners, and in the shape of all kinds of instrumental music. And there appeared also, streaming forth from the palms of his hands, all kinds of viands and drink, food, hard and soft, and sweetmeats, and all kinds of enjoyments and pleasures. Thus then that Bhikshu Dharmakara, O Ananda, had obtained the command of all necessaries, after performing the duties of a Bodhisattva.'
#11. After this, the blessed Ananda thus spoke to the Bhagavat: "O Bhagavat, has that Bhikkhu Dharmakara, the noble-minded Bodhisattva, after having obtained the highest perfect knowledge, passed away, having entered Nirvana, or has he not yet been enlightened, or is he now living and enlightened, and does he dwell now, remain, support himself, and teach the Dharma?'
The Bhagavat said: 'Not indeed, O Ananda, has that Tathagata passed away, nor has he not yet come, but the Tathagata, the holy, after having obtained the highest perfect knowledge, dwells now, remains, supports himself, and teaches the Dharma, in the western quarter, in the Buddha country, distant from this world by a hundred thousand nayutas of kotis of Buddha countries, in the world which is called Sukhavati, being called Amitabha, the Tathagata, holy and fully enlightened. He is surrounded by innumerable Bodhisattvas, and worshipped by endless Sravakas, and in possession of the endless perfection of his Buddha country.
#12. 'And his light is immeasurable, so that it is not easy to know the limit of its measure, saying, he stands illuminating so many hundreds of Buddha countries, so many thousands of Buddha countries, so many hundred thousands of Buddha countries, so many kotis of Buddha countries, so many hundred kotis of Buddha countries, so many thousand kotis of Buddha countries, so many hundred thousands of kotis of Buddha countries, so many hundred thousands of nayutas of kotis of Buddha countries. But indeed, O Ananda, to put it briefly, a hundred thousand nayutas of kotis of Buddha countries, equal to the sands of the river Ganges, are always lighted up, in the eastern quarter, by the light of that Bhagavat Amitabha. Thus on every side in the southern, western, northern quarter, in the zenith and nadir, in every one of these quarters, there are a hundred thousand nayutas of kotis of Buddha countries, like the sands of the river Ganges, always lighted up by the light of that Bhagavat Amitabha, excepting the Buddhas, the Bhagavats, who, through the practice of their former prayers, have lighted up the world by their own light, which is a fathom in length, or by their light which is one, two, three, four, five, ten, twenty, thirty, forty, or fifty yojanas in length, or a hundred or thousand or hundred thousand yojanas in length, until their brightness reaches many hundred thousand nayutas of kotis of yojanas in length. There is not, O Ananda, any case of likeness, by which the extent of the light of that Tathagata Amitabha could be understood. Hence, O Ananda, for that reason that Tathagata is called Amitabha, possessed of infinite light, possessed of infinite splendor,possessed of infinite brilliancy, whose light is never finished, whose light is not conditioned, whose light proceeds from flames of light, whose light is that of heavenly jewels, whose light has the color of unimpeded rays, possessed of beautiful light, possessed of lovely light, possessed of delightful light, possessed of attractive light, possessed of pleasant light, possessed of light that cannot be stopped, possessed of extremely powerful light, possessed of incomparable light, possessed of light greater than that of the lords of men, nay, the lords of the three worlds, possessed of light which bends the full moon and the sun, possessed of light which bends all the conquered gods, Mahesvara, the Suddhavasas, Brahman, Sakra, and the Lokapalas.
'This splendor of the Arya is pure, great, producing bodily pleasure, happiness of mind, producing happiness, delight, and joy for men and not-men, Kinnaras, Mahoragas, Garudas, Gandharvas, Yakshas, Nagas, Asuras, and Devas; and producing the pleasure of beings of good disposition.
'And in this manner, O Ananda, the Tathagata might speak for a whole kalpa on the work of the Tathagata Amitabha, beginning with his light, and yet he would not be able to reach the end of the virtues of that light of that Tathagata, neither would there be any failure of the self-confidence in the Tathagata himself. And why? Because, O Ananda, both these things are immeasurable, innumerable, inconceivable, and endless, that is, first, the greatness of the excellence of the light of that Tathagata Amitabha, the Bhagavat, and secondly, the unsurpassed light of the knowledge possessed by myself.
#13. 'And, O Ananda, the assembly of the hearers of that Tathagata Amitabha is immeasurable, so that it is not easy to learn its measure, so as to be able to say, there are so many kotis of the hearers, so many hundreds, thousands, hundred-thousands, kankaras, vimbaras, nayutas, ayutas, akshobhyas, vivahas, srotas, ogas, so many periods, called immeasurable, innumerable, countless, incomparable, inconceivable. Now, for instance, O Ananda, the Bhikshu Maudgalyayana having obtained miraculous power, might, if he wished, count in one day and night, how many kinds of stars there are in the universal world. Then, let there be a hundred thousand nayutas of kotis of such men, endowed with miraculous powers, and let them do nothing else but count the first company only of the hearers of the Tathagata Amitabha, during a hundred thousand nayutas of kotis of years, and yet by them thus counting even the hundredth part would not be counted, even the thousandth, even the hundred thousandth nay, not even so far as the minutest part, or likeness, or approach towards it would have been counted.
'Thus for instance, O Ananda, a man might throw out from the great ocean, which is not to be measured across by less than eighty-four thousand yojanas, one single drop of water by the sharp end of hair, which is divided a hundred times. What do you think then, Ananda, which would be greater, one drop of water which has been thrown up by the sharp pointed hair divided a hundred times, or the mass of water left in the great ocean?'
Ananda said: 'Even a thousand yojanas, O Bhagavat, would be a small portion of the great ocean, how much more then one drop of water thrown out by the sharp pointed hair divided a hundred times!'
Bhagavat said : 'As that one drop of water, so small in proportion, was the first company of the hearers. And let there be reckoning made by those Bhikkhus, who are like Maudgalyayana, counting for a hundred thousand nayutas of kotis of years, and yet, as to the mass of water left in the great ocean, it would even then have to be considered as not counted. How much more with regard to the second, third, and the rest of the companies of the hearers! Therefore the mass of hearers of the Bhagavat is endless and boundless, and receives the name of "immeasurable and innumerable."
#14. 'And, O Ananda, the length of the life of that Bhagavat Amitabha, the Tathagata, is immeasurable, so that it is not easy to know its length, so as to be able to say that it comprises so many hundreds of kalpas, so many thousands of kalpas, so many hundred thousands of kalpas, so many kotis of kalpas, so many hundreds of kotis of kalpas, so many thousands of kotis of kalpas, so many hundred thousands of kotis of kalpas, so many hundred thousands of nayutas of kotis of kalpas. Therefore, O Ananda, the limit of the measure of the life of that Bhagavat is immeasurable indeed. Therefore that Tathagata is called Amitayus.
'And as, O Ananda, the rule of making known the reckoning of kalpas exists here in this world, ten kalpas have passed now since Bhagavat Amitayus, the Tathagata, arose and awoke to the highest perfect knowledge.
#15. 'And, O Ananda, the world called Sukhavati belonging to that Bhagavat Amitabha is prosperous, rich, good to live in, fertile, lovely, and filled with many gods and men. Then, O Ananda, in that world there are neither hells, nor the animals nor the realm of departed spirits, nor bodies of fighting spirits, nor untimely births. And there do not appear in this world such gems as are known in the world Sukhavati.
