Tuesday, February 27, 2007

India, Vietnam set bilateral trade target of US$ 2 bn.

India, Vietnam set bilateral trade target of US$ 2 bn.

New Delhi, Feb. 27 (PTI): Satisfied with the growth in two-way commerce, India and Vietnam today set a target of US$ 2 billion for bilateral trade by 2010, double the current level.

A Joint Commission meeting here also noted that Indian companies are interested in participating in petroleum, transportation and power sectors in Vietnam.

The meeting, co-chaired by External Affairs Minister, Pranab Mukherjee, and visiting Vietnamese Deputy Prime Minister, Pham Gia Khiem, expressed confidence that multi-sectoral bilateral cooperation would contribute to a broad-based development of bilateral ties.

It was noted with satisfaction that the value of bilateral trade in 2006 exceeded US$ 1 billion, which was the target set by the 12th Joint Commission meeting.

The meeting was informed that India has emerged as one of the top 10 investors in Vietnam after signing of the joint venture agreement by Essar Steel to set up a US$ 527 million Hot Strip Mill plant there earlier this month.

The meeting decided that the two countries should work for doubling trade by 2010.

Khiem also met Prime Minister Manmohan Singh and Leader of Opposition, L K Advani.
http://www.hindu.com/thehindu/holnus/001200702272240.htm

Friday, February 23, 2007

GREEN DRAGON



Seeds of Friendship
Ultimately, friendship has nothing to do with
appearances. It can be like a little potato
plant: even if it doesn't seem very promising
above the surface, its roots may be heavy
with thick, healthy potatoes.
Each Day every one of us has the seeds
necessary to sow this kind of plant. These
seeds are tucked away within our hearts.

Excerpt form "People Who Give Us Peace of Mind" by Lee Chang-hun

Thay co biet cay bong nay khg?

Wednesday, February 21, 2007

Đàn ông Nam Hàn thích tìm vợ Việt Nam



Đàn ông Nam Hàn thích tìm vợ Việt Nam
Nguyễn Dương, source International Herald Tribune, Feb 21, 2007


Cali Today News - Sau chuyến bay từ Seoul sang Hà Nội kéo dài 5 tiếng, Kim Wan Su “bị” đưa từ phi trường về thẳng Lucky Star Karaoke, nơi các cô gái Việt tuổi đôi mươi đang ngồi chờ các ông chồng tương lai người Nam Hàn.

Kim là công nhân 39 tuổi làm việc trong một nhà máy sản xuất phụ tùng xe hơi ở ngoại ô Seoul, đang tìm vợ phương xa. Nếu may mắn, chỉ đến ngày thứ hai trong chuyến đi 5 ngày sang VN, anh có thể được cưới vợ và sau đó có thể hưởng tuần trăng mật ở chùa Hương nổi tiếng.

Hiện ngày càng có nhiều đàn ông Nam Hàn kiếm vợ ở ngoại quốc. Có nhiều lý do, từ số người độc thân tăng cao ở trong xứ, đến chuyện vợ người Nam Hàn rất khó kiếm và đòi hỏi của phụ nữ Nam Hàn cũng tăng cao.

Thị trường mai mối cho đàn ông Nam Hàn đang bùng nổ, thậm chí ở những nơi như Trung Quốc, Đông Nam Á và Trung Á cũng có dịch vụ loại này.

Trước đây thì xã hội Nam Hàn rất đồng chủng, nhưng phong trào lấy người ngoại quốc có thể đang làm chuyện này mai một. Năm 2000 chỉ có 4% người dân Nam Hàn kết hôn với người ngoại quốc, năm 2005 con số này tăng vọt tới 14%.

Khi một cô gái trẻ VN hỏi Kim tại sao anh thích lấy vợ người Việt thì anh trả lời: “Tôi có 2 đồng nghiệp lấy vợ người Việt. Vợ của họ có vẻ phục tùng chồng và tận tụy với gia đình bên chồng.” Kim nói: “Tôi sẽ lấy một người vợ Việt lanh lợi vì tánh của tôi khá trầm mặc.”

Tại Nam Hàn ngày nay, các tấm bảng quảng cáo lấy vợ “xa xứ” tràn ngập đồng quê và các tờ bướm thì bay… như bươm bướm trong các nhà ga xe điện ngầm ở Seoul.

Thậm chí nhiều cấp chính quyền địa phương còn tài trợ cho các chú rể đi lấy vợ xa, vì tình trạng thiếu người ở nông thôn Nam Hàn hiện nay!

Cuối thập niên 1990 thì phong trào đàn ông Nam Hàn lấy vợ xa phát xuất từ nông thôn nhưng từ năm 2003 trở đi, đến lượt các chàng trai “Kim Chi thị thành” cũng hớn hở lên đường. Hiện có từ 2,000 đến 3,000 công ty môi giới hoạt động ở Nam Hàn.

Nguyễn Dương, source International Herald Tribune
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=a0e30691cc7de4f4bf53325940181bb6

Monday, February 19, 2007

NAM MO A DI DA PHAT

MUỐN XEM TẤM HÌNH TO LÊN, XIN BẤM VÀO TẤM HÌNH


Friday, February 16, 2007

Triển vọng lao động Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ



Triển vọng lao động Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ
2007.02.15

Lê Dân, phóng viên đài RFA

Trong những ngày giáp Tết, chuyện Việt Nam sắp xuất khẩu lao động sang Mỹ lại rộ lên trên báo chí trong nước và được một số hãng thông tấn quốc tế trích thuật lại.

* Bấm vào đây để nghe bài này
* Tải xuống để nghe

Công nhân hái cam tại một trang trại ở Immokalee, Florida hôm 24-4-2004. AFP PHOTO

Được dư luận chú ý vì sau khi các viên chức tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã họp báo khẳng định vấn đề, Hà Nội vẫn loan tin là sẽ xúc tiến đưa người sang Hoa Kỳ làm việc do hai doanh nghiệp của quân đội và bộ Lao động tổ chức.

Chuyện đưa lao động sang Mỹ làm việc rộ lên sau khi Thủ tướng Việt Nam phổ biến công văn số 883/VPCP-VX, đồng ý với đề nghị của các bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Ngoại giao và cả bộ Công An xin thực hiện thí điểm chương trình đưa người lao động Việt Nam sang làm việc có thời hạn tại Hoa Kỳ.

Thị trường nhạy cảm

Với sự tham gia của bộ Ngoại giao và bộ Công an thì chương trình thí điểm này có tầm quan trọng đặc biệt vì đối với những thị trường sử dụng lao động khác như Hàn Quốc hay Đài Loan, Malaysia thì chỉ có bộ Lao động phụ trách mà thôi. Bản tin liên quan của Thông tấn xã Việt Nam cho Hoa Kỳ là một thị trường nhạy cảm.

Sau khi những tin tức này được loan tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng Việt Nam thì tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, là nơi có đặt văn phòng di trú của Mỹ tại Việt Nam, đã tổ chức một cuộc họp báo, giải thích rõ ràng về tiến trình thu nhận lao động vào làm việc tại nước họ.

Bà Mary Ann Russell, trưởng đại diện phòng Di trú, cùng ông Jeffrey C. Schwenk, trưởng phòng lãnh sự thuộc tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Sàigòn, đều khẳng định là chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam chưa ký bất cứ một thỏa thuận nào về xuất khẩu lao động.

Tôi nghĩ là bất cứ ai nghe đến chuyện sang Mỹ làm việc cần phải xác minh, nhất là không nên nghe những lời hứa hẹn sẽ được trả lương cao, rằng quý vị sẽ được định cư, hay trở thành công dân Mỹ, bởi vì dưới diện visa H2A, điều đó rất khó xảy ra.

Ông Jack King, khuyến cáo các lao động Việt Nam

Mỹ cũng không hề làm việc với bất cứ tổ chức hay công ty môi giới xuất khẩu lao động, mà chỉ làm việc trực tiếp với từng người, từng hồ sơ, và ngoài lệ phí cấp visa là 100 đôla, thì Hoa Kỳ không thu bất cứ một khoản lệ phí nào khác của người lao động vào Mỹ làm việc.

Ngay hôm sau, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, thuộc bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cho báo chí biết chính phủ Việt Nam vừa cho phép đưa lao động sang Mỹ làm việc và giao cho hai doanh nghiệp phụ trách việc này. Một công ty thuộc quân đội và công ty kia thuộc bộ Lao động.

Ông cũng nhắc lại là hồi năm ngoái bộ Lao động đã cử tới hai đoàn quan chức sang Hoa Kỳ khảo sát thị trường này và nhận xét là triển vọng rất tốt.

Cục trưởng Nguyễn Thanh Hòa cho báo chí biết là Thủ tướng Việt Nam cũng chỉ thị triển khai đào tạo lao động có trình độ kỹ thuật cao và lao động y tế chuẩn bị xuất sang thị trường Mỹ.

Trong thực tế thì nhiều công ty Hoa Kỳ đã từng ký hợp đồng tuyển dụng và xin cho nhập vào Mỹ nhiều chuyên viên Việt Nam, đặc biệt trong lãnh vực tin học. Còn về y tế, hiện tại số lao động nước ngoài đông nhất trong lãnh vực này đến từ Ấn Độ và Philippines, là những nước có giáo trình được Hoa Kỳ công nhận và họ rất thông thạo tiếng Anh.

Việt Nam muốn chen chân vào lãnh vực đó thì phải mất thêm nhiều thời gian cải tổ hệ thống giáo dục trong nước.

Vấn đề di dân tại Hoa Kỳ

Về nhu cầu lao động sơ cấp tthì thị trường Hoa Kỳ sẵn có nhân công rất dồi dào và có thể nói là dư thừa từ các nước Trung và Nam Mỹ sang, và giải quyết công ăn việc làm cho số người đó đã là một vấn đề khá nghiêm trọng cho chính phủ Hoa Kỳ.

Theo thủ tục, một chủ sử dụng lao động khi muốn nhập khẩu người làm từ nước ngoài vào Mỹ, phải trực tiếp xin bộ Lao động tại Washington. Họ phải chứng minh là không thể thuê mướn công nhân đó trong nước Mỹ, thường phải là sau khi đăng báo tìm người làm việc.

Sau đó, chủ cần lao động phải trực tiếp tìm người nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện, lập hồ sơ và đệ nạp cho bộ Lao động. Khi được được chấp thuận rồi mới tới phần việc của sở Di trú Mỹ, và đây là khâu gay góc nhất, ngay cả đối với những người chỉ xin vào Hoa Kỳ để du lịch.

Vấn đề là hiện nay Hoa Kỳ rất lo lắng về số người nước ngoài đang lưu lại quá hạn ngày càng đông, mà Washington chưa tìm ra tung tích.

Các giới chức di trú Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định rằng chính phủ Hoa Kỳ không hề ký hợp đồng hay hợp tác với bất kỳ doanh nghiệp xuất khẩu lao động của bất cứ nước nào, và Washington chỉ giải quyết theo từng trường hợp mà thôi.

Triển vọng sang Hoa Kỳ làm việc xem ra không thuận lợi và nhanh chóng như đối với một số thị trường sử dụng nhân lực khác như Đài Loan, Hàn Quốc hay Malaysia. Một chuyên viên tư pháp Mỹ là ông Jack King, khuyến cáo các lao động Việt Nam:

“Tôi nghĩ là bất cứ ai nghe đến chuyện sang Mỹ làm việc cần phải xác minh, nhất là không nên nghe những lời hứa hẹn sẽ được trả lương cao, rằng quý vị sẽ được định cư, hay trở thành công dân Mỹ, bởi vì dưới diện visa H2A, điều đó rất khó xảy ra.”

Nơi mà những ai quan tâm đến việc sang Hoa Kỳ lao động cần phối kiểm, xác minh cho chính xác trước khi chạy vạy đóng tiền cọc là tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sàigòn, nơi đặt văn phòng đại diện di trú. Địa điểm là đường Lê Duẩn, quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin trên mạng:

- Temporary Agricultural Workers (H-2A Visas)

- Plan to Document Migrant Workers Could Help Shortage

- U.S Department of Labor - H-2A Certification

- All About H2A Visa
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/02/15/PerspectiveVietnamLaborExportToUS_Ldan/

Thursday, February 15, 2007

THANH PHO NAM HAN

http://www.tabblo.com/studio/invitation/70671/14e12f7d8a9963438d59d208373773c0

http://iasos.com/news/ice.html

Tết đến nói chuyện tình của tuổi 60

Tết đến nói chuyện tình của tuổi 60

truyen thongLưu Vũ
Các senior ngoài 70 tuổi, 30% sinh hoạt tình dục vài lần trong tháng; 23% một lần/tuần và 16% vài lần trong tuần. 60% các bà sau 60 tuổi có chỉ số libido (chỉ số mong muốn tình dục) cao, 20% trung bình.


Tôi không nhớ rõ câu sau đây của ai: “Age is mostly a matter of the mind! If you don't mind, it doesn't matter”. Có thể tạm dịch như sau: “Tuổi tác là chuyện cái tâm, nếu ta không thèm suy nghĩ đến nó, thì chẳng bao giờ có vấn đề tuổi tác cả!”.

