Saturday, September 30, 2006

TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (1948)

TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (1948)


LỜI MỞ ĐẦU

Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế giới,

Xét rằng việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, đượïc giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người,

Xét rằng điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng, phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền,

Xét rằng điều cốt yếu là phải phát triển những tương quan hữu nghị giữa các quốc gia,

Xét rằng, trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, các dân tộc đã tái xác nhận niềm tin vào những nhân quyền căn bản, vào phẩm cách và giá trị của con người, vào quyền bình đẳng nam nữ, cùng quyết tâm thúc đẩy tiến bộ xã hội và nâng cao mức sống trong một môi trường tự do hơn,

Xét rằng các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc để phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do căn bản,

Xét rằng một quan niệm chung về tự do và nhân quyền là điều tối quan trọng để thực hiện trọn vẹn cam kết ấy.

Vì vậy,

ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC

Công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xã hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên bình diện quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lãnh thỗ bị giám hộ.

Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.

Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.

Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền.

Điều 3: Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể.

Điều 4: Không ai có thể bị bắt làm nô lệ hay nô dịch; chế độ nô lệ và sự mua bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị cấm chỉ.

Điều 5: Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.

Điều 6: Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại đâu.

Điều 7: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này.

Điều 8: Ai cũng có quyền yêu cầu tòa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận.

Điều 9: Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách độc đoán.

Điều 10: Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghiã vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.

Điều 11:

1. Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ.

2. Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế hiện hành; mà cũng không bị tuyên phạt một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp.

Điều 12: Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.

Điều 13:

1. Ai cũng có quyền tự do đi lại và cư trú trong quản hạt quốc gia.

2. Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình, và có quyền hồi hương.

Điều 14:

1. Khi bị đàn áp, ai cũng có quyền tìm nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại các quốc gia khác.

2. Quyền này không được viện dẫn trong trường hợp sự truy tố thực sự chỉ căn cứ vào những tội trạng không có tính cách chính trị hay vào những hành động trái với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.

Điều 15:

1. Ai cũng có quyền có quốc tịch.

2. Không ai có thể bị tước quốc tịch hay tước quyền thay đổi quốc tịch một cách độc đoán.

Điều 16:

1. Đến tuổi thành hôn, thanh niên nam nữ có quyền kết hôn và lập gia đình mà không bị ngăn cấm vì lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có quyền bình đẳng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú cũng như khi ly hôn.

2. Hôn thú chỉ có giá trị nếu có sự thuận tình hoàn toàn tự do của những người kết hôn.

3. Gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và phải được xã hội và quốc gia bảo vệ.

Điều 17:

1. Ai cũng có quyền sở hữu, hoặc riêng tư hoặc hùn hiệp với người khác.

2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán.

Điều 18: Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.

Điều 20:

1. Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.

2. Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn.

Điều 21:

1. Ai cũng có quyền tham gia chính quyền của quốc gia mình, hoặc trực tiếp hoặc qua các đại biểu do mình tự do lựa chọn.

2. Ai cũng có quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.

3. Ý nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia; ý nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự.

Điều 22: Với tư cách là một thành viên của xã hội, ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội, cũng như có quyền đòi được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho nhân phẩm và sự tự do phát huy cá tính của mình, nhờ những nỗ lực quốc gia, sự hợp tác quốc tế, và theo cách tổ chức cùng tài nguyên của quốc gia.

Điều 23:

1. Ai cũng có quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp.

2. Cùng làm việc ngang nhau, mọi người được trả lương ngang nhau, không phân biệt đối xử.

3. Người làm việc được trả lương tương xứng và công bằng, đủ để bảo đảm cho bản thân và gia đình một đời sống xứng đáng với nhân phẩm, và nếu cần, sẽ được bổ sung bằng những biện pháp bảo trợ xã hội khác.