#16. 'Now, O Ananda, that world Sukhavati is fragrant with several sweet-smelling scents, rich in manifold flowers and fruits. adorned with gem trees, and frequented by tribes of manifold sweet-voiced birds, which have been made by the Tathagata on purpose. And, O Ananda, those gem trees are of several colors, of many colors, and of many hundred thousand colors. There are gem trees there of golden-color, and made of gold. There are those of silver-color, and made of silver. There are those of beryl-color, and made of beryl. There are those of crystal-color, and made of crystal. There are those of coral-color, and made of coral. There are those of red pearl-color, and made of red pearls. There are those of diamond-color, and made of diamonds.
'There are some trees of two gems, that is, gold and silver. There are some of three gems, that is, gold, silver, and beryl. There are some of four gems, that is, gold, silver, beryl, and crystal. There are some of five gems, that is, gold, silver, beryl, crystal, and coral. There are some of six gems, that is, gold, silver, beryl, crystal, coral, and red pearls. There are some of seven gems, that is, gold, silver, beryl, crystal, coral, red pearls, and diamonds as the seventh.
'And there, O Ananda, of the trees made of gold, the flowers, leaves, small branches, branches, trunks, and roots are made of gold, and the fruits are made of silver. Of trees made of silver, the flowers, leaves, small branches, branches, trunks, and roots are made of silver only, and the fruits are made of beryl. Of trees made of beryl, the flowers, leaves, small branches, branches, trunks, and roots are made of beryl, and the fruits are made of crystal. Of trees made of crystal, the flowers, leaves, small branches, branches, trunks, and roots are made of crystal only, and the fruits are made of coral. Of trees made of coral, the flowers, leaves, small branches, branches, trunks, and roots are made of coral only, and the fruits are made of red pearls. Of trees made of red pearls, the flowers, leaves, small branches, branches, trunks, and roots are made of red pearls only, and the fruits are made of diamonds. Of trees made of diamonds, the flowers, leaves, small branches, branches, trunks, and roots are made of diamonds only, and the fruits are made of gold.
'Of some trees, O Ananda, the roots are made of gold, the trunks of silver, the branches of beryl, the small branches of crystal, the leaves of coral, the flowers of red pearls, and the fruits of diamonds. Of some trees, O Ananda, the roots are made of silver, the trunks of beryl, the branches of crystal, the small branches of coral, the leaves of red pearls, the flowers of diamonds, and the fruits of gold. Of some trees, O Ananda, the roots are made of beryl, the trunks of crystal, the branches of coral, the small branches of red pearls, the leaves of diamonds, the flowers of gold, and the fruits of silver. Of some trees, O Ananda, the roots are made of crystal, the trunks of coral, the branches of red pearls, the small branches of diamonds, the leaves of gold, the flowers of silver, and the fruits of beryl. Of some trees, O Ananda, the roots are made of coral, the trunks of red pearls, the branches of diamonds, the small branches of gold, the leaves of silver, the flowers of beryl, and the fruits of crystal. Of some trees, O Ananda, the roots are made of red pearls, the trunks of diamonds, the branches of gold, the small branches of silver, the leaves of beryl, the flowers of crystal, and the fruits of coral. Of some trees, O Ananda, the roots are made of diamonds, the trunks of gold, the branches of silver, the small branches of beryl, the leaves of crystal, the flowers of coral, and the fruits of red pearls. Of some trees, O Ananda, the roots are made of the seven gems, the trunks of the seven gems, the branches of the seven gems, the small branches of the seven gems, the leaves of the seven gems, the flowers of the seven gems, and the fruits of the seven gems. And, O Ananda, the roots, trunks, branches, small branches, leaves, flowers, and fruits of all those trees are pleasant to touch, and fragrant. And, when those trees are moved by the wind, a sweet and delightful sound proceeds from them, never tiring, and never disagreeable to hear. That Buddha country, O Ananda, is always on every side surrounded by such trees made of the seven gems, by masses of Kadali trees, and rows of palm-trees made of the seven gems, and entirely surrounded with golden nets, and wholly covered with lotus flowers, made of all kinds of gems.
'There are lotus flowers there, half a yojana in circumference. There are others, one yojana in circumference; and others, two, three, four, or five yojanas in circumference; nay, there are some, as much as ten yojanas in circumference. And from each gem-lotus there proceed thirty-six hundred thousand kotis of rays of light. And from each ray of light there proceed thirty-six hundred thousand kotis of Buddhas, with bodies of golden color, possessed of the thirty-two marks of great men, who go and teach the Dharma to beings in the immeasurable and innumerable worlds in the eastern quarter. Thus also in the southern, western, and northern quarters, above and below, in the cardinal and intermediate points, they go their way to the immeasurable and innumerable worlds and teach the Dharma to beings in the whole world.
#17. 'And again, O Ananda, there are no black mountains anywhere in that Buddha country, nor anywhere jewel mountains, nor anywhere Sumerus, kings of mountains, nor anywhere Chakravadas, great Chakravadas, kings of mountains. And that Buddha country is level on every side, lovely, like the palm of the hand, with districts full of jewels and treasures of every kind.'
After this, the blessed Ananda spoke thus to the Bhagavat: 'But in that case, O Bhagavat, where do the gods consisting of the companies of the four Maharajas who dwell on the side of the Sumeru, and where do the Triyastrimsa gods who dwell on the top of the Sumeru, find their place?'
Bhagavat said: 'What do you think, O Ananda, where do these other beings find their place, who in this world dwell above the king of mountains, Sumeru, namely, the Yamadevas, Tushitas, Nirmanaratis, Paranirmitavasavartins, Brahmakayikas, Brahmapurohitas, Mahabrahmans, as far as the Akanishthas?'
Ananda replied: 'O Bhagavat the result of works and the outcome of works are inconceivable.'
Bhagavat said: 'Here, you see, the result of works and the outcome of works are inconceivable. But to the blessed Buddhas the position of Buddhas is not inconceivable, while to thee the holy and miraculous power of virtuous beings, whose stock of merit has become ripened, seems inconceivable.'
Ananda said: 'I had no doubt on this, no difference of opinion, or hesitation; on the contrary, I ask only the Tathagata about this matter in order to destroy the doubts, the differences of opinion, and the hesitations of future beings.'
Bhagavat said: 'All right, Ananda, this is what you ought to do.
#18. ' In that world Sukhavati, O Ananda, there flow different kinds of rivers; there are great rivers there, one yojana in breadth; there are rivers up to twenty, thirty, forty, fifty yojanas in breadth, and up to twelve yojanas in depth. All these rivers are delightful, carrying water of different sweet odor, carrying bunches of flowers adorned with various gems, resounding with sweet voices. And, O Ananda, there proceeds from an instrument which consists of hundred thousand kotis of parts, which embodies heavenly music and is played by clever people, the same delightful sound which proceeds from those great rivers, the sound which is deep, unknown, incomprehensible, clear, pleasant to the ear, touching the heart, beloved, sweet, delightful, never tiring, never disagreeable, pleasant to hear, as if it always said, "Non-eternal, peaceful, unreal." Such a sound comes to be heard by these beings.