Hình như với những người yêu cuộc sống, có sức khoẻ, khi tuổi cao người ta càng quan tâm làm sao để mình bớt già đi. Với phái đẹp, trải qua giai đoạn tự phủ nhận (self-denial), tức chịu nhìn nhận mình đã già phải nói rất khó khăn. Trong tục ngữ Anh có câu: “A man is as old as he feels, and a woman old as she as looks”. Có lẽ theo phương châm này chúng ta sẽ thoải mái hơn khi đứng ngắm mình trước gương? Nếu ăn vẫn ngon, ngủ tốt, không ốm đau bệnh tật, vẫn đi lại, sinh hoạt khoẻ mạnh, hứng thú với mọi cái đẹp của tạo hoá, thì đấy chính là bầu nhiệt huyết của sức trẻ mà Thượng Đế ban cho ta vẫn còn đầy nhựa sống.


Phải được sinh ra bằng biểu tượng của tình dục

Sophia Loren.jpgi
Nguồn: i20.photobucket.com
Sophia Loren, cao 1 mét 73, người mẫu, minh tinh màn bạc Italy nổi tiếng qua mọi thời gian, giải Oscar 1991 của “Academy of Picture Arts and Science” của Hoa Kỳ cho toàn bộ sự nghiệp diễn viên điện ảnh, sinh ngày 29/09/1934. Như vậy sang năm mới 2007, Loren bước sang tuổi 73, (từ tháng 5/2006, Loren đã trở thành bà ngoại của cháu gái Lucia Sofia Ponti). Trong năm 1991, tạp chí uy tín của Hoa Kỳ “People” chọn bà là “một trong những người phụ nữ đẹp nhất thế giới”.

Và năm nay, 2007, trên các tờ lịch của “Pirelli Calendar”, chúng ta được biết đến các câu chuyện chăn gối của 5 ngôi sao điện ảnh Hollywood lừng danh, được hâm mộ, mà một trong những ngôi sao ấy là Sophia Loren.

Cũng cần nói qua về cuốn lịch nổi tiếng, có một không hai trên thế giới “Pirelli Calendar”. Đây là lịch hàng năm đặc biệt của hãng Pirelli, Italy, xuất hiện vào năm 1963. Số lượng phát hành hết sức hạn chế. Nếu nói đến những cái “nhất” của “Pirelli Calendar”, ta có thể kể tóm lược như sau: giám đốc phụ trách mỹ thuật giỏi nhất, nghệ sĩ nhiếp ảnh tài ba nhất, nền hình được chọn lựa công phu nhất, các hoạ sĩ xuất sắc nhất, những người thuộc phái đẹp được chọn lên lịch là những ngôi sao thời trang, điện ảnh, sân khấu nổi tiếng nhất, các nhà trang điểm lão luyện nhất, nhà in tốt nhất và vật liệu hảo hạng nhất… Lịch Pirelli khó lọt vào tay người thường. Hàng năm, bản đầu tiên được trao tặng Nữ Hoàng Anh quốc. Các bản tiếp theo được tặng cho các nhà hoạt động xã hội, văn hoá, nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc có danh tiếng trên thế giới. Một số rất ít còn lại lọt vào tay những nhà sưu tập may mắn.

Vậy mà, ở cái tuổi 72, Sophia Loren được chọn đăng đàn “Pirelli Calendar” 2007 bên cạnh Penelope Cruz rực lửa tình, bên người đẹp Oscar Hilary Swank, bên Naomi Watts khêu gợi và Lou Deillon đoan trang, kiều diễm. Mặc dù Sophia Loren, có tuổi đời gấp đôi những bạn gái vừa nêu, người ta không thấy có bất cứ điều gì cản trở, ngược lại, bàn luận sôi nổi nhất lại xoay quanh cái đẹp của Sophia Loren – người phụ nữ được xem là biểu tượng của cuộc cách mạng tình dục trong những năm 60 (cùng với Marilyn Monroe, Brigitte Bardot và Raquel Welch).

“Không thể trở thành biểu tượng của tình dục, mà là chúng ta phải được sinh ra bằng biểu tượng của tình dục. Nếu như bạn ra đời cùng với nó, bạn sẽ nhận biết, thậm chí khi bạn kết thúc 100 tuổi xuân” - Sophia Loren đã phát biểu như thế trong buổi lễ ra mắt “Pirelli Calendar” 2007 tại Battersea Evolution Park, thủ đô London, nước Anh trong ngày 16/11/2006.

Việc Sophia Loren xuất hiện trên “Pirelli Canlendar” gây không ít tranh luận. Giáo sư tiến sĩ của Khoa Quản lý và Quan hệ Xã hội của Jagielonski University, Ba Lan nói rằng, “Hình ảnh Loren trên ‘Firelli Calendar’ là một sư khiêu khích. Trong giới truyền thông hiện nay, người ta thường sùng bái tuổi trẻ, thậm chí kem chống nhăn được quảng cáo cho cả các cô gái đôi mươi. Vì thế Sophia Loren làm mọi người ngạc nhiên. Đơn giản là con người chưa quen nhìn những người lớn tuổi, thường là gắn họ với góc vắng của ngôi nhà hơn là một bối cảnh khác”. Trong khi đó, Susan Perlstein, 65 tuổi, người sáng lập “National Center for Creative Aging”, New Jork, nói với báo chí Ba Lan: “Cho đến hiện thời, tuổi già đồng nghĩa với thân thể xấu xí và bệnh tật. Thế nhưng, ngày hôm nay, nhờ các tiến bộ y học, điều này không còn đúng nữa. Vậy thì tại sao trong lứa tuổi này, phụ nữ cứ phải che dấu hình dáng của mình?”.

Người ta vẫn cho rằng, tuổi già thường đi đôi với trí tuệ và kinh nghiệm sống, chứ không phải với cái đẹp của thể xác. Những phản ứng về việc tham dự “Firelli Calendar” 2007 của Loren cho thấy rằng, điều này bị thay đổi. Thế hệ của tuổi hưu trí hiện nay chính là những người đã quảng bá cho bikini đầy tính “nổi loạn” thời trang trong những năm 50. Mặc dù họ đã già đi tới vài chục năm, nhưng họ không xấu hổ với thân thể mình và hoàn toàn không có ý định ẩn vào bóng tối. Và bởi vì, chính những những người đàn bà đầy sức sống và đam mê này đang có tiếng nói quyết định trên thị trường tiêu thụ mỹ phẩm, chúng ta hãy tin rằng, những cuộc trình diễn như Sophia Loren sẽ ngày mỗi nhiều thêm.

Nói đến Sophia Loren với “Firelli Calendar” chúng ta không thể không nhắc tới “Calendar Girls”. Đây là một bộ phim nói về một câu chuyện thật, về 11 người đàn bà nước Anh: Tricia, Angela, Rita, Christine, Hence, Sandera, Beryl, Lynn, Rosalyn, Morya và Linda tại một ngôi làng nhỏ thuộc Yorkshire, nước Anh. Họ là những người nội trợ, tuổi từ 40 đến 60, suốt ngày quanh quẩn với bếp núc, việc nhà, lo cho chồng con.

Trong một cuộc vui, họ nảy ra ý định làm một cuốn lịch khoả thân, trong đó, chính họ là những người mẫu. Một trong số họ, Angela, có lần tâm sự với chồng về ý nghĩ điên rồ mình: “Em nghĩ là em không có đủ can đảm”. John, người chồng, động viên vợ và ngỏ ý sẵn sàng làm phó nháy cho các bà. Tiếc thay, chưa thực hiện được lời hứa thì John qua đời vì bệnh máu trắng. Lynda Logan, người bạn của Angela, vì thế đã cả quyết: “Chúng tôi hiểu ra rằng, nhất định phải làm cho bằng được tờ lịch này, trước hết vì Angela, vì John”. Cuối cùng, họ đã chiến thắng nỗi e ngại của bản thân, lòng can đảm của họ đã vượt qua ranh giới của ngôi làng nhỏ Cracoe, vượt đại dương sang tận trung tâm công ghiệp điện ảnh Hollywood của Hoa Kỳ. Làng Cracoe đã từng nổi tiếng thế giới khi phát hiện ra bò điên, lại càng nổi tiếng gấp bội bởi 11 người đàn bà và tác phẩm nghệ thuật mà họ tạo ra đắt khách hơn cả những tờ lịch với hình ca sĩ Britney Spears.

Cuốn lịch được hoàn thành cuối năm 1998, năm 1999 bán ra với số lượng 80 ngàn bản. Trong vòng hai năm sau, hơn 200 ngàn bản đã biến mất trên kệ của các tiệm sách. Toàn bộ số tiền thu được cùng với quảng cáo và bán bản quyền (nhiều triệu đô la), những người phụ nữ tuyệt vời này đã ủng hộ cho quỹ “Leukarmia Reseach Fund”, một tổ chức từ thiện giúp đỡ nạn nhân bị bệnh chảy máu trắng.

Cả nước Anh xôn xao về chuyện 11 bà nội trợ khoả thân. Nữ Hoàng Anh Elisabeth II rất xúc động, đã gửi thư riêng chúc mừng họ thành đạt với những ý tưởng mới. Mùa Hè năm 2002, hãng phim Harbour dựng phim với tham dự của hai nghệ sĩ Anh quốc nổi tiếng, đều trên 50 tuổi, Julie Walters Và Hellen Mirren. Bộ phim ra mắt tại liên hoan phim quốc tế Cannes (Pháp) và Lucarno năm 2003. Bà Fiachra Gibbons của tờ “The Guardian” đã phát biểu: “Câu chuyện trong phim với nhiều thành công đã thực sự thay thế cho cách trẻ hoá người lớn tuổi”.


Ai bảo trẻ hơn già?

Trên các tấm pa-nô quảng cáo xưa nay, người ta thường thích phô trương những thân hình rực lửa, những đường cong tuyệt mỹ, những nụ cười quyến rũ và mời mọc của các cô gái trẻ. Khởi đầu của thế kỷ XXI có vẻ như không muốn cho tuổi trẻ mãi mãi nắm thế thượng phong trong dịch vụ thương mại đầy tính cạnh tranh khốc liệt này. Vị tân đại sứ hiện nay của tập đoàn mỹ phẩm L’Oreal tại nhiều nước là Jane Fonda, ngôi sao điện ảnh nổi tiếng trong những năm 70, hiện nay 68 tuổi. Diane Keaton, ngôi sao Holywood khác, 60 tuổi, đang là khuôn mặt cho hãng này tại Hoa Kỳ. Trong khi đó, Twiggy Lawson, có khuôn mặt đẹp thanh tao cùng với thân hình mảnh mai, thắt đáy lưng ong, nổi tiếng trong series “America Next Top Model” năm 2005, vào những năm 60 đã làm say đắm bao chàng trai, thì bây giờ, ở tuổi 57, đang là người mẫu cho hãng thời trang Marks & Spencer. Chính nhờ Twiggy mà doanh số bán ra của Marks & Spencer tăng tới 30 phần trăm. Vậy mà kỷ lục lại thuộc về người đẹp khác. Trong cuộc thi tại London cách đây không lâu, tuyển chọn người mẫu quảng cáo cho kem bôi mặt của hãng mỹ phẩm Dove, 6 người đã lọt vào chung kết, trẻ nhất 22 tuổi và lớn nhất, 96 tuổi, đó là Irene Sinclaire. Quyết định của Dove mang tính bước ngoặt của ngành quảng cáo. Dove muốn cho mọi người thấy rằng, cái đẹp cũng có thể thuộc về người phụ nữ mà những vết nhăn phủ khắp làn da, và cả với những người trên tuổi 90. Hãng Dove không lầm. Người đàn bà 96 tuổi, Irene Sinclaire sau khi “trình làng” đã đưa doanh số bán ra của Dove tăng lên… 700 phần trăm! Một con số mà không một nhà sản xuất, hãng buôn nào dám mơ trước đó. Cũng không nên bỏ qua dự phần quan trọng của Susan Sarandon, 60 tuổi, đang quảng cáo cho hãng mỹ phẩm Revlon.

Susan Sarandon
Nguồn: i78.photobucket.com
Như đã nói ở trên, tại sao hiện nay có khuynh hướng chọn những người phụ nữ đẹp ở tuổi 60 cho các chiến dịch quảng cáo? Bởi vì họ là thế hệ của “baby boomers”, sinh ra sau chiến tranh thế giới thứ II. Chính họ là những người tiên phong làm thay đổi đời sống con người trong những năm 60. Những người phụ nữ ấy đã xây chướng ngại vật tại Sorbon (Pháp), đã nghe Rolling Stones, đã sử dụng marihuana và thử nghiệm đầu tiên thành quả y học của nhân loại: bào chế thành công thuốc tránh thai. Những người này hôm nay tạo nên một tầng lớp xã hội giàu có, đang sở hữu một phần ba tài sản tư nhân của toàn thế giới. Cho nên, ngày càng có nhiều hơn những người đẹp tuổi 60 hoặc cao hơn trong giới này xuất hiện trên quảng cáo – hay nói một cách chính xác, những nhà chuyên trách marketing của các tập đoàn mỹ phẩm, thời trang lớn nhất biết phân tích và đánh giá ảnh hưởng của thế hệ này.

