Friday, December 29, 2006

ĐÊM BUỒN GIÁNG SINH

Con số binh sĩ Mỹ tử trận tại Iraq đã lên tới trên 3,000 người

Dec 31, 2006 Cali Today News – Vào hôm nay chủ nhật, thêm 2 binh sĩ Hoa Kỳ bị hy sinh tại Iraq, khiến cho số binh sĩ Hoa Kỳ thiệt mạng tại Iraq lên tới con số trên 3000 người sau 46 tháng cuộc chiến Iraq nổ ra.

Với 2 binh sĩ hy sinh hôm nay, tổng số binh sĩ Hoa Kỳ hy sinh trong tháng 12 đã lên tới 111 người, và được xem là tháng đẫm máu nhất của quân đội Hoa Kỳ tại Iraq.

Và nếu tính cho cả năm 2006, thì số binh sĩ Hoa Kỳ thiệt mạng tại Iraq là 820 người.

Tình hình xung đột tại Iraq không có dấu hiệu giảm xuống sau khi treo cổ nhà độc tài S. Hussein.

Nguyễn Dương
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=5e83456387e45f6dba97f73cfcf9fd80

ĐÊM BUỒN GIÁNG SINH

Thế là Giáng Sinh cũng qua đi như mọi cuộc lẽ hay tiệc vui khác, để rồi tết dương lịch đến, và chuẩn bị đón tết cổ truyền; thế nhưng, nhạc giáng sinh, hình ảnh giáng sinh và những biểu tượng Noel, qua một tuần, vẫn còn quảng cáo nhan nhản, nhất là trên phương tiện truyền thông đại chúng.

Hát Với Ngôi Sao, Chuyện nhỏ, Nốt Nhạc Vui, lên đỉnh Olympia…nhiều chương trình giải trí các kênh truyền hình đều xen kẽ nhạc Giáng Sinh, câu hỏi đố vui Giáng Sinh, gợi ý chung quanh chủ đề Giáng sinh, giúp cho người dân VN học hiểu thêm giáo lý, lai lịch gốc gác của lịch sử tôn giáo Do Thái mà ông cha ta còn xa lạ, thế hệ hôm nay, tại xã hội VN, xem đó là tôn giáo văn minh tiến bộ, trân trọng và hãnh diện; và cái Tam Giáo đồng lưu kia được xếp vào loại cổ vật, lỗi thời, thế hệ trẻ không còn quan tâm, những chức sắc tôn giáo Á Châu, những nhà làm văn hoá truyền thống cũng không cần quan tâm trước sự mai một của những tôn giáo từng đồng hành cùng dân tộc qua hàng ngàn năm thạnh suy; và Tam giáo đó đang có một giá trị tâm linh nhất định mà Tây phương đang nâng niu như một báu vật. Dĩ nhiên, để cho chương trình mang âm hưởng Giáng Sinh đó được ra mắt quần chúng, quảng bá trước nủa tháng, kéo dài sau nửa tháng trên truyền thanh, truyền hình, báo chí, các chức sắc và tín hữu Kito giáo VN cũng phải chuẩn bị khá lâu và tốn kém khá nhiều cho các mục quảng cáo, trình diễn; cộng thêm không khí cởi mở hiện nay của nhà nước VN đối với các tôn giáo, ai đủ điều kiện, khả năng, và năng nổ cho tôn giáo mình, cứ việc phát triển. Thời đại cạnh tranh ngày nay, ai mạnh sẽ thắng, ai thụ động, tự mình đào mồ chôn mình, không ai can thiệp, không ai giúp đỡ, không ai thương mình nếu tự mình không thương chính tôn giáo mình; Vì thế, Kito giáo VN xứng đáng được phô diễn trước quần chúng , đi vào xã hội với nhiều khôn khéo của chính họ; Ngược lại, một số sư thấy thế, tự mình bó tay, so bì, than vãn, mà không biết nổ lực như người ta; còn lại, đại bộ phận các sư khác cũng tháp tùng chạy xe thưởng ngoạn đêm Noel, tạo thêm sự hưng phấn trên các nẽo đường phố thị, vốn đông đúc không phải đông vì tín đồ Kitô giáo, mà những kẻ xu hướng ham vui theo phong trào, càng tạo sinh khí nhộn nhịp, biến ngày Noel thành một lễ hội của dân tộc; vài sư trẻ tỏ ra tiến bộ và hoà đồng, mua cây thông và đón Chúa ra đời tại một số chùa; ngây người ra ngồi nhìn chương trình Giáng sinh trên màn ảnh nhỏ một cách thích thú; Một hình ảnh khác, đoàn kết tôn giáo, các chức sắc trong Ban Trị Sự, Ban Đại Diện, và các chùa , đích thân đến thăm viếng, chúc mừng các giáo xứ, các họ đạo;