'And again, O Ananda, the borders of those great rivers on both sides are filled with jewel trees of various scents, from which bunches of flowers, leaves, and branches of all kinds hang down. And if the beings, who are on the borders of those rivers, wish to enjoy sport full of heavenly delights, the water rises to the ankle only after they have stepped into the rivers, if they wish it to be so; or if they wish it, the water rises to their knees, to their hips, to their sides, and to their ears. And heavenly pleasures arise. Again, if the beings then wish the water to be cold, it is cold; if they wish it to be hot, it is hot; if they wish it to be hot and cold, it is hot and cold, according to their pleasure.
'And those great rivers flow along, full of water scented with the best perfumes of the Uragasara sandal-wood, of Tagaras, dark, fragrant sandal-wood trees, Agarus, and heavenly Tamalapattras; covered with flowers of the white waterlilies, and heavenly Utpalas, Padmas, Kumudas, and Pundarikas; full of delightful sounds of peacocks, sparrows, kunalas, cuckoos, sarikas, parrots, ducks, geese, herons, cranes, swans and others; with small islands inhabited by flocks of birds, created by the Tathagata; adorned with fields, full of metals; with fords on which it is easy to drink, free from mud, and covered with gold dust. And when these beings there desire, thinking what kind of wishes should be fulfilled for them, then exactly such wishes are fulfilled for them according to the Dharma.
'And, O Ananda, the sound which rises from that water is delightful, and the whole Buddha country is aroused by it. And if beings, who stand on the borders of the river, wish that the sound should not come within their ear-shot, then it does not come within their ear-shot, even if they are possessed of the heavenly ear. And whatever sound a man wishes to hear, exactly that delightful sound he hears, as for instance, the sound "Buddha, Dharma, Sangha, the perfections, the stages, the powers, perfections, freedom from attachment, consciousness; emptiness, unconditioned, free from desire, not made, not born, without origin, not being, and cessation; peace; great love, great pity, great rejoicing, and great forgiveness; resignation to consequences which have not yet arisen, and attainment of the royal stage.
'And having heard these sounds, everybody feels the highest delight and pleasure accompanied by retirement, passionlessness, quiet, cessation, law, and a stock of merit leading to the perfect knowledge.
'And O Ananda, there is nowhere in that Sukhavati world any sound of sin, obstacle, misfortune, distress, and destruction; there is nowhere any sound of pain, even the sound of perceiving what is neither pain nor pleasure is not there, O Ananda, how much less the sound of pain. For that reason, O Ananda, that world is called Sukhavati, in brief, but not in full. For, O Ananda, the whole kalpa would come to an end, while the different causes of the pleasure of the world Sukhavati are being praised, and even then the end of those causes of happiness could not be reached.
#19. 'And again, O Ananda, the beings, who have been and will be born in that world Sukhavati, will be endowed with such color, strength, vigor, height and breadth, dominion, accumulation of virtue; with such enjoyments of dress, ornaments, gardens, palaces, and pavilions; and such enjoyments of touch, taste, smell, and sound; in fac, with all enjoyments and pleasures, exactly like the Paranirmitavasavartin gods.
'And again, O Ananda, in that world Sukhavati, beings do not take food consisting of gross materials of gravy or molasses; but whatever food they desire, such food they perceive, as if it were taken, and become delighted in body and mind. Yet they need not put it into their mouth.
'And if, after they are satisfied, they wish different kinds of perfumes, then with these very heavenly kinds of perfumes the whole Buddha country is scented. And whosoever wishes to perceive there such perfume, every perfume of every scent of the Gandharvaraja does always reach his nose.
'And in the same manner, if they desire musical instruments, banners, flags, umbrellas, cloaks, powders, ointments, garlands, and scents, then the whole Buddha country shines with such things. If they desire cloaks of different colors and many hundred thousand colors, then with these very best cloaks the whole Buddha country shines. And the people feel themselves covered with them.
'And if they desire such ornaments, as for instance, head-ornaments, ear-ornaments, neck-ornaments, hand and foot ornaments, namely, diadems, earrings, bracelets, armlets, necklaces, chains, earjewels, seals, gold strings, girdles, gold nets, pearl nets, jewel nets, nets of bells made of gold and jewels, then they see that Buddha country shining with such ornaments adorned with many hundred thousand jewels, that are fastened to ornament-trees. And they perceive themselves to be adorned with these ornaments.
'And if they desire a palace, with colors and emblems of such and such height and width, adorned with hundred thousand gates made with different jewels, covered with different heavenly flowers, full of couches strewn with beautiful cushions, then exactly such a palace appears before them. And in these delightful palaces they dwell, play, sport, walk about, being honored, and surrounded by seven times seven thousands of Apsarases.
#20. 'And in that world, there is no difference between gods and men, except when they are spoken of in ordinary and imperfect parlance as gods and men. And, O Ananda, as a low man and powerless man, before the face of the mighty king, is neither bright, nor warm, nor brilliant, nor is he self-confident and radiant, thus Sakra, king of the Devas, if before the face of the Paranirmitavasavartin gods, is neither bright, nor warm, nor brilliant, namely, with regard to his gardens, palaces, dresses, ornaments, his dominion, his perfection, his miraculous power, or his supremacy, his comprehension of the Dharma, and his full enjoyment of the Dharma. And, O Ananda, as the Paranirmitavasavartin gods are there, thus men must be considered in the world Sukhavati.
#21. 'And again, O Ananda, in that world Sukhavati, when the time of forenoon has come, the winds are greatly agitated and blowing everywhere in the four quarters. And they shake and drive many beautiful, graceful, and many-colored stalks of the gem trees, which are perfumed with sweet heavenly scents, so that many hundred beautiful flowers of delightful scent fall down on the great earth, which is all full of jewels. And with these flowers that Buddha country is adorned on every side seven fathoms deep. As a clever man might spread out a flower-bed on the earth and make it even with both his hands, beautiful and charming, even thus with those flowers of various scents and colors that Buddha country is shining on every side seven fathoms deep. And these many flowers are soft, pleasant to touch, if one may use a comparison, like Kakilindika. If one puts one's foot on them, they sink down four inches; if one raises one's foot, they rise again four inches. When the time of the forenoon has gone again, those flowers vanish without leaving anything behind. Then that Buddha country is again clean, pleasant, beautiful, and without fading flowers. The winds blow again everywhere in the four quarters, and scatter down fresh flowers as before. And as it is in the forenoon, so it is at noon, at twilight, in the first, middle, and last watch of the night. And the beings, if touched by those winds which blow perfume with various scents, are as full of happiness as a Bhikkhu who has obtained Nirvana.
#22. 'And in that Buddha country, O Ananda, no mention is ever made of the names of fire, sun, moon, planets, constellations, and stars, or of blinding darkness. There is no mention even of day and night, except in the conversation of the Tathagata. Nor is there any idea of predial property belonging to monasteries.
#23. 'And again, O Ananda, in that world Sukhavati at the proper time clouds full of heavenly perfumed water pour down heavenly flowers of all colors; heavenly seven jewels, heavenly sandalwood-powder, and heavenly umbrellas, flags, and banners are poured down. And in the sky, the heavenly flowers of all colors, and heavenly canopies are held, likewise heavenly excellent umbrellas and all kinds of ornaments, heavenly musical instruments are played, and heavenly Apsarases dance.
#24. 'And again, O Ananda, in that Buddha country whatever beings have been born, and are being born, and will be born, are always constant in absolute truth, till they have reached Nirvana. And why is that? Because there is no room or mention there of the other two divisions, such as beings not constant or constant in falsehood.