Theo tính toán của Portal “Fashion Capital”, với mức giảm hoặc giậm chân tại chỗ dân số tại hầu hết các nước phương Tây, trong vòng một thập kỷ nữa, số người già sẽ tăng lên đáng kể và số người ở tuổi 60 sẽ nhiều hơn số người ở tuổi 25. Thị trường mỹ phẩm chống lại tuổi già hiện tại đã đạt mức 50 tỷ USD, trong năm 2007 sẽ tăng thêm 6 tỷ USD nữa, tức là 56 tỷ USD! Thị trường mỹ phẩm dành cho trang điểm (make-up) cũng chiếm một con số tương đương. Số lượng người lớn tuổi sử dụng mỹ phẩm không ngừng tăng. Trong vòng 4 năm nay, mức bán ra các loại mỹ phẩm cho người lớn tuổi tăng 21 phần trăm, ngày hôm nay có doanh số 2,6 tỷ USD.


Hãy hăng như ông già Nicholson

Jack Nicholson và bạn trẻ (Film Something's Gotta Give)
Nguồn: femail.com.au
Harry Langer, tuy đã 60 tuổi nhưng mỗi weekend vui với một người đàn bà hấp dẫn khác nhau – Nancy Maeyers nhìn cách sống trẻ trung và yêu đời như thế với những người ở tuổi về hưu trong bộ phim “Something Gotta Give” (2003). Tài tử nổi tiếng ăn chơi trong lớp người có mái tóc ánh bạc - Jack Nicholson thủ vai này. Thực ra, nhân vật trong phim không phải là kẻ đơn độc, bởi vì có đến 70 phần trăm những người ở tuổi 60 sống độc thân thường xuyên hò hẹn với người tình. Từ vài năm nay, viagra giúp cho đàn ông lớn tuổi không còn khó khăn với sinh hoạt tình dục. Còn người phụ nữ, đây là tuổi đã mãn kinh, không còn phải nghĩ đến thuốc ngừa thai hay phải phải vác bầu không mong muốn. Ông Zbigniiew Izdebski, giáo sư giới tính học (sexology) Ba Lan nói: “Tôi theo dõi sự thay đổi rất lớn trong sinh hoạt tình dục ở tuổi hưu trí. Họ vẫn còn mặc cảm và ngượng ngùng, nhưng càng ngày họ càng đặt ra câu hỏi: bằng phương pháp nào có thể sống hạnh phúc và khoái cảm với sinh hoạt tình dục”. Trong bản tường trình về khả năng tình dục của người Ba Lan SMG/KRC, cho thấy, những senior ngoài 70 tuổi, 30 phần trăm sinh hoạt tình dục vài lần trong tháng; 23 phần trăm mỗi tuần một lần và 16 phần trăm vài lần trong tuần. 60 phần trăm các bà sau 60 tuổi có chỉ số libido (chỉ số biểu hiện mong muốn quan hệ thể xác với đàn ông) cao, còn 20 phần trăm thì trung bình!

Năm 2005, “Good Housekeeping”, một tạp chí khá phổ cập cho phụ nữ tại Hoa Kỳ đã làm một ranking “Những người phụ nữ sau tuổi 60 gợi tình nhất”. Trong khung tuổi 60, Catherine Deneuve, tài tử điện ảnh Pháp nổi tiếng đã giành vị trí đầu bảng. Trong nhóm già hơn khoảng một thập niên, vị trí đầu tiên thuộc về Honor Blackman (người tình của siêu điệp viên 007 trong phim “Goldfinger”), tiếp sau là Judi Dench và Brigitte Bardot. Cher, ca sĩ kiêm minh tinh màn bạc, trong năm 2006 tròn 60 tuổi sẽ thay thế người đẹp Céline Dion vào năm 2008 thực hiện chương biểu diễn tại Casino Cesears Place, Las Vegas, với hợp đồng trị giá 60 triệu đô la.


Những người đẹp không bận bịu

Cuộc đời luôn luôn tươi đẹp khi người ta biết sống và bằng lòng với chính mình. Chính ở tuổi về hưu, lần đầu tiên trong cuộc đời, người phụ nữ có thể cho phép mình được thảnh thơi và tự do. Họ không còn phải chăm nom con cái, không phải bận tâm đến công ăn việc làm, cũng không cần phải lo lắng nhiều đến sức khỏe, bởi vì những tiến bộ y học có thể đảm bảo cho họ trẻ hơn từ 10 đến 20 năm. Trong bối cảnh ấy, hương vị của cuộc đời ngọt ngào hơn cả thời gian trước đây mà những người phụ nữ ở tuổi 60 đã không có cơ hội tận hưởng.

Trong bộ phim “Innocence” (năm 2000), đạo diễn Paul Cox đã mô tả lại cuộc tình sau tuổi 70. Hai nhân vật chính trong phim không chỉ gắn bó nhau bằng những tình cản chân tình, đẹp đẽ mà còn niềm đam mê thể xác. Một cách nhìn như thế về tuổi già nên là suy ngẫm với tất cả. Các nghiên cứu của Yale University cho thấy, những người có cái nhìn lạc quan với tuổi già, sống lâu hơn và có sức khoẻ tốt hơn.

Và Sophia Loren, một biểu tượng của cách mạng tình dục, của cách sống luôn vươn tới sức trẻ, giúp cho chúng ta nhìn nhận ra rằng, mùa thu của cuộc đời hoàn toàn có thể tuyệt vời. Và mùa Xuân đến, Tến tới là khoảng thời gian mang lại cho ta nhiều bất ngờ mới của sự sống.

Atlanta 1/2006
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=2966

Wednesday, February 14, 2007

Lễ Hội Lồng Đèn Sài Gòn Việt Báo Thứ Năm, 2/15/2007,


NẾU MUỐN XEM HÌNH TO LÊN, XIN CLICK VÀO TẤM HÌNH.
Lễ Hội Lồng Đèn Sài Gòn Việt Báo Thứ Năm, 2/15/2007, 9:51:00 PM

Lễ hội Lồng Đèn rực rỡ ở Sài Gòn để chuẩn bị đón Tết Đinh Hợi. Mùa xuân cũng là mùa tặng quà Tết cho nhau. Nhưng làm sao phân biệt giữa quà Tết và quà hối lộ? Đài BBC ghi nhận lời ông Nguyễn Viết Chức (Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên Quốc hội) nói qua báo VnExpress rằng những người đưa và nhận hối lộ "muốn tìm lý do thích hợp và họ đã chọn ngày Tết để dễ chấp nhận hơn... Ranh giới giữa quà biếu và hối lộ đôi khi mỏng như sợi tóc, chỉ có chính người nhận và người đưa quà mới có thể hiểu bản chất.” (Photo: Phạm Thiệu, VB)

Tuesday, February 13, 2007

TAM VIEN Y MA



NẾU MUỐN XEM HÌNH ĐỘNG XIN CLICK VÀO HÌNH.

Nếu Con Có Bầu Thì Sao? SAPY ĐI ĐI . Việt Báo Chủ Nhật, 11/6/2005, 12:00:00 AM
- Người viết: Sapy Đi Đi
Bài số 863-1453-289-vb6110405

Tác giả tên thật: Nguyễn Đinh Thị Dĩ, 56 tuổi, hưu trí. Hiện cư ngụ tại Chula Vista, San Diego. Bài Viết Về Nước Mỹ trước đây của bà là “Mái Tóc Dài và Đôi Chân Trần” đề cập tới quan hệ giữa cha mẹ và con cái tại Hoa Kỳ. Loạt bài mới nhất lần này mang tên “Liên Khúc Bầu”, sau đây là bài thứ nhất.

*

Phong là một trong số bạn bè vợ chồng Hùng và Dung, quen biết từ sau ngày dọn về San Diego. Nói chuyện với Phong, Hùng thường hay gọi nửa đùa nửa thật, bằng hai tiếng “ông thầy”. Dung thấy gọi vậy có lẽ đúng hơn. Bởi Hùng luôn xem Phong, như một quyển tự điển sống, giúp chàng tra cứu, mọi vấn đề mù mờ, hay chưa hiểu rõ. Còn Dung, hay vấn kế Phong, mỗi khi nàng gặp phải những điều khó khăn, nan giải trong cuộc sống. Dưới mắt Dung, vấn đề gì Phong cũng thấu hiểu tường tận, còn phân tích, mổ xẻ một cách hết sức hợp tình, hợp lý. đem lời Phong khuyên bảo ra áp dụng, Dung nhận thấy mang lại khá nhiều kết quả tốt đẹp cho gia đình nàng.

Ngược đời thay, Phong không phải là người thành công trong cuộc sống, nếu không muốn nói là thất bại về mọi mặt. Dường như Phong chỉ hành động theo bản năng, chứ không làm theo những điều mình hiểu biết. Ngày còn ở trong nước, Phong là một nhạc sĩ, kiêm nhiếp ảnh gia có tài. Dung từng bị tiếng dương cầm thánh thót của Phong mê hoặc. Phần Hùng, ưa thích ngắm nhìn mấy bức ảnh nghệ thuật Phong chụp được. Ảnh đẹp đến như vậy, mà Phong nỡ đem treo nơi xó bếp. Còn chiếc piano đắt giá, sang trọng, Phong lại đặt cạnh bộ salon rẻ tiền, cũ kỹ. đàn và ảnh trông giống như hai cô gái đài các, đứng bên người nông dân mặc áo sờn vai, tay dắt trâu, lững thững kéo lê đôi chân trần, trên con đường làng quê vắng vẻ. Nhìn cảnh nhà Phong, khiến Dung thầm nghĩ: phải chăng nghệ sĩ chỉ biết làm đẹp cho đời, còn đời nghệ sĩ, thì chưa chắc gì đã đẹp.

Cũng giống như cuộc sống gia đình Dung, Phong bôn ba ra ngoài kiếm sống, Hoa ở nhà lo việc nội trợ. Vợ chồng Phong hiếm muộn, có được với nhau chỉ mỗi bé Phương. An Phương dáng người dong dỏng cao, có nét thông minh, sáng láng giống cha, có gương mặt bầu bĩnh, trắng trẻo giống mẹ. Phương bằng tuổi Lập Duy, đứa con trai lớn của Dung. Những lần trà dư tửu hậu, Hùng và Phong bắt chước mấy ông già xưa, ngoéo tay hứa sau này sẽ làm sui gia với nhau.

Khác với Hùng, làm việc trong hãng xưởng. Phong hành nghề tự do. Chàng hùn hạp mở nhà hàng, tiệm sửa xe, còn dạy thêm đàn, nhạc... Tuy không phải là người thành đạt nơi thương trường, nhưng cuộc sống vật chất của gia đình Phong, cũng tương đối ổn định.

đời Phong bắt đầu rẽ sang một khúc quanh mới, từ khi Hoa nghe theo lời bạn bè rủ rê, đi tìm nguồn vui trong mấy sòng bạc quanh vùng. Mấy lúc gần đây, bởi quá chú tâm đến công ăn việc làm, Phong không nhận ra sự biến đổi nơi vợ mình. Hoa thường bịa chuyện nói dối, để có lý do vắng nhà, để hỏi vay tiền người thân, bạn bè. Nàng cũng không còn màng đến chuyện cơm nước và chăm lo cho chồng con. Đến khi Phong biết rõ mọi chuyện, thì tiền bạc trong nhà đã đội nón ra đi hết sạch. Phong dỗ dành, khuyên can vợ không được. Chàng chuyển sang nạt nộ, hăm dọa, nhưng Hoa vẫn chẳng chịu đổi thay. Có lần Phong trách vợ:

- Em đã hứa với anh bao nhiêu lần rồi, mà sao vẫn chứng nào tật nấy?

Đang buồn vì không còn một đồng dính túi, Hoa nói phác ngang:

- Hết chuyện tin rồi sao? Ông lại đi tin lời mấy đứa cờ bạc?

Phong bỏ bê công ăn việc làm, tìm đến các chuyên viên tư vấn, lục lọi trong sách vở, để mong tìm ra phương cách chữa chạy cho vợ. Sự nghiên cứu, tìm tòi ấy mang lại cho Phong, một kiến thức uyên bác về căn bệnh bài bạc. Hùng và Dung đã ngồi hàng giờ, nghe Phong phân tích tâm lý người bệnh, cùng các phương cách “điều trị”. Nhờ Phong mà Dung biết được căn bệnh này, đang lan tràn rất nhanh, trong cộng đồng người Việt trên khắp nước Mỹ, nhất là ở các địa phương có nhiều sòng bạc. Dung đã đem những điều học được từ Phong, ra khuyên bảo mấy người ham mê chuyện đỏ đen. Lời khuyên ấy, cũng giúp cho một số người khỏi bệnh. Ngược đời thay, “ông thầy” của Hùng, không thể chữa dứt hẳn căn bệnh cho chính vợ mình, mà lại còn biến mình thành con bệnh. Nhìn Phong gầy xọp hẳn đi, thất thểu như người thất chí, Dung bảo chồng:

- Sao anh không khuyên anh ấy một câu. Em thấy độ rày trông ảnh bệ rạc, còn hơn cả chị Hoa nữa!

Hùng tuy cảm thương cho bạn, nhưng cũng phải phì cười:

- Hầu hết những gì chúng ta hiểu biết được về căn bệnh cờ bạc, đều học hỏi từ Phong. Anh chẳng biết điều gì hay ho hơn để khuyên anh ấy cả!

Càng ngày, Hoa càng bỏ nhà đi thường xuyên hơn. Nàng đi cả đêm, đôi khi đi luôn mấy ngày liền. Phong như gà trống nuôi con, vừa làm mẹ vừa làm cha. Nhiều lúc bận việc, chàng phải nhờ bạn bè, lối xóm đưa đón Phương đến trường. An Phương tuy tuổi còn non nớt, nhưng cũng đã biết quan tâm đến người khác. Thấy mẹ vắng nhà suốt mấy ngày liền, Phương âu lo hỏi bố:

- Mẹ ở mãi trên sòng bài, rồi làm sao mẹ tắm được hả bố?