4. Ai cũng có quyền thành lập nghiệp đoàn hay gia nhập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.

Điều 24: Ai cũng có quyền nghỉ ngơi và giải trí, được hưởng sự hạn định hợp lý số giờ làm việc và những ngày nghĩ định kỳ có trả lương.

Điều 25:

1. Ai cũng có quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đình kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở, y tế và những dịch vụ cần thiết; ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa bụa, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ý muốn.

2. Sản phụ và trẻ em được đặc biệt săn sóc và giúp đỡ. Tất cả các con, dầu là chính thức hay ngoại hôn, đều được hưởng bảo trợ xã hội như nhau.

Điều 26:

1. Ai cũng có quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí ít nhất ở cấp sơ đẳng và căn bản. Giáo dục sơ đẳng có tính cách cưỡng bách. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được phổ cập. Giáo dục cao đẳng phải được phổ cập cho mọi sinh viên trên căn bản bình đẳng, lấy thành tích làm tiêu chuẩn.

2. Giáo dục phải nhằm phát huy đầy đủ nhân cách, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản; phải đề cao sự thông cảm, bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo, đồng thời yểm trợ những hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong việc duy trì hoà bình.

3. Cha mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn giáo dục cho các con.

Điều 27:

1. Ai cũng có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, thưởng ngoạn nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ ấy.

2. Ai cũng được bảo vệ bởi những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những sản phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật của mình.

Điều 28: Ai cũng có quyền được hưởng một trật tự xã hội và trật tự quốc tế trong đó những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này có thể được thực hiện đầy đủ.

Điều 29:

1. Ai cũng có nghiã vụ đối với cộng đồng trong đó nhân cách của mình có thể được phát triển một cách tự do và đầy đủ.

2. Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngõ hầu những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn.

3. Trong mọi trường hợp, những quyền tự do này không thể hành xử trái với những mục tiêu và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.

Điều 30: Không một điều khoản nào trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích để cho phép một quốc gia, một đoàn thể, hay một cá nhân nào được quyền hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu hủy những quyền tự do liệt kê trong Tuyên Ngôn này.

(Phỏng theo bản dịch của Trung Tâm Việt Nam Về Nhân Quyền
với sự tu chính của Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Nhân Quyền.)

Thursday, September 28, 2006

VIET NAM QUE HUONG TOI




Sunday, September 17, 2006

Đã đến lúc phụ huynh nên dạy con mình “có giáo dục” hơn khi sử dụng các kỹ thuật thông tin hiện đại

Đã đến lúc phụ huynh nên dạy con mình “có giáo dục” hơn khi sử dụng các kỹ thuật thông tin hiện đại
Sep 17, 2006

Photo courtesy: Yahoo Image
Photo courtesy: Yahoo Image

Cali Today News - Không phải vô lý khi có nhà giáo dục đã gọi thế hệ trẻ bây giờ là “generation rude” (thế hệ cộc cằn). Bạn thử quan sát và so sánh thế giới của con mình với thế giới của nình cách đây 20 hay 30 năm về trước, sẽ thấy ngay bây giờ thế giới con mình bị bao vây bởi TV, Web, Net, điện thoại cell phones và instant messaging.

Không phải tất cả mọi đứa trẻ và thanh thiếu niên đều “ cục cằn, thô thiển và thậm chí bần tiện”(rude, crude and even mean) nhưng quả thật đã đến lúc cha mẹ cần phải dạy cho con biết về cái gọi là “tecnomanners” rồi.

Theo các chuyên viên tâm lý, đối với 1 cô gái mới lớn, không có gì xúc phạm và làm đau lòng hơn là bật cell phone thì nhận ngay cái message của bạn trai thật thân nhắn vào là “làm ơn đừng có gọi nữa, được không?”

Hiện nay có tới gần 50% học sinh từ 12 đến 17 tuổi xài cell phone và cứ 10 đứa thì có 9 đứa sử dụng Internet. Thật kỳ lạ, càng bị “dính vào” (the more they are wired) thì chúng càng cộc cằn thô lỗ không còn thanh lịch như xưa nữa!