'On this wise, O Ananda, that world is briefly called Sukhavati, not at full length. Even a kalpa, O Ananda, would come to an end, while the causes of happiness which exist in that world Sukhavati are being praised, and yet it would be impossible to reach the end of them.'
25. Then the Bhagavat at that time spoke the following verses:
'Thus, O Ananda, the world Sukhavati is endowed with immeasurable good qualities and excellences.
#26. 'And again, O Ananda, in the ten quarters, and in each of them, in all the Buddha countries equal in number to the sand of the Ganges, the blessed Buddhas equal in number to the sand of the Ganges, glorify the name of the blessed Amitabha, the Tathagata, they preach his fame, they proclaim his glory, they extol his virtue. And why? Because all beings who hear the name of the blessed Amitabha, and having heard it, raise their thought with joyful longing, even for once only, will not turn away again from the highest perfect knowledge.
#27. 'And before the eyes of those beings, O Ananda, who again and again think of the Tathagata reverently and who make the great and unmeasured stock of good works grow, turning their thought towards Bodhi, and who pray to be born in that world, Amitabha, the Tathagata, holy and fully enlightened, when the time of their death has approached, will appear, surrounded by many companies of Bhikkhus and honored by them. And then these beings, having seen the Bhagavat, their thoughts filled with joy, will, when they have died, be born in that world of Sukhavati. And if, O Ananda, any son or daughter of a good family should wish, "How then may I see that Tathagata Amitabha visibly?" then he must raise his thought on to the highest perfect knowledge, he must direct his thought with perseverance and excessive desire towards that Buddha country, and direct the stock of his good works towards being born there.
# 28. ' But before the eyes of those who do not care much about the Tathagata Amitabha, and who do not vigorously increase the great and unmeasured stock of their good works, the Tathagata Amitabha, holy and fully enlightened, will appear, at the time of death, with the company of Bhikkhus, in breadth and height and form and beauty, very like the former, and very like the real Tathagata, but only created by thought. And they, through their meditation that dwells on perceiving the sight of the Tathagata, and with unfailing memory, will, when they have died, be born in the same Buddha country.
#29. 'And again, O Ananda, those beings who meditate on the Tathagata by giving him ten thoughts, and who will direct their desire towards that Buddha country, and who will feel satisfaction when the profound doctrines are being preached, and who will not fall off, nor despair, nor fail, but will meditate on that Tathagata, if it were by one thought only, and will direct their desire toward that Buddha country, they also will see the Tathagata Amitabha, while they are in a dream, they will be born in the world Sukhavati, and will never turn away from the highest perfect knowledge.
#30. 'And, O Ananda, after thus seeing the cause and effect, the Tathagatas of the ten quarters, in immeasurable and innumerable worlds, glorify the name of the Tathagata Amitabha, preach his fame, and proclaim his praise. And again, O Ananda, in that Buddha country, Bodhisattvas equal in number to the sand of the Ganges approach, from the ten quarters, and in each quarter towards that Tathagata Amitabha, in order to see him, to bow before him, to worship him, to consult him, and likewise in order to see that company of Bodhisattvas, and the different kinds of perfection in the multitude of ornaments and excellences belonging to that Buddha country.'
#31. Then at that time, the Bhagavat, in order to illustrate this matter in fuller measure, recited these verses:
1. 'As there are Buddha countries equal to the sand of the river Ganges in the eastern quarter, whence all the Bodhisattvas come to worship the Buddha, the lord Amitayu;
2. 'And they having taken many bunches of flowers of different colors, sweetly-scented and delightful, shower them down on the best leader of men, on Amitayu, worshipped by gods and men;
3. 'In the same manner there are as many Buddha countries in the southern, western, and northern quarters, whence they come with the Bodhisattvas to worship the Buddha, the lord Amitayus.
4. 'And they having taken many handfulls of scents of different colors, sweetly scented and delightful, shower them down on the best leader of men, on Amitayus, worshipped by gods and men.
5. 'These many Bodhisattvas having worshipped and revered the feet of Amitaprabha, and having walked round him respectfully, speak thus: "Oh, the country of Buddha shines wonderfully! "
6. 'And they cover him again with handfulls of flowers, with thoughts jubilant, with incomparable joy, and proclaim their wish before that lord: "May our country also be such as this."
7. 'And what was thrown there as handfuls of flowers arose in the form of an umbrella extending over a hundred yojanas, and the beautiful country shines and is well adorned, and flowers cover the whole body of Buddha.
8. 'These Bodhisattvas having thus honored him, how do they act? Delighted they pronounce this speech: "Gains by those people are well gained, by whom the name of the best man has been heard.
9. '"By us also all the gain has been well gained, because we have come to this Buddha country. See this dream-like country, how beautiful it is, which was made by the teacher during a hundred thousand kalpas.
10. '"Look, the Buddha possessed of a mass of the best virtues shines, surrounded by Bodhisattvas. Endless is his splendor, and endless the light, and endless the life, and endless the assembly."
11. 'And the lord Amitayus makes a smile of thirty-six nayutas of kotis of rays, which rays having issued from the circle of his mouth light up the thousand kotis of Buddha countries.
12. 'And all these rays having returned there again settle on the head of the lord; gods and men perceive the delight, because they have seen there this light of him.
13. 'There rises the Buddha-son, glorious, he indeed the mighty Avalokitesvara, and says: "What is the reason there, O Bhagavat, what is the cause, that thou smilest, O lord of the world ?
14. '"Explain this, for thou knowest the sense, and art full of kind compassion, the deliverer of many living beings. All beings will be filled with joyful thoughts, when they have thus heard this excellent and delightful speech.
15. '"And the Bodhisattvas who have come from many worlds to Sukhavati in order to see the Buddha, having heard it and having perceived the great joy, will quickly inspect this country.
16. '"And beings, come to this noble country, (quickly) obtain miraculous power, divine eye and divine ear, they remember their former births, and know the highest wisdom."
17. 'Then Buddha Amitayus preaches: "This prayer was mine formerly, so that beings having in any way whatever heard my name should for ever go to my country.
18. '"And this my excellent prayer has been fulfilled, and beings having quickly come here from many worlds into my presence, never return from here, not even for one birth."
19. 'If a Bodhisattva wishes here that his country should be such as this, and that he also should deliver many beings, through his name, through his preaching, and through his sight,
20. 'Let him quickly and with speed go to the world Sukhavati, and having gone near Amitaprabha, let him worship a thousand kotis of Buddhas.
21. 'Having worshipped many kotis of Buddhas, and having gone to many countries by means of their miraculous power, and having performed adoration in the presence of the Sugatas, they will go to Sukhavati with devotion.