Đám nam nữ thanh thiếu niên vui chơi hết mình, chạy xe suốt đêm, ăn nhậu thoải mái, cứ như quanh năm không có dịp hưởng thụ; Không hiểu nền giáo dục VN thế nào mà Chúa Jesu có mặt tại VN mới 5 thế kỷ, già trẻ, bé lớn ai cũng biết ngày Noel ( thực tế 25/12 không phải ngày Chúa ra đời, mà ngày tế Thần Mặ Trời của bộ tộc xa xưa tại Trung Đông } trong khi đó, tổ khai sơn lập quốc Hùng Vương, người dân chả biết ngày nào; Các ngã phố, quanh Hồ Hoàn Kiếm, phố Nhà Chung Hà Nội, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Noel biến thành ngày lể trọng đại nhất nước; số người có mặt rầm rộ trên đường phố đã xác định giá trị của buổi lể, người đi như nước, áo quần như nêm; Những năm gần đây, dịch vụ ông già Noel tặng quà cũng rộ nở ăn theo; Chúng luôn theo đuôi, bắt chước mà không sáng tạo nổi một hình thái nghệ thuật thích hợp với bản sắc dân tộc. Nhiều nhà hàng, công sở, cơ quan ngân hàng, công ty xí nghiệp đều trang trí cây thông nhiều đèn chớp nháy, ông già tuyết với bầy Tuần Lộc, trên vách nhà, ngoài cửa kính dán hàng chữ to tướng : Merry Christmas, có nơi làm cả hang đá; Tụ điểm vui chơi như Đầm Sen cũng treo lồng đèn, thánh giá và hát nhạc Giáng sinh; Bộ đồ ông già truyết cũng bày bán la liệt cho trẻ con; Trong hẽm một số nơi làm hang đá công cộng, cờ đèn giăng ngang qua nhà những người không theo đạo Chúa; Chính quyền cũng giúp đỡ, tạo điều kiện để tín đồ biểu dương uy thế tín ngưỡng; Thời đệ nhất và đệ nhị Cọng Hòa miền Nam VN trước đậy, cũng chưa từng có xã hội hóa Noel như thế.

Về hình thức thì như vậy, người ta có cảm tưởng đất nước VN đã toàn tòng, VN là quốc gia Kitô giáo như Philippines, nhưng chịu khó nhìn vào các góc phố tối tăm, trẻ em vô gia cư, những người già tàn tật cơ nhỡ, những nạn nhân thiên tai và hỏa hoạn vừa qua, ai thấu hiểu đến cái khổ đau, đói nghèo, bất hạnh của họ. Họ đâu dám hoà mình vào giòng người hân hoan và phô trương đó để cảm nhận giờ phút thiêng liêng Chúa ra đời; Chúa ở trong mọi người, nhưng mọi người chỉ thấy Chuá trong nhà thờ, trong hang đá, trên phố phường nhộn nhịp, nơi sang trọng phô trương chứ mấy ai thấy Chúa đang lang thang cơ cực từng ngày; Chuá cùng dân tộc chuyển mình khó khăn trong cơ chế thị trường và kinh tế toàn cầu; Chức sắc Giáo Hội muốn Kitô giáo đồng hành cùng dân tộc, có nghĩa Chúa đồng hành cùng dân tộc, nhưng dân tộc chưa cảm nhận đựợc sự đồng hành của Kitô giáo hay của Chúa trong cuộc sống khó khăn hiện nay; Nếu mùa Giáng sinh, Kito giáo biến thành ngày tình thương đối với những số phận kém may mắn như PG từng làm trong các mùa lễ lớn, chi phí cho sự xa hoa phô trương kia giành cho trẻ em bụi đời, những gia cảnh thương tâm, đó là mùa Giáng sinh nhiều ý nghĩa chứ không chỉ ý nghĩa biến thành lể hội mà một số cán bộ, bộ đội và ngoại đạo cũng xu hướng ăn mừng.