Có hai chi tiết về thế giới này. Đầu tiên cha mẹ không có mặt bên cạnh con để mắng “con ăn nói như thế hả?” hay “hãy kính trọng phụ nữ một chút chứ!”. Thứ nhì bọn trẻ có cảm giác chúng có thể nói thẳng những gì mà... có cho vàng ròng chúng cũng chẳng dám hé răng khi đí diện với đương sự, vì trước mặt chúng là máy móc vô hồn và khoảng không gian hoàn toàn tự do.

Nhưng giáo dục không bao giờ từ trên trời rơi xuống, nên giáo dục về cyberspace cho con cái là chuyện phải tiến hành, trước khi thói quen này trở thành quá nặng khó chữa được.

Các nhà giáo dục đề ra 5 biện pháp giúp cho các phụ huynh:

1.Yên lặng là vàng:

Dạy con phải tắt cell phone trong nhà hàng, Viện bảo tàng, hòa nhạc, các khu vực thuộc khu vực công cộng nhu thư viện. Nếu cú điện thoại quá quan trọng thì dùng hệ thống rung (vibration) của điện thoại, rồi kín đáo tìm chỗ nào vắng hay không có người nào để nói chuyện. Ngoài ra dạy con không được chụp hình “liên tu bất tận” bằng cái cell phone, có khi lại phải ra tòa thì phiên! Phải xin phép trước mới được chụp hình sau. Theo luật liên bang chụp hình không xin phép bằng cell phone như thế là “video voyeurism” mà hậu quả pháp luật lắm khi rất phiền phức.

2. Cha mẹ hãy làm gương trước hết:

Con cái luôn xem cha mẹ là các role model. Chúng âm thầm bắt chước mà nhiều khi cha mẹ cũng không biết. Các kết quả khảo sát cho hay có đến 1/3 các thanh thiếu niên đã “dám” nói vào instant message những câu mà bình thương chúng không dám nói với người gió mặt đối mặt. Cho nên nếu bạn có nói chuyện qua cell phone mà biết có thể con cái đâu đó, bạn nên coi chừng cách ăn nói của mình.

3. Lễ phép:

Có ai nói quá đúng là “lễ phép là thái độ của vua chúa”. Thường trẻ tự tin có kèm theo lễ độ. Dạy con đừng bao giờ nhắn message trong phone theo kiều “đừng bao giờ gọi cho tôi nữa nghe không” hay “Ê, nhỏ lát nữa gặp lại lúc 5 giờ nghe không?”. Trong thế giới “wired world” quá cục cằn và thô kệch, thái độ lễ phép của con bạn sẽ… nổi bật. Nó cần tỏ thái độ này không những với thầy cô, họ hàng, counselers, mà nó có gửi e-mail mà còn lễ phép và nhún nhường mọi lúc, mọi nơi và với…mọi người nữa.

4. Tuyệt đối không gửi chia buồn bằng e-mail:

Điện thư là cốt để cho tiện lợi khi giao thương trong xã hội, nhưng đụng tới chuyện con tim thì không nói chuyện tiện lợi hay tiện dụng được đâu. Nếu không nó trở nên… ti tiện đấy! Dạy con nên chịu khó gửi thiệp mọi thứ cho mọi loại người vào các dịp chúc sinh nhật, chia buồn, chúc mừng, khích lệ hay lễ nào quan trọng bằng cách viết tay. Mà phải bằng viết mực, không phải viết chì. Đó là ngôn ngữ “đi từ con tim đến con tim, không qua máy điện toán” sẽ có tác dụng lớn lao lâu dài mà người nhận không bấm nút “delete” được. Họ sẽ cất giữ đấy. Có ai mời đám cưới bằng e-mail đâu!