#32. 'And again, O Ananda, there is a Bodhi-tree belonging to Amitayus, the Tathagata, holy and fully enlightened. That Bodhi-tree is ten hundred yojanas in height, having petals, leaves, and branches spread over eight hundred yojanas, having a circumference near the base of the root of five hundred yojanas, always in leaf, always in flower, always in fruit, of different colors, of many hundred thousand colors, of different leaves, of different flowers, of different fruits, adorned with many beautiful ornaments, shining with precious jewels, bright like the moon, beautified with precious jewels such as are fastened on Sakra's head, strewn with Kintamani jewels, well adorned with the best jewels of the sea, more than heavenly, hung with golden strings, adorned with hundreds of gold chains, jewel-garlands, necklaces, bracelets, strings of red pearls and blue pearls, Simhalata, girdles, bunches, strings of jewels, and all kinds of jewels, covered with nets of bells, nets of all kinds of jewels, nets of pearls, and nets of gold, adorned with the emblems of the dolphin, the Svastika, the Nandyavarta, and the moon, adorned with nets of jewels and of bells, and with ornaments of gold and of all kinds of jewels, in fact adorned according to the desires of beings whatever their wishes may be.
'And again, O Ananda, the sound and noise of that Bodhi-tree, when it is moved by the wind, reaches immeasurable worlds. And, O Ananda, for those beings whose hearing that Bodhi-tree reaches, no disease of the ear is to be feared until they reach Bodhi. And for those immeasurable, innumerable, inconceivable, incomparable, measureless, immense, and inexpressible beings, whose sight that Bodhi-tree reaches, no disease of the eye is to be feared until they reach Bodhi. And again, O Ananda, for those beings who smell the scent of that Bodhi-tree, no disease of the nose is to be feared until they reach Bodhi. For those beings who taste the fruits of that Bodhi-tree, no disease of the tongue is to be feared until they reach Bodhi. For those beings who are lighted up by the light of that Bodhi-tree, no disease of the body is to be feared until they reach Bodhi. And again, O Ananda, for those beings who meditate on that Bodhi-tree according to the Dharma, henceforward until they reach the Bodhi, no perplexity of their thought is to be feared. And all those beings, through the seeing of that Bodhi-tree, never turn away, namely, from the highest perfect knowledge. And they obtain three kinds of resignation, namely, Ghoshanuga, resignation to natural consequences, and (resignation to consequences which have not yet arisen, through the power of the former prayers of that same Tathagata Amitayus, through the service rendered by them to the former Jinas, and through the performance of the former prayers, to be well accomplished, and to be well conceived, without failure or without flaw.
#33. 'And again, O Aranda, those Bodhisattvas who have been born, are being born, or will be born there, are all bound to one birth only, and will thence indeed obtain the highest perfect knowledge; barring always the power of prayers, as in the case of those Bodhisattvas who are preaching with the voice of lions, who are girded with the noble armor of the Dharma, and who are devoted to the work of helping all people to attain Paranirvana.
#34. 'And again, O Ananda, in that Buddha country, those who are Sravakas are possessed of the light of a fathom, and those who are Bodhisattvas are possessed of the light of a hundred thousand kotis of yojanas; barring always the two Bodhisattvas, by whose light that world is everywhere shining with eternal splendor.'
Then the blessed Ananda said this to the Bhagavat: 'What are the names, O Bhagavat, of those two noble-minded Bodhisattvas?
The Bhagavat said: 'One of them, O Ananda, is the noble-minded Bodhisattva Avalokitesvara, and the second is Mahasthamaprapta by name. And, O Ananda, these two were born there, having left this Buddha country here'.
#35. 'And, O Ananda, those Bodhisattvas who have been born in that Buddha country are all endowed with the thirty-two marks of a great man, possessed of perfect members, skilled in meditation and wisdom, clever in all kinds of wisdom, having sharp organs, having well-restrained organs, having organs of sense capable of thorough knowledge, not mean, possessed of the five kinds of strength, of patience under censure, and of endless and boundless good qualities.
#36. 'And again, O Ananda, all those Bodhisattvas who have been born in that Buddha country are not deprived of the sight of Buddha, nor liable to fall down to the evil states, until they reach the Bodhi. Henceforward they all will never be forgetful of their former births; barring always those who are devoted to their former place, during the disturbances of the kalpas, and while the five kinds of corruption prevail, when there is the appearance of blessed Buddhas in the world, as for instance, that of me at present.
#37. 'And again, O Ananda, all the Bodhisattvas who have been bom in that Buddha country, having gone during one morning meal to the other world, worship many hundred thousand nayutas of kotis of Buddhas, as many as they like, through the favor of Buddha. They consider in many ways that they should worship Buddhas with such and such flowers, incense, lamps, scents, garlands, ointments, powder, cloaks, umbrellas, flags, banners, ensigns, music, concerts, and musical instruments; and, as soon as they have considered this, there arise also on their hands exactly such materials for every kind of worship. And while performing worship for those blessed Buddhas with those materials, beginning with flowers and ending with musical instruments, they lay up for themselves much immeasurable and innumerable merit. Again, if they wish that such handfuls of flowers should be produced on their hands, then such handfuls of heavenly flowers, of different colors, of many colors, of different scents, are produced on their hands as soon as thought of. They shower again and again such handfulls of flowers upon those blessed Buddhas. And the very smallest handfull of flowers, being thrown on high, appears above in the sky as an umbrella of flowers ten yojanas in circumference. And when the second has been thrown after it, the first does not fall down on the earth. There are handfuls of flowers there, which having been thrown up, appear in the sky as umbrellas of flowers twenty yojanas in circumference.
'There appear in the sky some flower-umbrellas, thirty, forty, or fifty yojanas in circumference, as far as a hundred thousand yojanas in circumference. Those Bodhisattvas there who perceive the noble pleasure and joy, and obtain the noble strength of thought, having caused a great and immeasurable and innumerable stock of good works to ripen, and having worshipped many hundred thousand nayutas of kotis of Buddhas, turn again to the world Sukhavati in one morning, through the favor of practising the former prayers of the same Tathagata Amitayus, owing to the hearing of the Dharma formerly given, owing to the stock of good works produced under former Jinas, owing to the perfect completion in the success of former prayers, owing to the well-ordered state of mind.
#38. 'And again, O Ananda, all those beings who have been born in that Buddha country recite the story of the Dharma, which is accompanied by omniscience. And for the beings in that Buddha country there exists no idea of property whatever. And all those going and walking through that Buddha country feel neither pleasure nor pain; stepping forward they have no desire, and with desire they do not step forward. They give no thought to any beings. And again, O Ananda, for those beings who have been born in that world Sukhavati, there is no idea of others, no idea of self, no idea of inequality, no strife, no dispute, no opposition. Full of equanimity, of benevolent thought, of tender thought, of affectionate thought, of useful thought, of serene thought, of firm thought, of unbiassed thought, of undisturbed thought, of unagitated thought, of thought fixed on the practice of discipline and transcendent wisdom, having entered on knowledge which is a firm support to all thoughts, equal to the ocean in wisdom, equal to the mountain Meru in knowledge, rich in many good qualities, delighting in the music of the Bodhyangas, devoted to the music of Buddha, they discard the eye of flesh, and assume the heavenly eye.
'And having approached the eye of wisdom, having reached the eye of the Dharma, producing the eye of Buddha, showing it, lighting it, and fully exhibiting it, they attain perfect wisdom. And being bent on the equilibrium of the three elements, having subdued and calmed their thoughts endowed with a perception of the causes of all things, clever in explanation of causes, endowed with the power of explaining the Dharma or things such as they really are, clever in taking and refusing, clever in leading and not leading, clever in resting, they, being regardless of worldly stories, derive true pleasures from stories transcending the world. They are clever in examining all things, familiar with the knowledge of the cessation of the working of all things, perceiving even what cannot be seen, caring for nothing, attached to nothing, without cares, without pain, free without clinging to anything, free from impurity, of blameless behavior, not clinging to anything, intent on the deep or profound laws, they do not sink, elevated to the entrance into the knowledge of Buddha difficult to comprehend, having obtained the path of one vehicles, free from doubt, beyond the reach of questionings, knowing the thoughts of others, free from self-confidence.