Phong chỉ biết nhìn con lắc đầu.

An Phương đang ở thời kỳ, cần đến sự chăm sóc, quan tâm của cha mẹ nhất. Thì lại rơi đúng vào thời điểm Phong không còn chút thì giờ và tinh thần nào để dạy dỗ con. Hàng ngày sau giờ học, An Phương thui thủi ở nhà một mình, làm bạn với cái tivi. Phong vẫn khoe với Dung, là con mình học hành xuất sắc, chỉ toàn A là A. Qua mấy lần chuyện trò, Dung nhận ra: An Phương chỉ là một đứa học trò giỏi về chữ nghĩa, còn tâm hồn, thì hoàn toàn trống rỗng. Nếu An Phương được bố mẹ quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ đúng mức. Dung đoan chắc, lớn lên An Phương sẽ là một cô gái đẹp, từ thể xác đến tâm hồn.

*

Phong âm thầm dọn nhà khỏi San Diego, không cho một ai hay biết. Phong hy vọng sống xa cách đồng hương, không còn ai rủ rê, Hoa sẽ bỏ được bạc bài. Ra đi được gần hai năm, Phong mới điện thoại về báo cho Hùng biết. Từ khi đến chỗ ở mới, chẳng một ai rủ rê, Hoa không còn bước chân đến các sòng bạc nữa. Phong cũng ngỏ lời mời Hùng và Dung đến nhà chơi.

Cũng đã khá lâu Hùng và Dung không đưa nhau đi xa. Nay lại có dịp thoát khỏi cảnh ồn ào náo nhiệt của thành phố, khiến lòng Dung lâng lâng. Khi xe rời xa lộ thênh thang rẽ vào con đường nhỏ, hai người ngồi lặng im, như cố gom hết cảnh núi đồi xanh tươi lúc trời mới sang Xuân cho vào đôi mắt. Đường tuy lắm đèo, nhiều dốc nhưng vắng xe, nên Hùng lái thật tà tà thoải mái. Hùng đưa tay mở nhạc, chàng chọn một bản hòa tấu êm dịu, rồi dựa thẳng lưng vào ghế. Một tay Hùng cầm lái, một tay gõ nhè nhẹ theo nhịp điệu êm ái, khoan thai, làm cảnh vật hai bên đường càng quyến rũ thêm. Ngắm chán cảnh xong, Hùng giở giọng lý sự cùn:

- Người Việt tỵ nạn phải đánh đổi bằng một cái giá quá đắt để có được tự do. Nhưng khi nắm được tự do trong tay rồi, thì không mấy ai màng đến việc sử dụng đến nó. Chỉ riêng cái quyền tự do đi lại, nhiều người chỉ dùng để đi từ nhà đến sở làm, đi loanh quanh trong vùng mình sinh sống. Có đi xa hơn chút nữa là lên mấy sòng bạc địa phương hay viếng Las Vegas. Giá như biết sử dụng đúng cái quyền tự do đi lại này, cuộc sống sẽ bớt căng thẳng và có nhiều ý nghĩa hơn. “Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với 'vợ' biết ngày nào khôn”. Một câu nói mà ai cũng biết, còn con đường vừa gần vừa đẹp như thế này, không có dịp đi qua, kể cũng tiếc thật.

Phải mất cả giờ lái xe, Hùng mới tìm đến nơi Phong trú ngụ. Một vùng quê thưa thớt dân cư. Hùng cho xe dừng lại, trước một ngôi nhà có cái sân thật rộng, cây cối mọc um tùm, như đang trông đợi bàn tay người chăm sóc, cắt tỉa. Dung xuống xe, đi đi lại lại một lúc, mới nom thấy tấm bảng ghi số nhà, treo trước cái cổng ra vào khép kín. Nhìn sâu vào trong, Dung bắt gặp một cặp trai gái, đang ôm hôn nhau say đắm. Dung khựng lại, đưa mắt sang hướng khác, tránh cho đôi trẻ khỏi ngượng ngùng. Đợi một lúc, Dung thấy hình như chúng chẳng để ý đến những gì chung quanh. Dung giả vờ ho lên một tiếng, chúng mới lơi nhau ra. Dung vội lên tiếng hỏi bằng tiếng Anh:

- Xin lỗi, có phải đây là nhà ông Phong không?

Cô gái như bị cụt hứng, chẳng thèm quay lại nhìn xem người hỏi là ai, vội trả lời cho xong chuyện:

- Đúng rồi. Bà muốn gì?

- Tôi là bạn ông Phong, từ San Diego đến thăm.

Cô gái vẫn không nới lỏng vòng tay ôm, nhẹ quay đầu vào nhà cất tiếng gọi:

- “Dady”, có bạn đến thăm.

Nói xong cô tiếp tục đưa hai bàn tay thon dài lên mơn trớn, ôm lấy mặt đứa con trai có mái tóc vàng hoe, cao hơn cô cả một cái đầu. Dung lén liếc nhìn cô gái thêm một lúc, nàng nhận ra cô ta có nhiều nét hao hao giống An Phương, đứa con gái nhỏ bé, thơ ngây trong tâm trí nàng. Tim Dung xao động, lòng đang bồi hồi, tiếc nuối thì Phong lù lù hiện ra, tươi cười chào đón nàng. Phong đưa mắt nhìn chiếc xe đậu trước nhà, đi nhanh ra mở cánh cổng, rồi vẫy tay ra giấu, bảo Hùng lái xe vào trong sân.

Vừa ngồi yên chỗ, Dung vội hỏi Phong:

- Có phải cháu An Phương gọi anh lúc nãy không?

- Đúng, nó đấy.

Dung cố nén tiếng thở dài, chép miệng:

- Cháu mau lớn quá. Có lẽ cháu cũng học đến lớp 11 rồi phải không anh?

- Đúng rồi, nó học cùng lớp với cháu Lập Duy đó.

Dung chỉ hỏi thế, rồi nàng ngồi nhìn chồng cùng bạn líu lo chuyện trò, sau bao ngày xa cách. Dung cố gạt đi hình ảnh, nàng vừa trông thấy và cũng định hỏi Phong xem Hoa ở đâu. Thì Hoa đã bước ra ngoài phòng khách, chào đón bạn bè, bằng một nụ cười thật tươi cùng lời mời thân mật:

- Cơm nước đã dọn xong, xin anh chị vào ăn ngay cho nóng.

Dung đoán là Hùng vẫn chưa nhìn thấy An Phương, nên khi Phong mời mọi người cầm đũa, Hùng nói giỡn chơi:

- Ủa con dâu tôi đâu rồi? Sao không gọi nó ra ăn luôn một thể?

Phong nói nhanh:

- Nó bận với bạn, để cháu ăn sau cũng được.

Phong nói dứt câu, Dung thoáng nom thấy An Phương nắm tay đứa con trai, dắt vào phòng rồi đóng cửa lại. Căn phòng nằm ngay cạnh chiếc bàn ăn, nên tiếng nói cười, trửng giỡn phát ra nghe rõ mồn một. Suốt bữa ăn, chỉ riêng một mình Hùng, nói năng tự nhiên, thoải mái. Còn nàng và vợ chồng Phong, không giấu được sự ngại ngùng, thiếu tự nhiên.

Dung hiểu tính chồng, mỗi khi gặp gỡ bạn bè, thường hay đem chuyện này, chuyện nọ ra bàn bạc không ngơi. Chờ đến lúc không ai để ý đến mình, Dung ghé tai Hùng nói nhỏ:

- Sao em thấy khó chịu trong người quá, anh ăn mau lên, rồi lựa lời xin phép cáo từ. Hẹn lại lần khác, mình sẽ ở chơi lâu hơn.

*

Rời nhà Phong, cảnh tượng vừa xảy ra vẫn còn khiến Dung băn khoăn. Nàng chỉ mới đối diện với sự việc này trong chốc lát mà đã như vậy, còn vợ chồng Phong, chắc khổ hơn nàng biết là chừng nào! Dung kể lại cho Hùng, những điều tai nghe, mắt thấy. Hùng thở dài:

- Rõ khổ!

Dung biết, mình chỉ có hai đứa con trai, đang ở cái tuổi niên thiếu, nhưng nàng cũng không muốn, nhìn thấy cảnh ấy, diễn ra trong ngôi nhà mình. Những gì Dung vừa tận mắt nom thấy, chính là lời cảnh báo trước cho nàng.

Ngay từ hồi học lớp 6, các con nàng đã được thầy cô giáo dạy về quan hệ nam nữ. Còn nàng và chồng, thì chưa bao giờ đề cập đến vấn đề này với hai con. Nghĩ đến đây, Dung hỏi chồng:

- Anh thấy mình cần, đem chuyện trai gái ra nói với Duy, Quốc không?

Ngẫm nghĩ một lúc, Hùng lên tiếng:

- Trước đây anh nghĩ: chúng mình chỉ có con trai thôi không có gì để lo. Qua mấy việc vừa xảy ra cho cháu An Phương, anh thấy mình cần phải dạy dỗ con cái, để chúng không gây tai họa cho người khác.

Dung chia sẻ cùng chồng:

- Nhìn cuộc sống bạn bè mình, mỗi nhà mỗi cảnh. Anh chị Phong nuôi con, chỉ cho con cơm ăn, áo mặc, không có lấy một lời dạy bảo. Còn Vân, bạn học em thì lại ngăn cấm, dòm ngó con cái đủ điều, từ giờ giấc đến việc giao tiếp với bạn bè. Thấy vậy em khuyên Vân, phải tin tưởng con cái, đừng theo rình mò, kiểm soát quá nghiêm ngặt. Làm như vậy vừa nhọc tâm mình, vừa ràng buộc con cái, đôi khi còn làm chúng bẽ mặt với bạn bè. Anh có biết nó trả lời em sao không?

Hùng lắc đầu, Dung nói tiếp:

- Nó bảo em: “nhà mày chỉ có một hệ con trai thôi, đâu có con gái, mà hiểu được tâm trạng và sự lo lắng của một người mẹ!” Nghe vậy, em nín luôn.

Suốt trên đoạn đường, lái xe từ nhà Phong trở về San Diego, Hùng và Dung cố gom góp những khó khăn, trở ngại mà thân nhân, bạn hữu mình gặp phải, đem ra mổ xẻ, làm tấm gương, giúp hai vợ chồng tìm ra, một hướng giải quyết chuyện trai gái cho các con mình, trước khi quá trễ.

*

Dung và Hùng đều quan niệm, bữa ăn tối, là thời điểm quan trọng nhất trong một ngày. Là phút giây để vợ chồng, con cái tâm tình, chia sẻ những việc vừa mới xảy ra. Mọi diễn biến quanh mâm cơm, là món quà quý giá, mà cha mẹ ban tặng, lúc con cái còn sống dưới mái ấm gia đình, là hành trang, đầy tràn tình yêu thương, hạnh phúc, cho chúng đem theo, lúc bước vào đời.

Hôm nay, lúc Dung vừa định đem chuyện trai gái ra mổ xẻ, thì Hùng ngăn lại:

- Anh thấy việc này cần phải nói thật nghiêm chỉnh, để các con thấy được tầm quan trọng của nó.

Hùng quay sang dặn các con:

- Cơm nước xong, bố mẹ có chuyện muốn bàn với các con ở ngoài phòng khách.

Duy Quốc nhìn nhau ngạc nhiên, rồi tiếp tục vừa ăn vừa kể cho nhau nghe chuyện trong lớp học.

Mỗi khi nói tiếng Việt, cả Hùng lẫn Dung, luôn cố tránh pha thêm tiếng Anh vào. Nhưng lần đem vấn đề quan hệ nam nữ ra bàn này, vợ chồng nàng, buộc lòng phải dùng chữ “sex”, cho được tự nhiên với hai con. Vừa ngồi xuống ghế, Lập Duy nôn nóng hỏi Hùng:

- Bố muốn nói chuyện gì vậy bố?

- Chuyện bồ bịch, chuyện “sex” của giới trẻ các con bây giờ.

Cả hai đứa tròn xoe đôi mắt. Lập Quốc thắc mắc:

- Bố mẹ đem chuyện này ra nói làm gì? Con và anh Hai đều còn nhỏ, chưa nghĩ đến chuyện này mà!

Hùng ôn tồn giải thích:

- Con chưa nghĩ đến, nhưng rồi nó cũng sẽ đến. Bố mẹ chỉ muốn nói cho các con biết về cái nhìn của bố mẹ trong vấn đề “sex” mà thôi.

Hai đứa con Dung ngồi chăm chú lắng nghe, Hùng nói tiếp:

- Lúc bố mẹ ở tuổi các con, việc “sex” trước hôn nhân rất ít xảy ra, đó là một điều cao quý, rất đáng gìn giữ. Bố mẹ cũng muốn các con, giữ được điều này. Nhưng các con hiện đang sống trên một đất nước, đang ở trong một thời, mà quan niệm về “sex” hết sức cởi mở. Bố mẹ biết, mình không thể ngăn cản được, nếu các con không xem việc, gìn giữ cho nhau trong trắng, cao đẹp về thể xác lẫn tâm hồn, trước hôn nhân là điều quan trọng. Chắc bố mẹ buồn lòng lắm, nhưng cũng chẳng biết phải làm sao!