5. Bạn đừng tỏ ra là kiểàu cha mẹ “multi-task”:

Bạn đừng bao giờ trả lời e-mail hay check mấy cái voice messages hay tồn trữ các portfolio mà lại đang tán gẫu với con cái hay xem chúng chơi đá banh trong trường. Sau này nó mà bắt chước bạn thì làm cái gì cũng hỏng bét. Đời sống hiện đại không bao giờ không vội lên, chính chúng ta đang vội lên mà cứ tưởng mình đúng!

Hồng Quang theo FamilyCircle
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=15dd2d3eb94fc147d6c1cbf5f1b50537

Friday, September 15, 2006

Kinh tang Thay " Poem for you today"

Kinh tang Thay " Poem for you today"

From " Orchid"

HOA PHONG LAN CHỜ ĐỢI
I would like to take my leave now,

TÔI MUỐN ĐEM CÁNH HOA CỦA TÔI
To go in this liberal time,

THEO THỜI GIAN TỰ DO NÀY
To return with both hands

ĐI RỒI VỀ VỚI CẢ ĐÔI TAY
The excess of what I've been allowed.

VƯỢT NGOÀI NHỮNG GÌ CHO PHÉP TÔI
A liberal going is such a beautiful thing!

SỰ TỰ DO SẼ ĐẸP NHƯ THẾ
Like nurturing an orchid:

GIỐNG NHƯ VUN TRỒNG HOA PHONG LAN
Live quietly

SỐNG HOÀN TOÀN YÊN LẶNG
On what has been abandoned with reluctance;

TỪ BỎ NHỮNG GÌ KHÔNG THÍCH
Stretch out stalks

VƯƠNG RA TRÔNG OAI VỆ
And make your own flower buds -
With regret almost.

LÀM CHO NỤ HOA CHÍNH MÌNH KHÔNG NUỐI TIẾC

Thursday, September 14, 2006

Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp cho hàng ngàn nguời ở California

Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp cho hàng ngàn nguời ở California
Sep 13, 2006 Hơn 3000 người đã kéo tới thành phố Pasadena ở miền nam California hôm qua để tham dự cuộc thuyết pháp 3 ngày của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Có 400 vị Sư Tây Tạng và Mông Cổ vận áo cà sa cổ truyền, cùng với hàng ngàn tín đồ Phật Giáo đã tham dự buổi thuyết pháp đăc biệt này.

Nhiều Phật tử đến các những thành phố xa xôi như New Jersey, Mexico City. Xa hơn nữa là Nepal. Bà Joann White đến từ New Jersey nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma uy nghi như một vị thánh, với những lời giảng dạy làm cho Phật tử say mê và có cảm giác bình an để chia xẻ với người khác về sự hiểu biết của mình trên lãnh vực tâm linh.

Đây là lần thứ 12 ngài đã viếng thăm vùng Los Angeles. Mỗi khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thuyết giảng thì vé bán hết sạch. Ngài cũng sẽ thuyết giảng về Phật sự tại Pasadena Civic Auditorium, và một cuộc nói chuyện ở thành phố Universal City vào ngày thứ tư tại sân khấu lộ thiên Gibson Amphitheater có 6500 chỗ ngồi. Đề tài mà Ngài thuyết giảng lần này là sự thông cảm, nguồn gốc của hạnh phúc. Bà Christine Lau một cư dân gốc Trung Hoa sinh sống tại Los Angeles cho biết bà cũng đã đến đây 2 năm trước, bà rất cảm động bởi sự hiện diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma và tư tưởng của Ngài. Lần này gia đình bà cố gắng đến đây lần nữa vì Đức Đạt Lai Lạt Ma đã luống tuổi, không biết bà còn cơ hội nào khác được nghe ngài thuyết giảng nữa hay không. Bà đã nghỉ việc sở để đến hội truờng, vui thích được hưởng những thời khắc này.