Xã hội VN còn nhiều khó khăn, cuộc sống nhân dân còn lắm nhiêu khê, dân trí còn đang vọng ngoại, lịch sử hào hùng của dân tộc đi vào quên lãng, văn hoá lể hội Giáng sinh đua nở trên quê hương có ích gì nếu không nói đó là một loại văn hóa nô dịch mà hơn 93% người dân VN không có đạo lại chấp nhận hưởng ứng cái còn xa lạ, thế chổ cho những lể hội dân gian thiếu hấp dẫn bởi lỗi thời. Ông cha ta từng đón nhận nhiều luồng văn hoá bên ngoài làm giàu cho văn hóa VN, nhưng chưa từng chọn bất cứ loại hình văn hóa nào để thay thế hoặc làm lu mờ văn hoá dân tộc;

Những nhà lãnh đạo đất nước sao không nâng lễ hội quốc tổ Hùng Vương thành một quốc lễ tầm cở mà mọi người dân bắt buộc phải tham gia, ai khai sơn lập quốc để chúng ta có ngày hôm nay? Vua dân Do Thái, dòng dõi David kia có quan hệ ruột thịt gì với dòng giống Âu Lạc??? kẻ có đạo ăn mừng đã đành, kẻ ngoại đạo cũng hãnh diện xôn xao trên mọi nẽo phố nhìn kẻ lại người qua thêm chật phố phường? Đêm Noel hàng năm đã có bao nhiêu tai nạn giao thông? Kito giáo không có lỗi mà chính chúng ta có lỗi không chịu tìm hiểu cội nguồn của cha ông, và bộ Giáo Dục trong mọi thời đại đều có lỗi vì để cho thế hệ trẻ xem nhẹ lịch sử dân tộc, người dân sống trên đất nước mình mà cứ như ăn nhờ ở đậu trên đất khách, không bám rể sâu vào lịch sử Văn Hiến ngàn năm!

Có người bảo: Noel là lễ quốc tế, là di sản văn hoá nhân loại; tại sao lễ quốc tế mà không được cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc đứng ra tổ chức như ngày Phật Đản? Một lễ hội tôn giáo, chỉ những ai theo tôn giáo đó mới chấp nhận; Hơn 6 tỷ dân trên thế giới mà Kito giáo trên một tỷ làm sao gọi là quốc tế, một tôn giáo đã hy sinh hàng trăm triệu sinh mạng để bành trướng đức tin qua 20 thế kỷ, sao gọi là di sản văn hóa nhân loại? sở dĩ những nước nghèo, chậm tiến, hưởng ứng a dua là vì muốn học đòi những cái các nước tiên tiến đã có, mặc dù các quốc gia từng là cái nôi của Thần học, họ đã thải trừ Kito giáo như những model lỗi thời, huyền hoặc, phản tiến hóa Đất nước ta, cuộc sống mệt mỏi vì kinh tế, các lễ hội không đủ sức hấp dẫn, vì chưa ai biết cách khai thác; các tụ điểm vui chơi không hợp với túi tiền dân lao động; vì thế Noel trở thành phong trào phô trương sự chưng diện, nhất là đám trẻ, đổ ra đường nhìn mặt nhau, hò hét, lạng lách xe cộ, ăn chơi xả láng, cộng hưởng niềm vui;

Cuộc sống cần có nhiều niềm vui, nhất là niềm vui lễ hội, sau những tháng ngày lao động vất vả, nhưng chỉ có thế chưa đủ giá trị hội nhập nếu người dân nhắm mắt chấp nhận bừa mọi lễ hội, cho dù nó xói mòn văn hoá tổ tiên; Hầu hết người dân dể tính, miễn vui là được, nhưng trách nhiệm của những người định hướng giáo dục văn hoá dân tộc thì sao?

Mọi lễ hội văn hoá nhân loại đều đáng cho chúng ta hoà nhập hưởng ứng, nhưng không thể là tầm vóc lể hội đó vượt quá tầm vóc lễ hội dân tộc, hay xem đó là lễ hội chính của quốc gia.