Hùng ngừng nói, như để những điều chàng vừa thốt ra, ngấm vào tâm tư các con. Lát sau Hùng nói tiếp:

- Nếu các con có bạn gái, muốn rủ đến nhà chơi, bố mẹ rất hoan nghênh. Nhưng bố mẹ không muốn các con tiếp bạn gái nơi phòng ngủ. Ðó là một chút căn bản lễ giáo, của nếp sống gia đình, theo truyền thống Việt Nam, mà bố mẹ không muốn đánh mất nơi xứ người. Các con có hứa, sẽ giữ điều này với bố mẹ không?

Lập Duy, Lập Quốc đều gật đầu. Hùng tỏ bày tiếp:

- Cũng như bao nhiêu người cha, người mẹ khác. Bố mẹ mong muốn các con, kết hôn với người cùng chủng tộc, cùng chung ngôn ngữ. Lập gia đình với người Việt, thì ông bà, cha mẹ, con cháu sẽ dễ dàng chia sẻ, cảm thông với nhau hơn. Các con mà làm được điều này, bố mẹ rất mừng. Ngược lại vì bất cứ một lý gì, các con phải lấy người ngoại quốc, bố mẹ cũng chấp nhận. Bố mẹ muốn các con hiểu rằng, gia đình là nền tảng của xã hội, là đơn vị căn bản của quốc gia. Hôn nhân là bước khởi đầu, của người con trai, con gái, thề hứa chung sống với nhau trọn đời. Vì vậy, hôn nhân phải được xem là một việc hệ trọng nhất trong cuộc sống. Các con không thể coi thường nó được.

Buổi nói chuyện hôm ấy, Hùng chỉ muốn cho hai con mình, biết rõ cái nhìn của chàng về chuyện “sex” và việc hôn nhân mà thôi. Ðó cũng là việc khởi đầu, giúp cho Dung dễ dàng mở lời, nói đến chuyện “sex” với hai con về sau.

Qua kinh nghiệm bản thân, Dung biết được: mọi việc dù lớn hay nhỏ, xảy ra trong gia đình, nếu đem ra chia sẻ, hỏi ý kiến nhau, để cùng tìm phương giải quyết, sẽ làm mọi người trong nhà gắn bó, thông cảm, yêu thương nhau hơn. Ngoài ra, Dung và Hùng cũng gắng, để không buộc con cái phải làm theo ý mình. Từ khi biết lắng nghe tâm tư các con, Dung nhận ra được sự trưởng thành về mọi mặt, của con cái mình. Chúng nó hơn hẳn sự hiểu biết của nàng, lúc ở vào lứa tuổi đó. Thấu hiểu điều này, khiến nàng an tâm, thêm lòng tin tưởng nơi con cái, cùng thế hệ trẻ hôm nay. Nhờ thế, nàng thấy mình cần phải uyển chuyển, thay đổi cách dạy dỗ con cái, sao cho có hiệu quả hơn.

*

Dung thường hay chia sẻ chuyện gia đình, chồng con với Hạnh, cô em bạn dâu, ở căn nhà bên cạnh. Mặc dù cách hành sử, dạy dỗ con cái của hai nhà có đôi phần khác nhau. Hạnh có bốn con, hai trai, hai gái. Mạnh đứa con trai đầu lòng, lớn hơn Lập Duy đúng một tuổi, Hiền đứa con gái kế bằng tuổi Lập Quốc. Còn Lan và Tùng sinh sau đẻ muộn, bé hơn anh chị khá nhiều.

Con cái Dung được tự do, tỏ bày ý nghĩ mình, cho dù có đối nghịch với quan niệm của bố mẹ. Nghĩa là chúng sẽ không bị bố mẹ buộc tội, bởi những điều chúng tự ý nói ra. Thậm chí có khi chúng nói sai, hay cả có những hành động, việc làm không hợp lý. Dung từng học hỏi được nhiều điều hay, qua các việc làm sai trái của mình. Dung không sợ con mình lầm lỗi, nàng chỉ lo, con đi lầm đường rồi, không biết tự tìm ra lối thoát.

Có lần Lập Duy lên tiếng “phê bình” Dung:

- Mẹ và thím Hạnh sao giống hai con gà quá!

Không hiểu ý con, Dung hỏi lại:

- Giống gà nghĩa là làm sao? Sao con ví mẹ với thím là gà vậy?

Duy cười:

- Bởi mẹ và thím hay “mổ” chuyện của các con.

Nghe con ví von kiểu ấy, Dung cũng phải phì cười. Ngẫm nghĩ lại, nàng thấy Duy cũng có lý. Quả thật nàng hay “mổ” chuyện các con, trong những lần trò chuyện với Hạnh. Nhờ lời nói thật lòng của con, nàng tự chữa khỏi căn bệnh “ngồi lê” của mình.

Mới ngày nào Dung còn ưu tư, lo lắng về sự thay đổi bất thường, của con cái lúc bước vào tuổi niên thiếu. Nay thì Lập Duy, sắp trở thành một ông thầy dạy học, còn Lập Quốc, cũng đã bước vào năm thứ Ba đại học. Mùa Xuân này, Dung nhận được một lời chúc Tết thật đẹp của con. Lập Quốc hứa, sẽ hết lòng “support” mẹ, sẽ cố tìm bạn gái người Việt Nam, để bố mẹ vui lòng. Câu chúc đơn sơ của Quốc, đối với Dung như là một liều thuốc khỏe, cho nàng uống mỗi khi nhắc đến con. Dung thấy cuộc sống hạnh phúc hẳn lên, dù nàng chưa biết chắc, con mình có làm được như lời hứa hay không?

Phần Hạnh, cô em bạn dâu, cũng vui mừng không kém. Qua trung gian bạn bè giới thiệu, Mạnh quen biết Mai, một cô gái thùy mị, kém Mạnh hai tuổi, ở trên vùng Little Saigon. Vợ chồng Hạnh cố vun trồng, đốc thúc để mối tình ấy, mau tiến đến hôn nhân. Sự âu yếm mặn nồng của Mạnh và Mai, không thể nào che giấu được Hiền, em gái Mạnh. Một hôm, lúc đang phụ mẹ nấu bữa cơm tối, đột nhiên Hiền lên tiếng hỏi:

- Mẹ! Nếu bạn gái anh Mạnh có bầu thì sao?

Mặc dù đã sống gần 20 năm trên mảnh đất này, nhưng quan niệm “trọng nam khinh nữ” vẫn còn nguyên trong lòng Hạnh. Nàng không một chút nghĩ ngợi, trả lời ngay:

- Nếu có bầu, đẻ con ra thì mẹ nuôi.

Hiền liền hỏi tiếp:

- Nếu con có bầu thì sao?

Hạnh nghiêm ngay nét mặt, nạt con:

- Bộ con điên rồi hả Hiền? Con mà có bầu, bố mẹ đuổi con ra khỏi nhà ngay.

Hiền ngạc nhiên, mặt nhăn nhó, nói giọng nhỏng nhẻo:

- Sao kỳ vậy mẹ? Vậy là “unfair”.

Giọng Hạnh càng gắt gỏng thêm, như muốn cho Hiền im ngay miệng lại:

- Mẹ nói không được là không được. Con đừng hỏi lôi thôi. Bố mà nghe được, con sẽ bị đánh đòn ngay.

Hiền như hụt hẫng, đứng lặng im nghĩ suy. Hiền không hiểu tại sao, mẹ lại dễ dàng chấp nhận: nếu “baby” nằm trong bụng bạn gái anh Hai, còn nằm trong bụng mình, thì lại không được? Hiền cũng không tài nào hiểu, tại sao mẹ lại giận dữ, chỉ vì một câu hỏi?

Làm sao Hiền có thể hiểu được, sự việc một người con gái không chồng mà có thai, nghiêm trọng như thế nào? Khi Hiền sinh ra và lớn lên trên đất một đất nước, mà phần đông xem việc luyến ái trước hôn nhân, chỉ là một chuyện bình thường. Còn mẹ Hiền, một người mà cái bản chất văn hóa truyền thống Việt Nam, vẫn còn đang luân lưu trong huyết quản. Ðời Hạnh, tuy không còn cảnh đàn bà chửa hoang, bị lôi ra giữa đình làng luận tội, bị gọt đầu bôi vôi, bị dẫn đi diễu khắp làng trên, xóm dưới. Nhưng việc ấy vẫn làm bại hoại gia phong, làm xấu hổ luôn cả họ hàng, gia tộc. Hạnh cũng không hiểu tại sao, cái điều ấy, lại vọt ra từ cửa miệng đứa con gái, học hành giỏi giang, ngoan hiền mà nàng hết mực yêu thương, chiều chuộng. Hạnh không biết làm gì hơn, là phải răn đe con một cách quyết liệt, để sự việc ấy không xảy ra, có hại cho Hiền, đứa con gái lớn, một tấm gương trong gia đình nàng.

Gần chục năm trời sống cạnh nhau. Dung hiểu rất rõ tâm tính cháu gái mình. Dung biết: Hiền chỉ hỏi để tìm hiểu, xem mẹ nghĩ thế nào về vấn đề “sex” mà thôi, chứ Hiền không phải là một đứa con gái, muốn hành động như vậy. Dường như Hiền đã quen sống trong “áp bức”, nên chỉ một lát sau, Hiền quên ngay sự giận dữ của mẹ, vui cười hồn nhiên trở lại.

Người Việt thường quan niệm: nhà có con gái, như có hũ mắn treo đầu giàn. Nhìn xa thêm chút nữa, Dung thấy: nhà có con trai, nếu dạy dỗ không kỹ, nó sẽ đi phá vỡ các hũ mắm, làm hôi thối cả một môi trường sinh sống. Nghĩ vậy, Dung càng thấy thấm thía lời Hùng nói trên xe, sau khi nàng kể chuyện An Phương cho chàng nghe:

- Mình đã vong quốc, giờ lại để vong gia nữa hay sao?

SA PY ĐI ĐI
http://www.vietbao.com/?ppid=74&pid=51&auid=2803&nid=85734


Đối với cộng đồng người Việt ở Mỹ, biết nhiều ngôn ngữ là mối lợi cho sức khỏe
Đối với cộng đồng người Việt ở Mỹ, biết nhiều ngôn ngữ là mối lợi cho sức khỏe
Feb 13, 2007

Cali Today News - Sau khi từ trường về, Carlos và Carmen Nguyễn nói chuyện tiùu tit với ông bà bằng… 4 thứ tiếng là Anh, Việt, Tây Ban Nha và Tagalog!
Cha mẹ của các em rất thích vì nói nhiều ngôn ngữ sẽ giúp các em biết thêm về nguồn gốc gia đình và các nền văn hóa khác. Nhưng hai em bé 6 và 9 tuổi này sẽ tránh được bệnh dementia lúc tuổi già.

Một nhóm các khoa học gia Canada đang nghiên cứu các bệnh nhân dementia (điên loạn do tuổi già) khám phá người nào thường xuyên sử dụng hai ngôn ngữ sẽ có thêm 4 năm trước khi trí óc trở nên mệt mỏi vì tuổi già, so với những người chỉ nói 1 ngôn ngữ.

Công trình này được đăng trên báo Neuropsychologia, tiếp theo một công trình năm 2004 theo đó thì người nói được 2 ngôn ngữ có sức tập trung lớn hơn.

Theo giáo sư Ellen Bialystock, người nghiên cứu chính của cả hai công trình, tuy còn quá sớm để khẳng định nhưng hiện nay nhiều nhà giáo dục rất chú ý tới vấn đề hấp dẫn này.

Theo bà thì vì phải quyết định nhanh chóng phải nói tiếng nào và bỏ tiếng nào, trí não “luôn bị động và bị kich thích một cách tốt đẹp” và lạ lùng là khi bạn nói tiếng này thì thứ tiếng kia cũng… hoạt động ngầm trong não.

Bà cho hay chính vì khả năng dùng từ ngữ chính xác, khi bạn nói ra câu, nó phải được vận hành rất nhanh nên trí não loại người này luôn sắc bén.

Ngoài ra sức chú ý của người nói 2 ngôn ngữ cũng tăng thêm, có khả năng lọc lựa thông tin nhanh và đúng, đồng thời trí nhớ cũng tăng cường.