Ngày 26 tháng 9 thì Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ trở lại để gởi thông điệp về đạo Phật cho 11,000 phụ nữ sẽ tham dự Nghị Hội Phụ nữ do Thống Đốc tiểu bang California và phu nhân tổ chức tại Trung tâm Long Beach Civic Center.

Đức Đạt Lai Lạt Ma được người dân Tây Tạng kính trọng ngưỡng mộ như nhà lãnh đạo tinh thần tối cao. Ngài đã được trao giải Nobel Hòa Bình hồi năm 1989, gần thời điểm đánh dấu 40 năm quân đội cộng sản Trung Quốc tiến chiếm Tây Tạng quê hương của ngài. Ngài đã phải trốn thoát qua Ấn Độ vào năm 1959, sau khi cuộc tổng nổi dậy chống chế độ Trung Cộng bị thất bại. Nhà lãnh đạo tinh thần 71 tuổi của Tây Tạng vẫn không thay đổi một thông điệp cốt lõi, kể từ khi ngài được tấn phong làm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào năm 1940, rồi lưu vong ra hải ngoại đến thành phố Dharamsala 19 năm sau đó. Vào hồi đầu tuần, Bộ trưởng Công Dân và Di Trú Canada đã trao tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma tư cách công dân danh dự.

Trong khi đó thì nhà cầm quyền Trung Cộng gọi Ngài là một kẻ gây chia rẽ nguy hiểm, caó buộc rằng ngài đang vận động giành lại sự độc lập tự do cho Tây Tạng là quê cha đất tổ của Ngài. Họ chống đối dữ dội trước hành động của Canada, gọi việc này là quái đản và đe dọa sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước. Hồi tháng 6, Quốc Hội Canada đã bỏ phiếu với số phiếu tuyệt đối, đồng ý trao tặng tư thế công dân danh dự cho hai nhà lãnh đạo nhân quyền là ông Nelson Mandela của Nam Phi và nhà ngoại giao Raoul Wallenberg của Thụy Điển.
(Theo SBTN)

http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=d7c9ed24f74513fedfbff58be2d02712

Tuesday, September 12, 2006

BỒ ĐỀ QUYẾN THUỘC






Monday, September 11, 2006

BỒ ĐỀ QUYẾN THUỘC






Saturday, September 09, 2006

Vietnam keen on increased cooperation with India

Vietnam keen on increased cooperation with India

Vietnam keen on increased cooperation with India

Thiruvanathapuram, Sept 09: Vietnam on Friday said it was keen on stepping up multi-pronged cooperation with India in the area of industries and commerce.

Speaking at a workshop on 'Opportunities for doing business with Vietnam' here, Ton Sinh Thanh, Minister Councillor at the Vietnamese Embassy in India, said that Kerala-based companies should do business in Vietnam and set up joint ventures in areas like tourism, IT, food processing, plantation and furniture.

Vietnam, where 94 per cent of the population is literate and skilled, was eager to work toward competing effectively in the Asia-Pacific region, he said.

"The economic relations between India and Vietnam have been expanding over the years, both quantitatively and qualitatively. Bilateral trade has increased from 50 million dollars in 1991 to 817 million dollars in 2005-06," he pointed out.

Thanh said that Vietnam had become one of the biggest FDI recipients from India, with over 50 million dollars of disbursed capital.

He said that his first visit to the state of Kerala was an affirmation of good bilateral relations between the two countries, which would provide a new momentum to traditional ties and cooperation to grow further.

"Kerala can play an important role in promoting multi-pronged cooperation between India and Vietnam," he said.

Vietnam had political and social stability and a fast-growing economy and was recognised by foreign investors as one of the safest areas in the Asia-Pacific region.

State Industries Minister Elamaram Kareem, who inaugurated the workshop, said that the Kerala government was keen on rapid industrialisation of the state and a new policy to achieve this would be announced soon.