Truyền thống cha ông chúng ta, mỗi khi lễ hội lớn như Vu Lan tháng bảy, người dân hay làm phước, bố thí giúp kẻ khó, phóng sanh, bảo vệ muôn thú, giữ gìn môi trường, ngược lại, mỗi mùa Noel, thân phận kẻ đói nghèo càng đau buồn nép mình nơi hiu quạnh để nhìn xã hội bon chen, phô trương; gia súc,loại em út yếu đuối ngu muội của loài người, cũng là con cái của Thượng đế, phải hy sinh dưới tay kẻ mạnh, cũng là con cái Thượng đế, nhân ngày Chúa ra đời; và bao cây thông trên rừng, cũng bị đốn ngã. Tóm lại, ngày Chúa xuất hiện là ngày trẻ con trong thời đại của Chúa phải bị hy sinh, và suốt hai ngàn năm, bao kẻ ngoại giáo bất hạnh bị tế thần, bao gia súc, một loại thân cận trung thành với con người là loài chó, cũng phải chết để mừng Chúa ngôi hai giáng thế; Tất cả đều là sự đau thương chết chóc để mừng lể Giáng sinh.

Riêng đất nước chúng ta, cần rất nhiều sự đóng góp của con Chúa để hàn gắn vết thương chiến tranh, san sẻ bớt những thiếu thốn cho kẻ khốn khó. Xóa bớt hố ngăn cách giàu nghèo, làm tan loãng những hận thù cay độc, hòa mình cùng những số phận bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn; và quan trọng, đồng hành cùng dân tộc để đưa đất nước đến phú cường. Nhưng, qua bao mùa Giáng sinh, chỉ là mùa để biểu dương lực lượng, phô trương sự sung túc, mà suốt một năm Kito giáo VN vẫn còn giữ một khoản cách trách nhiệm với cộng đồng dân tộc trên nhiều khía cạnh, có chăng sự gắn bó, là tận lực truyền bá đức tin, có lợi gì cho đất nước nếu không chỉ để bành trướng con dân nước Chúa.

Lễ hội các tôn giáo đều im lìm trong khuôn viên thờ phượng, riêng Noel phô bày nơi công cộng, nhạc Giáng sinh, các biểu tượng Noel len lõi khắp nơi, những người không phải là con Chúa cũng phải bắt buộc thấy, nghe những hình thức quảng cáo mà tự do tôn giáo cho phép phô diễn; Đất nước ta tiến bộ hơn các quốc gia phương Tây hiện nay, vì các quốc gia đó đã cấm các biểu tượng tôn giáo phô diễn nơi công cộng

Đêm giáng sinh là mùa vui của tín hữu, nhưng là ngày buồn cho một tương lai đen tối của dân tộc, nơi đó, ta không tìm thấy được một ích lợi nào cho đất nước về phát triển xã hội hay một văn hoá nhân bản đầy tình thương giữa người và người, giữa người và muôn thú lẫn thiên nhiên. Ngoài phố thị rầm rộ người và xe, các vùng ngoại ô vẫn là bầu trời u ám trong đêm giá lạnh của mùa Giáng sinh.

MINH MẪN

30/12/06


Sư Trụ Trì Linh Sơn Tự Nepal Bị Đụng Xe, Cưa Tay, Nguy Cấp

GIẢ SỬ BÁ THIÊN KIẾP




GIẢ SỬ BÁ THIÊN KIẾP [ Ví dẫu trăm ngàn đời ]
Karma even after the lapse of a hundred kalpas,
SỞ TẠO NGHIỆP BẤT VONG [ Chỗ tạo nghiệp chẳng mất ]
Will not be lost nor destroyed;
NHÂN DUYÊN HỘI NGỘ THỜI [ Nhân duyên thời tiết đến ]
As soon as all the necessary conditions are ready,
QUẢ BÁO HOÀN TỰ THỌ [ Quả báo mình phải chịu ]
Its fruit is sure to ripe.

DỤC TRI TIỀN THẾ NHÂN, KIM SANH THỌ GIẢ THỊ
You have done somethings in the past, therefore you are what you are now.
DỤC TRI LAI THẾ QUẢ, KIM SANH TÁC GIẢ THỊ
You are doing somethings now, which is determine your future.
http://niemphatthanhphat.blogspot.com

Sư Trụ Trì Linh Sơn Tự Nepal Bị Đụng Xe, Cưa Tay, Nguy Cấp

Thầy Linh Quang và các trẻ em mồ côi thầy nuôi ở Lumbini.

Linh Sơn An Lạc Viện vừa phổ biến một tin buồn lên một số mạng tin Phật Giáo, trong đó cho biết Thầy Linh Quang, trụ trì một ngôi chùa ở Nepal, vừa gặp nạn và phải chữa trị ở mức độ nghiêm trọng. Bản tin viết như sau.