Nguyễn Dương, source Kansascity.com
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=56a767cce96d74e7b5b4b0b351a628ef

Labels:

FIGHTING IN THE SPACE

Bỏ nghề dạy học, một cô giáo tham gia làm người mẫu cho tạp chí Playboy.
Wednesday, February 14, 2007

BOCA RATON, Florida(TH) giáo viên trường trung học West Boca Raton ở Florida đã tham gia ghi ảnh với tạp chí Playboy. Cô giáo Erica Chevillar đã có những bức ảnh gợi cảm đăng trên tạp chí Playboy trong số ra của tháng Ba. Cô Chevillar đã là mục tiêu của cuộc điều tra của nhà trường hồi mùa xuân vừa qua, sự việc bị phanh phui khi các học sinh phát hiện thấy trên một web site có tên USA National Bikini có một cô người mẫu rất xinh đẹp, xem lại thì mới rỏ–Một cựu ra rằng đó là cô giáo của trường, cô Erica Chevillar giáo viên môn sử học. Theo dự kiến cuối năm nay cô Erica Chevillar sẽ chính thức từ bỏ công việc giảng dạy. Cô nói rằng làm việc với tạp chí Playboy cô gặt hái ra nhiều tiền hơn làm cô giáo dạy sử học, mặc dù cô Erica Chevillar không cho biết mỗi bức ảnh được đăng như vậy là giá bao nhiêu tiền. Cô Erica Chevillar nói rằng gia đình và bạn bè thân hữu ủng hộ cô trong quyết định nầy.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=55697&z=75









Một quân nhân Mỹ gốc Việt tử thương tại Afghanistan
Tuesday, February 13, 2007

TIGARD, Ore - Một quân nhân Mỹ gốc Việt Nam, Trung Sĩ Long N. Nguyen đã tử thương tại Afghanistan. Nguồn tin từ thành phố Tigard tiểu bang Oregon cho biết, Trung Sĩ Long Nguyen được gởi sang Afghanistan hồi Mùa Hè năm ngoái. Ðơn vị của anh là lực lượng đặc nhiệm hàng đầu trong công tác giúp huấn luyện và phát triển Quân Ðội Quốc Gia Afghanistan.

Trước khi được phái sang Afghanistan, Trung Sĩ Long Nguyen thuộc Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia Oregon. Nguồn tin trên cho biết anh tử thương vào ngày Thứ Bảy tuần rồi với một vết thương không liên hệ tới tác chiến tại Mazar-e-Sharif, thuộc Afghanistan. Cuộc điều tra đang được tiến hành.

Trung Sĩ Long Nguyen 27 tuổi được bổ nhiệm vào Tiểu Ðoàn 1 Yểm Trợ thuộc Lữ Ðoàn 41 Vệ Binh Quốc Gia có căn cứ tại thành phố Tigard, tiểu bang Oregon. Một đơn vị của lữ đoàn này được cử sang chiến đấu tại Afghanistan Mùa Hè năm 2006 và dự trù sẽ trở lại Oregon vào Mùa Hè năm nay.

Hiện nay có khoảng 850 Vệ Binh Quốc Gia thuộc tiểu bang Oregon đang có mặt tại Afghanistan để làm nhiệm vụ huấn luyện và phát triển cho quân đội của quốc gia Afghanistan.

Long Nguyen là quân nhân thứ 86 của Oregon tử trận trong cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq và là quân nhân đầu tiên của Vệ Binh Quốc Gia tử thương tại Afghanistan kể từ Tháng Chín năm ngoái.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=55675&z=3

Labels: ,

CƠ CHẾ PHÒNG NGỪA CHỐNG TRUNG ƯƠNG TẬP QUYỀN



THƯỢNG VIỆN CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC
CƠ CHẾ PHÒNG NGỪA CHỐNG TRUNG ƯƠNG TẬP QUYỀN

*
jeudi 1 février 2007

Trong một số bài viết trước đây liên quan đến Quốc Hội ( Anh Quốc và Đại nghị Chế, Quốc Hội với Các Đặc Tính Thiết Yếu, Quốc Hội Đơn Viện hay Lưỡng Viện, Quốc Hội Lưỡng Viện Đồng Nhứt hay Dị Biệt), chúng tôi đã có dịp đề cập đến nguồn gốc Quốc Hội Lưỡng Viện của các Quốc Gia hiện đại, phát xuất từ Hội Đồng Tư Vấn giúp Vua trị nước của Anh Quốc.
Dần dần từ Hội Đồng Tư Vấn đơn viện của Vua, - gồm các qúy tộc và các huân tước, các đấng bậc cao trọng trong tôn giáo được Vua tuyển chọn -, do hoàn cảnh nhu cầu cung cấp tài chánh bắt buộc đưa đến, dân chúng từ làng xã thôn ấp đặt điều kiện với Vua, cử được người của họ vào Hội Đồng. Rồi dần dần Hội Đồng tự tách rời ra thành hai nhóm họp tách biệt nhau, do nhu cầu và lợi thú khác nhau. Hạ Viện ( hay Viện của các Đại Diện Làng Xã Thôn Ấp, House of Commons) và Thượng Viện hay Viện của nhóm chức sắc, qúy tộc.
Và như vậy Hội Đồng Tư Vấn đơn viện của Vua đương nhiên trở thành Lưỡng Viện: Thượng Viện ( hay Viện gồm các nhà qúy tộc, các Đấng Bậc Cao Trọng tôn giáo và các Huân Tước) và Hạ Viện ( hay Viện của đại diện các làng xã thôn ấp).
Trải qua nhiểu thế kỷ và phần lớn các Quốc Gia Tây Âu đã biến thể phương thức tổ chức Quốc Gia từ Quân Chủ sang Cộng Hoà Dân Chủ, nhưng hình thức Quốc Hội Lưỡng Viện vẫn còn tồn tại trong hầu hết các Quốc Gia: Quốc Hội không còn Hội Đồng Tư Vấn của Vua ( bởi lẽ Vua không còn nữa, ở phần lớn các Quốc Gia), nhưng là cơ quan dân cử, là tiếng nói đại diện của dân chúng trên toàn Quốc, hướng dẫn đường lối chính trị Quốc Gia, tín nhiệm hay bất tín nhiệm nhân sự và chương trình hoạt động của Hành Pháp và định chế cuộc sống Quốc Gia bằng " chuẩn y hay bác bỏ " luật pháp.
Trong nhãn quang đó, Quốc Hội của hầu hết các Quốc Gia đều giữ lại hình thức Quốc Hội Lưỡng Viện: Ha Viện là viện " chuẩn y hay bác bỏ luật pháp" và Thượng Viện là viện của " những người suy nghĩ khôn ngoan, lắng đọng để duyệt xét, hảm thắng, sữa đổi những dự định quá lố, trật đường" có hại cho cuộc sống Quốc Gia.
Chúng ta có nên tổ chức Lưỡng Viện Quốc Hội đồng nhứt trong tiến trình lập pháp của Quốc Gia hay không?
Đâu là lợi điểm của cách tổ chức Thượng Viện khác với Hạ Viện?
Một ít câu trả lời sơ thảo chúng tôi đã có dịp đề cập đến trong các bài viết được đề cập ở dòng đầu của bài nầy.
Chủ đề của bài chúng tôi đang viết chỉ có ý khiêm tốn tìm hiểu những lợi điểm của một Thượng Viện khác biệt và tách rời Hạ Viện trong tổ chức Quốc Gia Liên Bang như Cộng Hoà Liên Bang Đức.
Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta không thể tổ chức Quốc Hội Lưỡng Viện dị biệt trong một Quốc Gia đồng nhứt, bất khả phân, dĩ nhiên là với những đặc tính và khuyết điểm của nó.

I - Cơ cấu Thượng Viện Liên Bang Cộng Hoà Liên Bang Đức ( CHLBD).
Thượng Viện CHLBD ( Bundesrat ) là một cơ quan gạch nối giữa quyền lực trung ương ( Liên Bang, Bund) và lợi thú địa phương ( các Tiểu Bang, Laender).
Thượng Viện là cơ quan Liên Bang, mà qua đó địa phương được nói lên tiếng nói của mình liên quan đến nhu cầu và lợi thú địa phương, cũng như là tiếng nói của người dân sinh sống trong một phần đất ở đia phương liên quan đến đường lối mà mình cho là chính đáng đối với phương thức phải có để điều hành cuộc sống chung của Quốc Gia. Tiếng nói đó được diển tả bằng phương thức " chuẩn y hay bác bỏ" các dự án luật để điều hành Quốc Gia. Hay nói như Hiến Pháp 1949 CHLBD:
- " Qua Thượng Viện Liên Bang, các Tiểu Bang cộng tác vào tiến trình lập pháp và quản trị của Liên Bang" ( Điều 50, Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Thượng Viện Liên Bang CHLBD được cấu tạo bằng các Thượng Nghị Sĩ là những thành viên của các Chính Quyền các Tiểu Bang, là tiếng nói của Chính Quyền các Tiểu Bang trước tiên và là tiếng nói của dân chúng địa phương ở các Tiểu Bang kế đến:
- " Thượng Viện Liên Bang gồm các thành viên của Chính Quyền các Tiểu Bang, là những thành viên mà các Chính Quyền vừa kể bổ nhiệm hay bãi nhiệm" ( Điều 51, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Trái lại, cũng cùng với mục đích vừa kể cho tiếng nói để bênh vực quyền và lợi thú của dân chúng địa phương, Thượng Viện của Ý Quốc có các thành viên của mình được tuyển chọn khác hơn so với thành viên của Thượng Viện Liên Bang CHLBD. Các Thượng Nghị Sĩ ở Ý Quốc được giao cho dân chúng và cơ chế các Vùng tuyển chọn:
- " Thượng Viện Cộng Hoà được tuyển chọn dựa trên nền tảng Vùng" ( Điều 57, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Trở lại Thượng Viện Liên Bang CHLBD, chúng ta thấy Thượng Viện vẫn còn giữ những đặc tính của những cơ quan Quốc Hội của thời kỳ trước đó, Thượng Viện của thời Vương Quốc Bismarck ( Reichsrat), cũng như là Hội Đồng các Bộ Trưởng và Tổng Thống thời 1947-1949, tức là một Hội Đồng gồm có thành viên Chính Quyền các Tiểu Bang và Liên Bang.
Như trên đã nói thành phần của Thượng Viện Liên Bang gồm các thành viên của Chính Quyền các Tiểu Bang phái đến hay thu hồi.
Mỗi Tiểu Bang có từ 3, 4, 5 hay 6 Thượng Nghị Sĩ tùy theo dân số trong Tiểu Bang:
- " Mỗi Tiểu Bang ( Land) có ít nhứt 3 lá phiếu, các Tiểu Bang ( Laender) có hơn hai triệu dân chúng, có được 4 phiếu; các Tiểu Bang có hơn 6 triệu dân, có được 5 phiếu; các Tiểu Bang có hơn bảy triệu, có được 6 phiếu" ( Điều 51, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Những gì vừa kể cho thấy các Tiểu Bang có thể có từ 3, 4, 5, hay 6 Thượng Nghị Sĩ, tùy theo số dân chúng trong Tiểu Bang. Tiêu chuẩn để chuẩn định số Thượng Nghị Sĩ cho mỗi Tiễu Bang là tiêu chuẩn không theo sát đa số tỷ lệ, cho bằng đa số tỷ lệ có cân nhắc ( proporzionale ponderata)
Mặc dầu không theo nguyên tắc bình đẳng tuyệt đối cho mọi Tiểu Bang như Hoa Kỳ, CHLBD áp dụng phương thức ưu đãi hơn những Tiểu Bang có dân chúng thiểu số.
Và tổng số các đại biểu Thượng Viện Liên Bang ở CHLBD là 69 thành viên.
Còn nữa, mặc dầu mỗi Tiểu Bang có số Thượng Nghị sĩ khác nhau, nhưng khi bỏ phiếu để quyết định, các đại biểu của mỗi Tiểu Bang đều chỉ có thể
cùng nhau đồng thuận bỏ phiếu cho một ý kiến duy nhứt. Đó là những gì Hiến Pháp 1949 bắt buộc đối với các Thượng Nghị sĩ của mỗi Tiểu Bang:
- " Các phiếu của mỗi Tiểu Bang chỉ có thể được bỏ phiếu đồng nhất với nhau ( có nghĩa là cả khối cùng một ý kiến duy nhứt với nhau) và chỉ có những thành viên có mặt hay những ai đại diện cho mới được bỏ phiếu" ( Điều 51, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Điều đó có nghĩa là các Thượng Nghị Sĩ Liên Bang là những người đại diện cho Tiểu Bang, chớ không cho các chính đảng xuất xứ của mình. Trong trường hợp Chính Quyền của một Tiểu Bang là một Chính Quyền liên hiệp bởi nhiều đảng phái, Chính Quyền phải thoả thuận trước với các chính đảng thành viên và ra chỉ thị duy nhứt cho các thành viên của mình ở Thượng Viện rập khuôn hành động, vì lợi ích mà mình muốn cho đồng bào địa phương ở Tiểu Bang.