'Being elevated in knowledge, they are like Mount Sumeru; being imperturbable in thought, they are like the ocean; they surpass the light of the sun and moon, by the light of wisdom, and by the whiteness, brilliancy, purity, and beauty of their knowledge; by their light and splendor, they are like the color of molten gold; by their patiently bearing the good and evil deeds of all beings, they are like the earth; by their cleaning and carrying off the taint of all sins, they are like water; by their burning the evil of pride in anything, they are like the king of fire ; by not clinging to anything, they are like the wind; by pervading all things and yet not caring for anything, they are like the ether; by not being tainted by the whole world, they are like lotuses; by their shouting forth the Dharma, they are like the great cloud at the rainy season; by showering down the whole ocean of the Dharma, they are like the great rain; by overpowering great troops, they are like bulls; by the highest restraint of their thoughts, they are like great elephants; by being well trained, they are like noble horses; by their fearlessness, confidence, and heroism, they are like the lion, the king of beasts; by affording protection to all beings, they are like the fig-tree, the king of trees; by not being shaken by any calumniators, they are like the Sumeru, the king of mountains; by their feeling of unlimited love, they are like the sky; by their precedence, owing to their command of the Dharma, and their stock of all merit, they are like the great Brahman; by their not dwelling in what they have accumulated, they are like birds; by their scattering all calumniators, they are like Garuda, king of birds; by their not being averse to our obtaining difficult things, they are like the Udumbara flowers; calm like elephants, because their senses are neither crooked nor shaken; clever in decision, full of the sweet flavor of patience; without envy, because they do not hanker after the happiness of others; wise, because in their search after the Dharma, never tired of discussions on the Dharma; like the precious beryl, through their value; like jewel-mines, by their sacred knowledge; sweet-sounding by the noise of the great drum of the Dharma, striking the great kettledrum of the Dharma, blowing the great trumpet-shell of the Dharma, raising the great banner of the Dharma, lighting the torch of the Dharma, looking for wisdom, not foolish, faultless, passionless, pure, refined, not greedy, fond of distributing, generous, open-handed, fond of distributing gifts, not stingy in giving instruction and food, not attached, without fear, without desires, wise, patient, energetic, bashful, orderly, fearless, full of knowledge, happy, Pleasant to live with, obliging, enlightening the world, free from sorrow, free from taint, having left off the winking of the eye, possessing lightly acquired knowledge, strong in reasoning, strong in prayer, not crooked, not perverse; then, having accumulated a hundred thousand nayutas of kotis of lakshas of virtue, delivered from the thorns of pride, free from illusion, hatred, and passion; pure, devoted to what is pure, famous by the Jina-power, learned in the world, elevated by their purified knowledge, sons of the Jina, endowed with the vigor of thought, heroes, firm, unselfish, free from faults, unequalled, free from anger, collected, noble, heroes, bashful, energetic, possessed of memory, understanding, and prudence; sending forth the weapons of knowledge, possessed of purity, shining, free from faults and taints, endowed with memory, resting on serene knowledge. And such, O Ananda, are the beings in that Buddha country, stated briefly. But if the Tathagatas should describe them fully, even in a length of life that should last for a hundred thousand nayutas of kotis of kalpas, yet the end of the virtues of those good people would not be reached, and yet there would be no failure of the self-confidence of the Tathagata. And why? Because, O Ananda, both are indeed inconceivable and incomparable, that is, first, the virtues of those Bodhisattvas, and secondly, the unsurpassed light of knowledge of the Tathagata.
#39. 'And now, O Ananda, stand up, facing westward, and having taken a handful of flowers, fall down. This is the quarter where that Bhagavat Amitabha, the Tathagata, holy and fully enlightened, dwells, remains, supports himself, and teaches the Dharma, whose spotless and pure name, famed in every quarter of the whole world with its ten quarters, the blessed Buddhas, equal to the grains of the sand of the river Ganges, speaking and answering again and again without stopping, extol, praise, and eulogize.'
After this, the blessed Ananda said this to the Bhagavat : 'I wish, O Bhagavat, to see that Amitabha, Amitaprabha, Amitayus, the Tathagata, holy and fully enlightened, and those noble-minded Bodhisattvas, who are possessed of a stock of merit amassed under many hundred thousand nayutas of kotis of Buddhas.'
At that moment this speech was spoken by the blessed Ananda, and immediately that Amitabha, the Tathagata, holy and fully enlightened, let such a ray of light go out of the palm of his own hand, that even the most distant Buddha country was shining with the great splendor. And again at that time, whatever black mountains, or jewel-mountains, or Merus, great Merus, Mukilindas, great Mukilindas, Chakravadas, great Chakravadas, or erections, or pillars, trees, woods, gardens, palaces, belonging to the gods and men, exist everywhere in hundred thousand kotis of Buddha countries; all these were pervaded and overcome by the light of that Tathagata.
And as a man, followed by another at a distance of a fathom only, would see the other man, when the sun has risen, exactly in the same manner the Bhikkhus, Bhikkhunis, Upasakas, Upasikas, gods, Nagas, Yakshas, Rakshasas, Gandharvas, Asuras, Garudas, Kinnaras, Mahoragas, men and not-men, in this Buddha country, saw at that time that Amitabha, the Tathagata, holy and fully enlightened, like the Sumeru, the king of mountains, elevated above all countries, surpassing all quarters, shining, warming, glittering, blazing; and they saw that great mass of Bodhisattvas, and that company of Bhikshus, that is, by the grace of Buddha, from the pureness of that light.
And as this great earth might be, when all covered with water, so that no trees, no mountains, no islands, no grasses, bushes, herbs, large trees, no rivers, chasms, water-falls, would be seen, but only the one great earth which had all become an ocean, in exactly the same manner there is neither mark nor sign whatever to be seen in that Buddha country, except Sravakas, spreading their light over a fathom, and those Bodhisattvas, spreading their light over a hundred thousand kotis of yojanas.
And that Bhagavat Amitabha, the Tathagata, holy and fully enlightened, overshadowing that mass of Sravakas and that mass of Bodhisattvas, is seen, illuminating all quarters. Again at that time all those Bodhisattvas, Srivakas, gods and men in that world Sukhavati, saw this world Saha and Shakyamuni, the Tathagata, holy and fully enlightened, surrounded by a holy company of Bhikshus, teaching the Dharma.
#40. Then, the Bhagavat addressed the nobleminded Bodhisattva Ajita, and said: 'Do you see, O Ajita, the perfection of the array of ornaments and good qualities in that Buddha country; and above in the sky places with charming parks, charming gardens, charming rivers and lotus lakes, scattered with many precious Padmas, Utpalas, Kumudas, and Pundarikas; and below, from the earth to the abode of the Akanishthas, the surface of the sky, covered with flowers, ornamented with wreaths of flowers, shining on the rows of many precious columns, frequented by flocks of all kinds of birds created by the Tathagata?'
The Bodhisattva Ajita said: 'I see, O Bhagavat.'