Bureau Report

Thursday, September 07, 2006

NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT

NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT

Subject: The Sea by First Graders

Subject: The Sea by First Graders

SỰ SỐNG BAN ĐẦU CỦA BIỂN

The Sea by First Graders
This is an octopus. It has eight testicles. (Kelly age 6)

ĐÂY LÀ CON BẠCH TUỘT, NÓ CÓ TÁM CÁI VÒI

Oysters' balls are called pearls. (James age 6)

CON HÀU DẸP DẸP NÓ ĐƯỢC GỌI LÀ CON TRAI

If you are surrounded by sea you are an Island. If you don't have sea all around

NẾU ĐƯỢC BAO QUANH BỞI BIỂN THÌ LÀ HÒN ĐẢO, NẾU KHÔNG CÓ BIỂN XUNG QUANH THÌ LÀ LỤC ĐỊA

you, you are incontinent. (Wayne age 7)

I think sharks are ugly and mean, and have big teeth, just like Emily Richardson.

TÔI NGHĨ NHỮNG CON CÁ MẬP RẤT TỆ, CHÚNG CÓ RĂNG BỰ VÀ RẤT BÉN, GIỐNG NHƯ EMILY RICHARDSON, NÓ KHÔNG PHẢI LÀ BẠN CỦA TÔI

She's not my friend no more. (Kylie age 6)

A Dolphin breathes through an asshole on the top of its head. (Billy age 6)

CON CÁ HEO THỞ BẰNG LỔI MỦI NGAY TRÊN ĐỈNH ĐẦU CỦA NÓ

My uncle goes out in his boat with pots, and comes back with crabs. (Millie age 6)

CHÚ TÔI ĐI RA BIỂN VỚI NHỮNG CÁI GIỎ, TRỞ VỀ VỚI GIỎ CUA

When ships had sails, they used to use the trade winds to cross the ocean.

KHI TÀU CHẠY, HỌ THƯỜNG SỬ DỤNG TÀU BUỒM THƯƠNG BUÔN BĂNG QUA ĐẠI DƯƠNG
Sometimes, when the wind didn't blow, the sailors would whistle to make the wind

KHI KHÔNG CÓ GIÓ, THỦY THỦ HUÝT GIÓ ĐỂ GỌI GIÓ ĐẾN

come. My brother said they would be better off eating beans. (William age

7)

EM TRAI TÔI NÓI TỐT NHẤT LÀ KHÔNG ĂN ĐẬU

I like mermaids. They are beautiful, and I like their shiny tails. How do mermaids get pregnant? (Helen age 7)

TÔI THÍCH NHỮNG NGƯỜI CÁ, CHÚNG TUYỆT ĐẸP, VÀ TÔI THÍCH NHỮNG CÁI ĐUÔI SÁNG BÓNG, LÀM THẾ NÀO NGƯỜI CÁ MANG BẦU NHỈ ?

Some fish are dangerous. Jelly fish can sting. Electric eels can give you a shock.

VÀI LOÀI CÁ NGUY HIỂM, CHÚNG NÓ CẮN. CÁ TRÌNH ĐIỆN LẠI GIỰT ĐIỆN

They have to live in caves under the sea where I think they have to plug themselves into chargers. (Christopher age 7)

CHÚNG SỐNG TRONG NHỮNG CÁI HANG DƯỚI BIỂN, NƠI CHÚNG GẮN VÀO ĐỂ SẠT ĐIỆN

When you go swimming in the sea, it is very cold, and it makes my willy small.
(Kevin age 6)

KHI BẠN BƠI LỘI TRONG BIỂN, NÓ RẤT LẠNH, NÓ LÀM MÌNH NHÁT CHÚT

There are a lot of suckers in the ocean. The Mafia put them there. (Russ age
5)

CÓ NHIỀU QUÁI VẬT TRONG BIỂN, MAFIA [IN ITALY] TẠO RA TẤT CẢ

Monday, September 04, 2006

PHẬT PHÁP HỮU DUYÊN