II - Tổ chức nội bộ.
Thượng Viện CHLBD là một Viện Quốc Hội có quyền tự trị được Hiến Pháp xác nhận:
- " Thượng Viện tuyển chọn Vị Chủ Tịch của mình mỗi năm" ( Điều 52, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Nhiệm kỳ của Vị Chủ Tịch kéo dài một năm và được chọn luân phiên thay đổi, tuyển chọn giữa các thành viên Chính Quyền các Tiểu Bang.
Vị Chủ Tịch
- có phận sự triệu tập Thượng Viện, nhứt là bắt buộc phải triệu tập theo lời yêu cầu của ít nhứt hai Tiểu Bang hay của Chính Quyền Liên Bang:
* " Vị Chủ Tịch triệu tập Thượng Viện. Và bắt buộc phải triệu tập theo lời yêu cầu của ít nhứt hai Tiểu Bang hay của Chính Quyền Liên Bang" ( Điều 52, đoạn 2, id.).
- có quyền thay thế các phận vụ của Vị Nguyên Thủ Quốc Gia, trong trường hợp ông bị cản trở hay bị trống ngôi trước định kỳ:
" Các phận vụ của Tổng Thống Cộng Hoà Liên Bang, trong trường hợp bị cản trở hay trống ngôi trước định kỳ, được xử lý bởi Vị Chủ Tịch Thương Viện" ( Điều 57, id.).
Ngoài ra Thượng Viện có quyền tự tri, tự chuẩn y các điều khoản nội quy của mình với sự đồng thuận của đa số:
* " Thượng Viện chuẩn y bằng ít nhứt là đa số phiếu của mình. Có quyền tự tạo cho mình nội quy. Các phiên họp của Thượng Viện là những phiên họp khoáng đại trước công chúng. Một đôi khi cũng có thể có những phiên họp kín" ( Điều 52, đoạn 3, id.).
Về tổ chức nội bộ, Thượng Viện có thể thành lập các Ủy Ban chuyên môn thường trực, mỗi Ủy Ban có sự tham dự ít nhứt là một thành viên của mỗi Tiểu Bang, và đó là những phương thức và dụng cụ để Thượng Viện hoạt động.
Ngoài ra các Ủy Ban chuyên môn cũng có thể mời thêm những thành viên hay đại diện chuyên môn khác của Chính Quyền các Tiểu Bang ( Điều 52, đoạn 4, id.).
Khi một dự án luật hay một vấn đề liên quan đến việc quản trị do Chính Quyền Liên Bang đệ trình trực tiếp hay đã được Hạ Viện Liên Bang chuẩn y,
Thượng Viện sẽ lập tức chuyển giao cho các Ủy Ban chuyên môn liên hệ và được Ủy Ban chuyển giao cho Chính Quyền Tiểu Bang duyệt xét.
Vấn đề duyệt xét và chuẩn định dự án luật hay vấn đề chuyên môn liên quan đến việc quản trị, lắm khi đặt các Dân Biểu Hạ Viện trong tình trạng bối rối, bởi lẽ thường thì các Dân Biểu Hạ Viện được tuyển chọn không phải tất cả là những chuyên viên luật pháp cũng như hành chánh, cho bằng là những người có khả năng và đường lối chính trị " hợp gu " với dân chúng.
Tình trạng bối rối vừa kể không xảy ra đối với các Thượng Nghị Sĩ, bởi lẽ trước tiên họ hầu hết là những chuyên viên ( luật pháp, hành chánh, cũng như nhiều lãnh vực khác...) được Chính Quyền các Tiểu Bang biết khả năng và cắt đặt, bổ nhiệm họ vào Thượng Viện.
Ngoài ra, một dự án luật hay một vấn đề hành chánh quản trị được chuyển đến các Ủy Ban chuyên môn Thượng Viện như đã nói, Ủy Ban đặc trách sẽ lập tức chuyển về Chính Quyền các Tiểu Bang để hỏi ý kiến, duyệt xét và phán quyết bởi bao nhiêu chuyên viên liên hệ khác ở địa phương, trước khi chính Ủy Ban đứng ra phán quyết và cho Hội Đồng Thượng Viện biết ý kiến.
Điều vừa kể cho thấy trong việc giải quyết các vấn đề của đất nước, không phải chỉ có Hạ Viện ( với số đông "cả vú lấp miệng em", đồng thuận với Đảng và Nhà Nước, muốn soạn thảo, áp đặt luật lệ nào lên đầu lên cổ dân cũng được), mà tiến trình " lập pháp " ( chuẩn y hay bác bỏ dự án luật đang bàn), còn phải " đếm xỉa" đến ý kiến và sự đồng thuận của Thượng Viện, là sự hiểu biết và đồng thuận đến từ địa phương.
Điều đó cho thấy tại sao Hiến Pháp 1949 CHLBD xác nhận:
- " QuaThượng Viện, các Tiểu Bang cộng tác vào tiến trình lập pháp và hành chánh của Liên Bang" ( Điều 50, Hiến Pháp 1949 CHLBD).

III - Tiến trình lập pháp.
Quyền có sáng kiến đề thảo dự án luật được giao cho
- Chính Quyền Liên Bang,
- các thành viên Hạ Viện Liên Bang
- và Thượng Viện Liên Bang
" Các dự án luật được đệ trình lên Hạ Viện bởi Chính Quyền Liên Bang, các thành viên Hạ Viện Liên Bang hay bởi Thượng Viện Liên Bang" ( Điều 76, đoạn 1, Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Khi Chính Quyền Liên Bang, qua các Bộ Trưởng của mình, soạn thảo dự án luật, dự án phải được đệ trình lên Thượng Viện Liên Bang.
Một khi nhận được dự án, Thượng Viện Liên Bang, trong vòng 6 tuần lễ phải cho biết ý kiến của mình.
Trong trường hợp một dự án luật được Chính Quyền coi là " bất thường và khẩn cấp", sau khi đệ trình cho Thượng Viện, chỉ cần sau 3 tuần lễ đệ trình cho Thượng Viện, Chính Quyền cũng có thể chuyển đến Hạ Viện, dù cho Thượng Viện chưa trả lời cũng vậy:
- " Chính Quyền Liên Bang có thể chuyển giao cho Hạ Viện Liên Bang, sau 3 tuần lễ một dự án luật mà mình cho là khẩn cấp bất thường, đã được chuyển đến Thượng Viện Liên Bang, cho dù chưa được ý kiến của Thượng Viện Liên Bang hồi âm; nhưng rồi phải chuyển đến Hạ Viện Liên Bang lập tức, vừa khi nhận được hồi âm của Thượng Viện" ( Điều 76, đoạn 2, id.).
Điều vừa kể cho thấy không thể vì bất cứ lý do gì Chính Quyền có thể bị tê liệt, cho dù dự án luật phải được cả Lưỡng Viện Quốc Hội duyệt xét cũng vậy, nhứt là trong các trường hợp " cần thiết và khẩn trương ", các thành viên Quốc Hội không thể làm việc tắc trách " nghị gù, nghị gật " chờ hết tháng lãnh lương, ngồi đó hút thuốc và ngâm tôm dự án.
Cũng vậy, một dự án luật được các thành viên Hạ Viện Liên Bang soạn thảo được chuyển đến Thượng Viện để duyệt xét, Thượng Viện sẽ chuyển đến Chính Quyền Liên Bang để tham khảo ý kiến, bởi lẽ khi dự án trở thành luật, Chính Quyền sẽ là cơ quan có nhiệm vụ áp dụng để thi hành, không thể thi hành một chương trình áp đặt cho mình bổng nhiên từ trên trời rớt xuống ( Scholl U., Der Bundesrat in der deutschen Verfassungstwichklung. Berlin, 1982, 772).
Các dự án luật đều được các Ủy Ban chuyên môn của Hạ Viện cũng như Thượng Viện Liên Bang duyệt xét, được các phiên họp Hội Đồng ( plenum) của mỗi Viện nhóm họp bàn thảo và " chuẩn y " với đa số tuyệt đối.
Trừ trường hợp các dự thảo tu chính án đối với Hiến Pháp, phải được cả hai Viện Quốc Hội đồng thuận với số phiếu ít nhứt của 2/3 thành viên:
- " Một đạo luật như vừa kể ( về tu chính Hiến Pháp) phải được sự đồng thuận của 2/3 thành viên Hạ Viện và 2/3 thành viên Thượng Viện Liên Bang" ( Điều 79, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Một tỷ lệ gia trọng không phải dễ thực hiện.
Còn nữa, Hiến Pháp 1949 CHLBD cũng như hầu hết các Hiến Pháp Nhân Bản và Dân Chủ Tây Âu là những Hiến Pháp cứng rắn, nên dù cho cả Thượng Viện và Hạ Viện, cộng chung với trưng cầu dân ý 100% đồng thuận, cũng không ai được phép sữa đổi một số điều khoản nền tảng, bởi lẽ đó là nền tảng của Nhân Bản và Dân Chủ trên đó toà nhà Quốc Gia được xây dựng.
Xóa bỏ các nguyên tắc nền tảng là đạp đổ cả toà nhà Quốc Gia, được đặt trên nền tảng Nhân Bản và Dân Chủ.
Và đạp đổ nền tảng Nhân Bản và Dân Chủ, hay không chấp nhận Nhân Bản và Dân Chủ, không còn có cách sống gì hơn là cách sống mọi rợ.
Hiểu như vậy chúng ta hiểu được tại sao Hiến Pháp 1949 CHLBD nói riêng và các Hiến Pháp Tây Âu nói chung không chấp nhận bất cứ một tu chính án, sữa dổi nào đối với các nguyên tắc nền tảng của Quốc Gia:
- " Không thể chấp nhận bất cứ một sự sữa đổi nào đối với Hiến Pháp nầy liên quan đến mối liên hệ giữa Liên Bang và các Tiểu Bang, đến việc các Tiểu Bang tham dự vào tiến trình lập pháp hoặc đến các nguyên tắc đã được tuyên bố ở điều 1 và điều 20 " ( Điều 79, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
( Điều 1 nói lên phẩm giá bất khả xâm phạm của con người và điều 20, định nghĩa Đức quốc là một Quốc Gia Cộng Hoà Liên Bang, Dân Chủ và Xã Hội).
Các dự án luật được Hạ Viện Liên Bang chuẩn y được đưa đến Thượng Viện.
Tại đây, quyền " lập pháp" ( chuẩn y hay bác bỏ ) của Thượng Viện được thay đổi tùy theo loại luật pháp mà mình phải duyệt xét và phán quyết.
a) Có những trường hợp trong đó phán quyết đồng thuận của Thượng Viện ( Zustimmungsgesetze) được coi như là điều không thể thiếu, để biến dự án luật ( dù đã được Hạ Viện quyết định) thành đạo luật có hiệu lực luật định.
Đó là những trường hợp dự án luật liên quan đến quyền và lợi thú của các Tiểu Bang, đến các vấn đề quản trị, tài chánh và thuế vụ, cũng như những dự thảo tu chính Hiến Pháp như đã nói.
Trong các trường hợp vừa kể, phán quyết " bác bỏ " của Thượng Viện được coi là phán quyết phủ định tuyệt đối, và dự án luật không có cách gì có thể trở thành đạo luật thực định ( Pier Giorgio Lucifredi, Appunti di Diritto Costituzionale Comparato, Giuffré, Milano 1992, 54).
b) Đối với các trường hợp luật pháp thông thường, Thượng Viện có quyền " đồng thuận chuẩn y hay bác bỏ" như là một Viện Quốc Hội ( ngang hàng với Hạ Viện). Trong các trường đang bàn, nếu Thượng Viện " bác bỏ " một dự án luật đã được Hạ Viện " chuẩn y ", Hạ Viện có thể duyệt xét lại và " chuẩn y " với đa số tuyệt đối như đa số mà Thượng Viện đã " bác bỏ" và dự án luật có thể được coi là đã trở thành luật.
Nhưng nếu Thượng Viện " bác bỏ " với đa số 2/3 các thành viên, muốn thắng được Thượng Viện, Hạ Viện cũng phải hội đủ 2/3 thành viên để " chuẩn y":
- " Nếu ý kiến trái ngược được đa số phiếu Thượng Viện chuẩn y, ý kiến đó có thể bị khước từ bởi đa số phiếu các thành viên Hạ Viện. Trong trường hợp Thượng Viện tỏ ý bất đồng với ít nhứt đa số 2/3 số phiếu, Hạ Viện có thể khước từ sự bất đồng đó bằng số phiếu 2/3 của đa số các thành viên Hạ Viện" ( Điều 77, đoạn 4, id.).
Thật ra trong suốt trên 50 năm lịch sử CHLBD từ ngày ban hành Hiến Pháp 1949 cho đến nay, những cuộc đụng độ giữa Thượng Viện Liên Bang và Hạ Viện Liên Bang như vừa kể rất hiếm xảy ra, bởi lẽ ngoài các mối tương quan " hiến định " như vừa kể, giữa hai Viện Quốc Hội còn có Ủy Ban Hoà Giải ( Vermittlungs ausschuss) gồm 10 thành viên Thượng Viện và 16 thành viên Hạ Viện.
Các thành viên của Ủy Ban Hoà Giải can thiệp với tư cách hoàn toàn cá nhân, cho biết ý kiến cá nhân của mình đối với vấn đề được đặt ra, không cần phải hỏi ý kiến Chính Quyền các Tiểu Bang, cũng như ý kiến của các chính đảng mà mình có liên hệ.
Hơn nữa những cuộc thăm dò ý kiến cá nhân vừa kể của Ủy Ban Hoà Giải được thảo luận trong phòng kín, không quảng cáo ra bên ngoài, do đó cũng không chịu ảnh hưởng dư luận công chúng.
Bởi đó những ý kiến của Ủy Ban Hoà Giải được biểu quyết sau đó, dường như trên 90% đều được cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện đều đồng thuận chấp nhận ( Pezzini B., Il Bundesrat della Germania Federale, Giuffré, Milano 1990, 214).
Tiến trình lập pháp được thực hiện theo thứ tự:
- trước tiên dự án luật được Hạ Viện Liên Bang chuẩn y,
- liền sau đó dự án đã được chuẩn y được Hạ Viện chuyển qua cho Thượng Viện,
- trong trường hợp Thượng Viện không đồng ý, nội trong 2 tuần lễ Thượng Viện ( hoặc Hạ Viện hay ngay cả Chính Quyền Liên Bang) có thể triệu tập Ủy Ban Hoà Giải để giải quyết:
* " Trong trường hợp một đạo luật cần có sự đồng thuận của Thượng Viện, ngay cả Hạ Viện hay Chính Quyền Liên Bang cũng có thể triệu tập Ủy Ban Hoà Giải" ( Điều 77, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Các đề nghị của Ủy Ban Hoà Giải được chuyển đến Hạ Viện, và Hạ Viện phải sữa chữa điều khoản luật hợp với lời yêu cầu của Ủy Ban:
- " Trong trường hợp Ủy Ban đưa ra những sữa đổi đối với văn bản luật đã được chuẩn y trước đó, Hạ Viện phải có một quyết định mới " ( Điều 77, đoạn 2, id.).
Nếu văn bản mới của đạo luật lại gặp sự đối kháng của Thượng Viện, Hạ Viện có thể vượt thắng được Thượng Viện với số phiếu đa số hay số phiếu đa số 2/3 được đề cập ở trên ( Điều 77, đoạn 4 , id.).
Qua những gì vừa kể cho thấy vai trò quan trọng của Thượng Viện trong tiến trình lập pháp Quốc Gia.
Cộng Hoà Liên Bang Đức là một Quốc Gia Liên Bang.
Điều đó có nghĩa là thành phần chính đảng chiếm đa số có thể là đa số ở Hạ Viện Liên Bang và đa số đương quyền ở Chính Quyền Liên Bang. Nhưng điều đó không có gì bảo đảm là đa số đang chiếm quyền ở Liên Bang cũng là đa số lãnh đạo ở Chính Quyền các Tiểu Bang.
Do đó Thượng Viện được cấu tạo bằng thành phần Chính Quyền các Tiểu Bang có thể có thành phần đa số khác với đa số ở Hạ Viện Liên Bang.
Điều đó có nghĩa là Thượng Viện Liên Bang có thể là tiếng nói đối lập, có bổn phận và có quyền gạn lọc, sữa đổi, hảm thắng, cắt xén bớt những quá lố của đường lối chính trị Quốc Gia cũng như của luật pháp do Hạ Viện và Chính Quyền Liên Bang toa rập nhau soạn thảo và áp đặt.
Nói cách khác, Thượng Viện Liên Bang của CHLBD là cơ quan được Hiến Pháp giao phó cho quyền và trách nhiệm tránh " trung ương tập quyền", dễ đưa đến đọc tài ( Heger M., Deutscher Bundesrat und Schweizer Staenderat, Berlin, 1990, 712).
Dân chủ là vậy!
Dân chủ không có nghĩa là chỉ mơ ước không ai được áp đặt, độc tài hành xử quyền lực Quốc Gia, mà còn suy nghĩ và tìm ra cơ chế để bảo đảm cho độc tài không có thể ngóc đầu lên được.
Thượng Viện CHLBD chính là cơ chế đó, mà các vị soạn thảo Hiến Pháp 1949 CHLBD đã nghĩ ra.
Sau khi bản văn luật pháp được Hạ Viện và Thượng Viện đều đồng thuận chuẩn y, nếu cần phải trải qua tiến trình vừa kể, kế đến sẽ được Tổng Thống tuyên bố ban hành, với chữ ký của Thủ Tướng và các Bộ Trưởng liên hệ.
Đạo luật được công bố sẽ được phổ biến trên Tờ Công Báo Liên Bang ( Bundesgesetzblatt) và sẽ có hiệu lực sau 14 ngày được công bố.