THÔNG BÁO

TIN BUỒN TỪ LÂM TỲ NI, NEPAL

Nam Mô A Di Đà Phật,

Kính thưa Quý Đồng Hương Phật Tử,

Chúng tôi rất đau buồn nhận được tin tai nạn xe của Thầy Linh Quang trụ trì Linh Sơn tại Lumbini (Lâm Tỳ Ni), Nepal . Thầy đang chữa trị tại Thái Lan. Vào lúc 8:00 sáng hôm nay (21/12/2006) , chúng tôi đã liên lạc qua bên Thái Lan và đã hầu chuyện được với Thầy Linh Quang và Ni Sư Trí Thuận. Thầy đã nói chuyện được, nhưng vẫn còn rất yếu. Tay phải của Thầy đã bị cưa mất ngoài khuỷ tay một chút. Cánh tay trái của Thầy đã bị thương nặng, có thể bị cưa bỏ, nhưng Bác Sĩ Thái Lan đã nối những mạch máu và xương đã cứu được cánh tay trái, chỉ mất ngón tay cái, Thầy nói chuyện lại được nhưng vẫn còn bị sốt.

Tối ngày 21/12/2006, chúng tôi cũng có hầu chuyện với Thầy Đăng Pháp, Thầy bay qua từ California đến Thái Lan để giúp Thầy Linh Quang. Thầy Đăng Pháp có cho chúng tôi biết sự phí tổn ở tại nhà thương để chữa trị cho Thầy Linh Quang mỗi ngày là $2,000.00 Mỹ Kim. Tổng cộng phí tổn sau khi chữa trị lành cho Thầy Linh Quang vào khoảng $200,000.00 Mỹ Kim. Thầy Pháp Đăng sẽ về lại Mỹ ngày 26 tháng 12 và Thầy sẽ cập nhật tin tức.

Như quý vị đã biết, Thầy Linh Quang đang nuôi gần ba mươi mấy em mồ côi tại Lâm Tỳ Ni, Nepal . Và mỗi tuần Thầy có lập ra chương trình khám bịnh và phát thuốc và gạo miễn phí cho những người dân nghèo tại Nepal . Thầy một thân một mình làm việc cần mẫn trong những năm qua để lo cho các em mồ côi và người dân nghèo tại nơi đây. Chúng tôi đã may mắn được làm việc chung với Thầy trong ba năm qua. Sáng nay trong lúc hầu chuyện với Thầy, chúng tôi có xin phép Thầy Linh Quang được gởi thư thông báo này đến quý vị.

Vì Thầy còn đang sốt, kính xin quý Phật tử, đồng hương về chùa kính xin quý Thầy tại địa phương dâng lời cầu nguyện đến với Thầy, Đại Đức Thượng Linh Hạ Quang (Phan Xuân Hoà, 63 tuổi).

Nếu quý vị muốn cúng dường đến Thầy, xin gởi chi phiếu về Linh Sơn An Lạc Viện và ghi chú for ThầyLinh Quang. Chúng tôi sẽ chuyển tịnh tài đến Thầy Linh Quang hoặc có thể liên lạc trực tiếp đến với Thầy Đăng Pháp tại Thiền Viện Chân Nguyên. Chúng tôi sẽ thường xuyên liên lạc với Thầy và cập nhật tin tức đến với quý vị.

Ghi check or money order to:

Linh Son An Lac Vien

Ghi chú:

For Thay Linh Quang

Địa chỉ:

362 CR 4919

Quitman , TX 75783

(903) 967-2451

Hai ngày trước (19/12/06), chúng tôi sau khi hay tin đã liên lạc với một số thân hữu, đã quyên góp được một chút tịnh tài và đã nhờ Thầy Đăng Pháp đem qua Thái Lan dùm cho Thầy Linh Quang.

Chân thành cảm tạ quý vị,

Ban Tổ Chức Linh Sơn An Lạc Viện

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=100029


Thursday, December 28, 2006

The Virtue of Water

Goi Thay

The Virtue of Water

Water is the course of all life, living one's life like the flow of water and practicing the truth.

If there is a rock, water does not fight to go through it but goes around it.

If it goes under a rectangular bridge, it takes the shape of the bridge; if it goes thoughts round pipe, it takes a round shape.

Neither does water cling to its color. Instead it washes all things to make them clean.