The Bhagavat said: 'Do you see again, O Ajita, those flocks of immortal birds, making the whole Buddha country resound with the voice of Buddha, so that those Bodhisattvas are never without meditating on Buddha?'
Ajita said: 'I see, O Bhagavat.'
The Bhagavat said: 'Do you see again, O Ajita, those beings, who have ascended to the palaces which extend over a hundred thousand yojanas in the sky, walking about respectfully?'
Ajita said: 'I see, O Bhagavat.'
The Bhagavat said: 'What do you think, O Ajita, is there any difference between the gods called Paranirmitavasavartins, and men in the world Sukhavati?'
Ajita said: 'I do not, O Bhagavat, perceive even one difference, so far as the men in that world of Sukhavati are endowed with great supernatural powers.'
The Bhagavat said: 'Do you see again, O Ajita, those men dwelling within the calyx of excellent lotus-flowers in that world Sukhavati?'
He said: 'As gods called Trayastrimsas or Yamas, having entered into palaces of fifty or hundred or five hundred yojanas in extent, are playing, sporting, walking about, exactly in the same manner I see, O Bhagavat, these men dwelling within the calyx of excellent lotus-flowers in the world Sukhavati.
#41. 'Again there are, O Bhagavat, beings who, being born miraculously, appear sitting cross-legged in the lotus-flowers. What is there, O Bhagavat, the cause, what the reason, that some dwell within the calyx, while others, being born miraculously, appear sitting cross-legged in the lotus-flowers?'
The Bhagavat said: 'Those Bodhisattvas, O Ajita, who, living in other Buddha countries, entertain doubt about being born in the world Sukhavati, and with that thought amass a stock of merit, for them there is the dwelling within the calyx. Those, on the contrary, who are filled with faith, and being free from doubt, amass a stock of merit in order to be born in the world Sukhavati, and conceive, believe, and trust in the perfect knowledge of the blessed Buddhas, they, being born miraculously, appear sitting cross-legged in the flowers of the lotus. And those noble-minded Bodhisattvas, O Ajita, who, living in other Buddha countries, raise their thought in order to see Amitabha, the Tathagata, holy and fully enlightened, who never entertain a doubt, believe in the perfect knowledge of Buddha and in their own stock of merit, for them, being born miraculously, and appearing cross-legged, there is in one minute, such a body as that of other beings who have been born there long before. See, O Ajita, the excellent, immeasurable, unfailing, unlimited wisdom, that namely for their own benefit they are deprived during five hundred years of seeing Buddhas, seeing Bodhisattvas, hearing the Dharma, speaking about the Dharma with others, and thus collecting a stock of merit; they are indeed deprived of the successful attainment of every stock of merit, and that, through their forming ideas tainted with doubt.
'And, O Ajita, there might be a dungeon belonging to an anointed Kshatriya king, inlaid entirely with gold and beryl, in which cushions, garlands, wreaths and strings are fixed, having canopies of different colors and kind, covered with silk cushions, scattered over with various flowers and blossoms, scented with excellent scents, adorned with arches, courts, windows, pinnacles, fire-places, and terraces, covered with nets of bells of the seven kinds of gems, having four angles, four pillars, four doors, four stairs; and the son of that king having been thrown into the dungeon for some misdeed is there, bound with a chain made of the Jambunada gold. And suppose there is a couch prepared for him, covered with many woollen cloths, spread over with cotton and feather cushions, having Kalinga coverings, and carpets, together with coverlids, red on both sides, beautiful and charming. There he might be then either sitting or resting. And there might be brought to him much food and drink, of various kinds, pure and well prepared. What do you think, O Ajita, would the enjoyment be great for that prince?'
Ajita said: 'Yes, it would be great, O Bhagavat.'
The Bhagavat said: 'What do you think, O Ajita, would he even taste it there, and notice it, or would he feel any satisfaction from it?'
He said: 'Not indeed, O Bhagavat; but on the contrary, when he had been led away by the king and thrown into the dungeon, he would only wish for deliverance from there. He would seek for the nobles, princes, ministers, women, elders (rich merchants), householders, and lords of castles, who might deliver him from that dungeon. Moreover, O Bhagavat, there is no pleasure for that prince in that dungeon, nor is he liberated, until the king shows him favor.'
The Bhagavat said: 'Thus, O Ajita, it is with those Bodhisattvas who, having fallen into doubt, amass a stock of merit, but doubt the knowledge of Buddha. They are born in that world Sukhavati, through the hearing of Buddha's name, and through the serenity of thought only; they do not, however, appear sitting cross-legged in the flowers of the lotus, being born miraculously, but dwell only in the calyx of the lotus-flowers. Moreover for them there exist ideas of palaces and gardens. There is no discharge, there is no phlegm or mucus, there is nothing disagreeable to the mind. But they are deprived of seeing Buddhas, hearing the Dharma, seeing Bodhisattvas, speaking about and ascertaining the Dharma, gathering any new stock of merit, and practicing the Dharma, during five hundred years. Moreover they do not rejoice there or perceive satisfaction. But they wish to remove one another, and then they step out behind. And it is not known whether their exit takes place above, below, or across.
'See, O Ajita, there might be worshippings of many hundred thousand nayutas of kotis of Buddhas during those five hundred years, and also many, immense, innumerable, immeasurable stocks of merit to be amassed. But all this they destroy by the fault of doubt. See, O Ajita, to how great an injury the doubt of the Bodhisattvas leads. Therefore now, O Ajita, after the Bodhisattvas without doubting have quickly raised their thoughts towards Bodhi, in order to obtain power of conferring happiness for the benefit of all creatures, their stock of merit should be turned towards their being born in the world Sukhavati, where the blessed Amitabha, the Tathagata, holy and fully enlightened, dwells.'
#42. After these words, the Bodhisattva Ajita thus spoke to the Bhagavat: 'O Bhagavat, will the Bodhisattvas, who have gone away from this Buddha country, or from the side of other blessed Buddhas, be born in the world Sukhavati?'
The Bhagavat said: 'Indeed, O Ajita, seventy-two nayutas of kotis of Bodhisattvas are gone away from this Buddha country, who will be born in the world Sukhavati; Bodhisattvas, who will never return, thanks to the stock of merit, which they have accumulated under many hundred thousand nayutas of kotis of Buddhas. What then shall be said of those with smaller stocks of merit?
1. Eighteen hundred nayutas of kotis of Bodhisattvas will be born in the world Sukhavati from the place of the Tathagata Dushprasaha.
2. There lives in the Eastern quarter the Tathagata named Ratnakara. From his place ninety kotis of Bodhisattvas will be born in the world Sukhavati.
3. Twenty-two kotis of Bodhisattvas will be born in the world Sukhavati from the place of the Tathagata Jyotishprabha.
4. Twenty-five kotis of Bodhisattvas will be born in the world Sukhavati from the place of the Tathagata Amitaprabha.
5. Sixty kotis of Bodhisattvas will be born in the world Sukhavati from the place of the Tathagata Lokapradipa.
6. Sixty-four kotis of Bodhisattvas will be born in the world Sukhavati from the place of the Tathagata Nagabhibhu.
7. Twenty-five kotis of Bodhisattvas will be born in the world Sukhavati from the place of the Tathagata Virajaprabha.
8. Sixteen kotis of Bodhisattvas will be born in the world Sukhavati from the place of the Tathagata Simha.
9. Eighteen thousand Bodhisattvas will be born in the world Sukhavati from the place of the Tathagata Simha.
10. Eighty-one nayutas of kotis of Bodhisattvas will be born in the world Sukhavati from the place of the Tathagata Srikuta.