For water does not have the stubbornness of "I" -- it is in the state of "no mind."

People try to put themselves higher, but the water always finds the lowers place.

The stream lowers itself to become a river, and the river lower itself even further until it cannot go any lower and reaches out to Sea.

When people listen to the murmuring of stream, it puts them at ease.

Water does not compete to go ahead of others, and water knows how to wait for the right moment.

We should live like flowing water and learn a great deal from it.

Ngin

Saturday, December 23, 2006

Buddhist webpages

Buddhist webpages

VỀ TRANG CHÍNH

TRANG VIỆT NGỮ


http://buddhistlogic.com/vietnamese/webpages.htm

A Di Đà Phật

Bồ Đề Hải

Buddha Home

BuddhaSasana

Buddhist Channel

Chùa Đức Viên

Chùa Hoằng Pháp (Hốc Môn, VN)

Chùa Khuông Việt ở Na-Uy

Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa

Chùa Liễu Quán

Chùa Pháp Quang

Chùa Quang Minh

Chùa Trí Thủ

Chùa Viên Giác (Đức Quốc)

Chùa Viên Giác Oklahoma City

Chùa Viên Thông

Chùa Vĩnh Nghiêm (VN)

Chuyển Pháp Luân

Con đường giải thoát

Đại Tượng Phật

Đạo Phật Ngày Nay

Ðạo Uyển

Đến Từ Trái Tim

Di Đà Nguyện Hải

Diệu Pháp

Giáo hội Phật giáo Linh Sơn thế giới

Hải Triều Âm

Hands For Hope

Hình Động Phật Giáo

Hoa Nghiêm Pháp Võng

Khuông Việt

Kiến Tánh

Lâm Tế Chúc Thánh

Làng Mai - Plum Village

Lịch Sử Việt Nam Toàn Tập

Liên Hoa

Linh Sơn Pháp Quốc

Lotus Media

Mind of Buddha

Người Cư Sĩ

Nhà Xuất Bản Hoa Ðàm

Như Lai Thiền Viện

Pagoda in the World

Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

Phật Ca

Phật Giáo Nguyên Thủy

Phật Giáo Việt Nam

Phật Giáo Việt Nam

Phật Học

Phật Học Đường Vạn Hạnh Quốc Tế online

Phật Học Thường Thức

Phật học viện Phật Giáo Hòa Hảo

Phật học viện quốc tế

Phật Tử Việt Nam

Phật Việt

Quảng-Đức

Room Sinh Hoạt Phật Pháp Online

Room Thảo Luận Phật Pháp Online

Suối Từ

Tàng Thư Phật Học

Thanh Tịnh Pháp Âm

Thiền Tông Việt Nam

Thư mục địa chỉ chùa VN trong nước và thế giới

Thư viện chùa Xá Lợi

Thư viện Hoa Sen

Tiếng Từ Bi

Tịnh Thư Quán

Tổ Ðình Từ Ðàm Hải Ngoại

Trang nhà Liễu Quán

Trang nhà Pháp Vân

Trang nhà Phật Đà

Trúc Lâm Thiền Viện

Trúc Lâm Yên Tử

Từ Ân Thiền Đường

Tu Viện Kim Sơn

Tu Viện Vạn Phật Đảnh

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

Vĩnh Hảo

Võ Hồng

Xứ Quảng

TRANG ANH NGỮ

The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation

Daham Niketanaya

Buddhist Resources

Veggie Dharma

The Melbourne Buddhist Centre

Buddhist Temples

Access to Insight

BuddhaNet

History, Philosophy and Practice of Buddhism

Quang-Duc

Buddhism Today

Buddha Greetings

BuddhaSasana

Buddhism Depot

Breath One Life:

Cultivating Mindful Living

Dhammakaya Buddhist Meditation Institute

DharmaNet International

Dhammaduta

Sadhu!: The Theravada Buddhism Web Directory

Singapore DharmaNet

Buddhism: History, Philosophy & Practice

Buddhism & Medical Ethics

Buddhism Propagation Center by Stella Tse

Buddhism-ringingbell study pages

The Buddhist Viewpoint

Zen Research and Study Group

Zen and Buddhism

World Zen Fellowship

Journal of Shin Buddhism

Amida Net

Buddhist Magazines and Newspapers

Dharma World

Turning Wheel

Middle Way.

eDharma Buddhist Culture Magazine

The Forest Hermitage Newsletter.