11. Ten nayutas of kotis of Bodhisattvas will be born in the world Sukhavati from the place of the Tathagata Narendraraja.
12. Twelve thousand Bodhisattvas will be born in the world Sukhavati from the place of the Tathagata Balabhijna.
13. Twenty-five kotis of Bodhisattvas, who have obtained strength, having gone to one place in one week of eight days, and having turned to the West during ninety hundred thousand nayutas of kotis of kalpas, will be born in the world Sukhavati from the place of the Tathagata Pushpadhvaga.
14. Twelve kotis of Bodhisattvas will be born in the world Sukhavati from the place of the Tathagata Jvalanadhipati.
15. From the place of the Tathagata Vaisaradyaprapta, sixty-nine kotis of Bodhisattvas will be born in the world Sukhavati, in order to see the Tathagata Amitabha, to bow before him, to worship him, to ask questions of him, and to consult him.
'For this reason, O Ajita, I might proclaim during a full nayuta of kotis of kalpas the names of those Tathagatas, from whom the Bodhisattvas proceed in order to see that Tathagata Amitabha in the world Sukhavati, to bow before him, and to worship him, and yet the end could not be reached.
#43. 'See, O Ajita, what easy gains are gained by those beings who will hear the name of the Tathagata Amitabha, holy and fully enlightened. Nor will those beings be of little faith, who will obtain at least one joyful thought of that Tathagata and of this treatise of the Dharma. Therefore now, O Ajita, I invite you, and command you to proclaim this treatise of the Dharma, before the world together with the gods. Having plunged into the vast universe full of fire, no one ought to turn back, if he has but once conceived the thought of going across. And why? Because kotis of Bodhisattvas indeed, O Ajita, return from the highest perfect knowledge, on account of not hearing such treatises of the Dharma as this. Therefore, from a wish for this treatise of the Dharma, a great effort should be made to hear, learn, and remember it, and to study it for the sake of fully grasping it and widely making it known. A good copy of it should be kept, after it has been copied in a book, if only during one night and day, or even during the time necessary for milking a cow.
'The name of Master should be given to a teacher who desires to conduct quickly innumerable beings to the state of never returning from the highest perfect knowledge, namely, in order that they may see the Buddha country of that blessed Amitabha, the Tathagata, and to acquire the excellent perfection of the array of good qualities peculiar to his own Buddha country.
'And, O Ajita, such beings will have easily gained their gains who, having amassed a stock of merit, having performed service under former Jinas, and having been guided by Buddhas, shall hear in future, until the destruction of the good Dharma, such-like excellent treatises of the Dharma, treatises which are praised, eulogized, and approved of by all Buddhas, and convey quickly the great knowledge of omniscience. And those also who, when they have heard it, shall obtain excellent delight and pleasure, and will learn, retain, recite and grasp, and wisely preach it to others, and be delighted by its study, or, having copied it at least, will worship it, will certainly produce much good work, so that it is difficult to count it.
'Thus indeed, O Ajita, I have done what a Tathagata ought to do. It is now for you to devote yourself to it without any doubt. Do not doubt the perfect and unfailing knowledge of Buddha. Do not enter into the dungeon made of gems built up in every way. For indeed, the birth of a Buddha, O Ajita, is difficult to be met with, so is the instruction in the Dharma, and also a timely birth. O Ajita, the way to gain the perfection of all stocks of merit has been proclaimed by me. Do now exert yourselves and move forward. O Ajita, I grant indeed a great favor to this treatise of the Dharma. Be valiant so that the laws of Buddhas may not perish or disappear. Do not break the command of the Tathagata.'
#44. Then at that time, the Bhagavat spoke these verses :
1. 'Such hearings of me will not be for people who have not done good; but those who are heroes and perfect, they will hear this speech.
2. 'And those by whom the Lord of the world, the enlightened and the light-giver, has been seen, and the law been heard reverentially, will obtain the highest joy.
3. 'Low people of slothful minds cannot find any delight in the laws of Buddha; those who have worshipped in the Buddha countries learn the service of the Lords of the three worlds.
4. 'As a blind man in darkness does not know the way, and much less can show it, so also he who is only a Sravaka in the knowledge of Buddha; how then should beings who are ignorant!
5. 'The Buddha only knows the virtues of a Buddha; but not gods, Nagas, Asuras, Yakshas, and Sravakas; even for Anekabuddhas there is no such way, as when the knowledge of a Buddha is being manifested.
6. 'If all beings had attained bliss, knowing the highest meaning in pure wisdom, they would not in kotis of kalpas or even in a longer time tell all the virtues of one Buddha.
7. 'Thereupon they would attain Nirvana, preaching for many kotis of kalpas, and yet the measure of the knowledge of a Buddha would not be reached, for such is the wonderfulness of the knowledge of the Jinas.
8. 'Therefore a learned man of an intelligent race who believes my words, after having perceived all paths of the knowledge of the Jinas, should utter speech, saying, "Buddha is wise."
9. 'Now and then a man is found, now and then a Buddha appears, knowledge of the object of faith is acquired after a long time; therefore one should strive to acquire the knowledge of the object of faith.'
#45. And while this treatise of the Dharma was being delivered, twelve kotis of nayutas of beings obtained the pure and spotless eye of the Dharma with regard to Dharmas. Twenty-four hundred thousand nayutas of kotis of beings obtained the Anagamin reward. Eight hundred Bhikshus had their thoughts delivered from faults so as to cling no more to anything. Twenty-five kotis of Bodhisattvas obtained resignation to things to come. And by forty hundred thousand nayutas of kotis of the human and divine race, thoughts such as had never risen before were turned toward the highest perfect knowledge, and their stocks of merit were made to grow toward their being born in the world Sukhavati, from a desire to see the Tathagata, the blessed Amitabha. And all of them having been born there, will in proper order be born in other worlds, as Tathagatas, called Manjusvara (sweet-voiced). And eighty kotis of nayutas having acquired resignation under the Tathagata Dipankara, never turning back again from the highest perfect knowledge, rendered perfect by the Tathagata Amitayus, practising the duties of former Bodhisattvas, will carry out, after they are born in the world Sukhavati, the duties enjoined in the former prayers.
#46. At that time this universe, the three millions of worlds, trembled in six ways. And various miracles were seen. On earth everything was perfect, and human and divine instruments were played, and the shout of joy was heard as far as the world of the Akanishthas.
#47. Thus spoke the Bhagavat enraptured, and the noble-minded Bodhisattva Ajita, and the blessed Ananda, the whole Assembly, and the world, with gods, men, spirits, mighty birds, and fairies, applauded the speech of the Bhagavat. The praise of the beauty of the excellences of Sukhavati, the country of the blessed Amitabha, the Tathagata, the entry of the Bodhisattva on the stage of never returning, the story of Amitabha, the Mahayanasutra of the Description of Sukhavati is finished.
LINKS:
Go to Boston Shinshu Home Page
Go to Pure Land Buddhism Page
Last modified: 1 December 2000
http://web.mit.edu/~stclair/www/larger.html
http://www4.bayarea.net/%7Emtlee