Shambhala Sun Magazine:

Tricycle: The Buddhist Review

Journal of Buddhist Ethics

Journal of Buddhist Ethics

Electronic Journal of Korean Buddhist Studies

Buddhist Academic Organisations:

The International Network of Engaged Buddhists

International Vegetarian Union

Buddhist Library

Buddhist Studies WWW Virtual Library

Buddhist Studies World Wide Web Sites.

Buddhist Sutras and Texts on-line.

Asian Studies WWW Virtual Library

Barre Center for Buddhist Studies

Buddhist Bibliography

Buddhism Study Group

Buddhist Association at Massachusetts Institute of Technology.

DharmaBase

Dharma Realm Buddhist University

Dictionary of East Asian Buddhist Terms

The Eastern Buddhist

Global Resources for Buddhist Studies

Motilal Books Europe

International Association of Buddhist Studies

Interlinks: Buddhist Studies Resources.

National Taiwan University Buddhism Center.

Numata Center for Buddhist Translation & Research

The Research Institute of Tripitaka Koreana.

Resources for the Study of Buddhism

Tipitaka - der Pali Kanon des Theravada Buddhismus.

UK Association for Buddhist Studies

Web Dictionary of Buddhist Terms

Windbell Publications/Dogen Sangha

Buddhist Society

The World Followship of Buddhists

Journal of Shin Buddhism

Amida Net

Buddhist Publications :

Buddhist books

Wisdom

Parallax Press

Harper Collins

Dharma Publishing

Windbell Publications

Snow Lion Publication

Shambhala Publications

Hundred Mountain Journal

Kosei Publishing Company

Buddhist Publication Society

Monital Banarsidass Publishers

Buddhist book project Poland

Buddhist Journal

Buddhist Texts and Textual Study :

The Pali Canon

Pali Text Society

Search Websites :

Google.com, Altavista; Netscape; Caodaism, Yahoo.com; MSN Search; Lycos Network: Exploring Religion; Moreland; VNI Software Co Work for the Dole; Vina Seek;

---o0o---



TRANG THÔNG TIN

Radio

TRANG SINH VIEN

Y KHOA

Truyen Hinh online

Tham Khảo

Bách Khoa Wikipedia (eng)

Bách Khoa Wikipedia (VN)

www.questia.com (biggest online library)







Nguyễn Dương, source the Seattle Times, Dec 27, 2006
Source: Seattle Times
Source: Seattle Times

Cali Today News - Drat Pham di chuyển cho mỗi lần đi là 90 phút hai lần mỗi tuần từ nhà ông ở Kent đến trung tâm Garfield Community Center ở Seattle. Ông phải đón 3 chuyến xe bus mới tối được.

Năm nay đã 79 tuổi, đi đứng kiểu này quả là không dễ dàng cho ông. Nhưng khi tới nơi, ông vui vẻ như mọi người khác. Ông ồn ào bàn luận tin tức, đọc báo và đùa với bạn bè.

Mỗi thứ ba và thứ sáu hàng tuần từ 60 đến 70 cụ già ở trung tâm này chia xẻ với nhau cùng một cội nguồn, đó là cùng chung giòng máu Việt. Cụ Pham vui là vì thế.

Cơ quan Asian Couseling & Referral Service (ACRS)giúp tài trợ cho người Việt cao niên ở đây, nhất là mục ẩm thực với những lời khuyên thiết thực. họ được tặng các phần ăn nóng có tính cách truyền thống của dân tộc.

ACRS là một trong 12 cơ quan của The Seattle Times Fund for the Needy, có những chưởng trình tương tự giúp các cộng đồng người Nam Hàn, Trung hoa, Samoa and Tonga..Tổng cộng có 1,100 người tại 5 địa điểm khác nhau được giúp.

Người Việt cao niên gặp nhau rất vui vẻ, họ nói chuyện về gia đình, về chinh trị và cái gì đang diễn ra ở VN. Có khi họ hát Karaoke nữa. Ông Pham đến đây từ 6 năm qua.

Donga Nguyễn, 73 tuổi, cư dân Seattle, nói ông cũng nhìn nhận như thế: “Ngày tôi càng thấy Hoa Kỳ là quê hương của tôi. Ở đất nước này cái quý là tự do và bây giờ tôi lại có cả một công đồng.”

Nguyễn Dương, source the Seattle Times