IV - Tình trạng lập pháp khẩn trương.
Những gì chúng ta vừa đề cập đến vai trò của Thượng Viện Liên Bang CHLBD là hoàn cảnh xảy ra trong cuộc sống thường nhật.
Hạ Viện và Thượng Viện Liên Bang là hình thức Quốc Hội Lưỡng Viện dị biệt được CHLBD áp dụng trong cuộc sống Quốc Gia: Hạ Viện được dành nhiều quyền ưu tiên hơn Thượng Viện, nhưng Thượng Viện cũng được dành cho một số quyền quan trọng.
Nói cách khác, Thượng Viện Liên Bang là
" Viện của những nhà khôn ngoan, có khả năng hảm thắng trung ương tập quyền của Chính Quyền và lối hành xử chính trị mỵ dân của Hạ Viện" ( Pizzini G., Il Bundesrat nella Germania Federale. Il modello tedesco e la riforma del bicameralismo nello Stato a base regionale, Giuffré, Milano 1990, 187).
Nhưng cuộc sống Quốc Gia không phải lúc nào cũng trôi chảy, " thuận bườm xuôi gió" .
Cuộc sống chung là vậy, cuộc sống trong gia đình giữa hai vợ chồng " yêu nhau thắm thiết " còn vậy, huống lựa là cuộc chung sống trong một Quốc Gia, giữa vài chục triệu người với nhau.
Bởi đó, muốn cho cuộc sống Quốc Gia được trôi chảy, yêm thắm, các vị soạn thảo Hiến Pháp phải nghĩ ra phương thức để giải quyết các nghịch cảnh.
Phương thức mà các vị nghĩ ra trong lãnh vực lập pháp đang bàn, đó chính là Thượng Viện Liên Bang CHLBD.
Trường hợp không " thuận bườm xuối gió" đó, được Hiến Pháp 1949 CHLBD diển tả và đưa ra phương thức giải quyết trong hai điều 68 và 71:
- " Trong trường hợp Thủ Tướng Chính Phủ yêu cầu Hạ Viện Liên Bang đồng thuận tín nhiệm ông không được đa số Hạ Viện đáp ứng, Tổng Thống Liên Bang có thể, theo lời đề nghị của Thủ Tướng, trong vòng 21 ngày giải tán Hạ Viện. Quyền giải tán sẽ không còn hiệu lực, vừa khi Hạ Viện chọn được một Thủ Tướng khác thay thế với đa số thành viên của mình" ( Điều 68, Hiến Pháp 1949 CHLBD).
- " Nếu trong trường hợp đã được đề cập đến ở điều 68, Hạ Viện Liên Bang không bị Tổng Thống bải nhiệm, theo lời yêu cầu của Thủ Tướng Liên Bang và với sự đồng thuận của Thượng Viện, Tổng Thống Liên Bang có thể tuyên bố tình trạng lập pháp khẩn trương đối với một dự án luật, mà Hạ Viện đã bác bỏ, mặc dầu Thủ Tướng Liên Bang đã tuyên bố đó là dự án khẩn trương.
Điều vừa kể cũng có giá trị đối với một dự án bị bác bỏ, mặc dầu Thủ Tướng Liên Bang đã đặt liên hệ giữa dự án và các điều kiện được điều 68 nêu lên".
- " Nếu Hạ Viện vẫn bác bỏ nữa dự án luật sau khi tình trạng lập pháp khẩn trương đưọc tuyên bố hay được chuẩn y với bản văn mà Chính Quyền không chấp nhận được, dự án luật có thể được xem là được chuẩn y, nếu có sự đồng thuận của Thượng Viện Liên Bang. Điều vừa kể cũng có giá trị đối với dự án luật mà Hạ Viện không chấp thuận trong vòng 4 tuần lễ sau ngày đệ trình" ( Điều 81, đoạn 1 và 2, id.).
Điều vừa kể cho thấy Hạ Viện không thể cậy vào đa số đồng thuận các thành viên của mình mà làm mưa làm gió, tạo tê liệt cho cuộc sống Quốc Gia.
Nhứt là khi Hạ Viện bị " Đảng và Nhà Nước lủng đoạn khuynh đảo, ra chỉ thị phải nhất trí với Đảng", " cả vú lấp miệng em ", lấy đa số đè bẹp và đàn áp thiểu số.
Một dự án luật cần thiết và khẩn trương để đối phó với tình thế mà không được Hạ Viện " chuẩn y " cho phép áp dụng, làm cho Chính Quyền bị bó tay, tạo thiệt hại khó lường được cho cuộc sống Quốc Gia.
Điều may của CHLBD là quyền hành pháp Quốc Gia không phải chỉ có Hạ Viện, và Quốc Hội Lưỡng Viện của CHLBD cũng không phải là Quốc Hội với hai Viện đồng đẳng.
Hạ Viện Liên Bang có nhiều quyền hành hơn trong cuộc sống thường nhật, nhưng Thượng Viện Liên Bang được Hiến Pháp dành cho vai trò thượng đẳng trong các cơn khủng hoảng, cùng hợp tác với Tổng Thống để tháo gở những khó khăn cho Quốc Gia.
Thượng Viện Liên Bang là
- tiếng nói của người dân sống ở một phần đất địa phương, nói lên nhu cầu, ước vọng của địa phương, mà cũng là tiếng nói địa phương liên quan đến cuộc sông chung của cộng đồng Quốc Gia,
- là cơ quan gạn lọc, kiểm soát, thắng bớt, điều chỉnh những tư tưởng và hành vi quá lố của đa số đương quyền trung ương,
- là cơ quan cản trở chống lại trung ương tập quyền
- và là cơ quan giúp tháo gở những gút mắc trong cuộc chung sống Quốc Gia.
Phải chăng tổ chức Thượng Viện Liên Bang CHLBD là một bài học cho Đất Nước chúng ta trong tương lai?


Jawaharlal Nehru



Jawaharlal Nehru (Hindi: जवाहरलाल नेहरू, IPA: [dʒəvaːhərlaːl nehruː]) (November 14, 1889 – May 27, 1964) was a senior political leader of the Indian National Congress, was a pivotal figure during the Indian independence movement and served as the first Prime Minister of the Republic of India. Popularly referred to as Panditji (Scholar), Nehru was also a writer, scholar and amateur historian, and the patriarch of India's most influential political family.

Many scholars of the period view Nehru's determination to be the first Prime Minister of independent India come what may (instead of offering this post to M.A. Jinnah or some other prominent minority candidate, at the suggestion of Mahatma Gandhi, by way of reassurance of their position in the new, secular Indian state) led to the 1947 partition of the country.

As the son of the wealthy Indian barrister and politician Motilal Nehru, Nehru had become one of the youngest leaders of the Indian National Congress. Rising under the mentorship of Mahatma Gandhi, Nehru became a charismatic, radical leader, advocating complete independence from the British Empire. An icon for Indian youth, Nehru was also an exponent of socialism as a means to address long-standing national challenges. Serving as Congress President, Nehru raised the flag of independent India in Lahore on December 31, 1929. A forceful and charismatic orator, Nehru was a major influence in organising nationalist rebellions and spreading the popularity of the nationalist cause to India's minorities. Elected to lead free India's government, Nehru would serve as India's prime minister and head of the Congress till his death.

As India's leader, Nehru oversaw major national programmes of industrialization, agrarian and land reforms, infrastructure and energy development. He passionately worked for women's rights, secularism and advancement of education and social welfare. Nehru incepted the policy of non-alignment and developed India's foreign policy under the ideals of Pancasila. However, he was criticised for his failure of leadership during the Sino-Indian War in 1962. Later after his successor Lal Bahadur Shastri's demise ; Nehru's daughter Indira Gandhi would go on to lead the Congress and serve as prime minister, as would his grandson Rajiv. Rajiv's widow Sonia and her children lead the Congress today, maintaining the Nehru-Gandhi family's prominence in Indian politics.
http://en.wikipedia.org/wiki/Jawaharlal_Nehru


Aung San Suu Kyi (Burmese: Image:AungSanSuuKyi1.png; MLCTS: aung hcan: cu. krany; IPA: [àuɴ sʰáɴ sṵ tʃì]); born 19 June 1945 in Yangon (Rangoon), is a nonviolent pro-democracy activist and leader of the National League for Democracy in Myanmar (Burma), and a noted prisoner of conscience. A devout Buddhist, Suu Kyi won the Rafto Prize and the Sakharov Prize for Freedom of Thought in 1990 and in 1991 was awarded the Nobel Peace Prize for her peaceful and non-violent struggle under a repressive military dictatorship.
Contents
[hide]

* 1 Personal life
* 2 Political beginnings
* 3 Detention in Myanmar
o 3.1 International supporters
+ 3.1.1 Nations
+ 3.1.2 Organizations
+ 3.1.3 Popular media
* 4 Notes
* 5 See also
* 6 External links

[edit] Personal life
Myanmar

This article is part of the series:
Politics and government of
Myanmar

* State Peace and
Development Council
o Chairman: Than Shwe
* Prime Minister
o Soe Win
* Political parties
o NUP
* Elections
* Human rights
* Opposition
o National Coalition
Government
o National League
for Democracy
+ Aung San Suu Kyi
o Shan Nationalities League
for Democracy
* States and Divisions
* Foreign relations
* Naming issues

Other countries · Politics Portal
view • talk • edit

Aung San Suu Kyi was born on 19 June 1945. Her father, Aung San, negotiated Burma's independence from the United Kingdom in 1947, and was assassinated by his rivals in the same year. She lived with her mother, Khin Kyi, and two brothers, Aung San Lin and Aung San U, in Rangoon. Aung San Lin drowned in a pool accident when Suu Kyi was eight. Suu Kyi was educated in English Catholic schools for much of her childhood in Burma.

Khin Kyi gained prominence as a political figure in the newly-formed Burmese government. Khin Kyi was appointed as Burmese ambassador to India in 1960, and Aung San Suu Kyi followed her there, graduating from Lady Shri Ram College in New Delhi in 1964.[1]

She continued her education at St Hugh's College, Oxford, obtaining a B.A. degree in Philosophy, Politics, and Economics in 1967. After graduation she continued her education in New York, and worked for the United Nations. In 1972, Aung San Suu Kyi married Michael Aris, a scholar of Tibetan culture, living abroad in Bhutan. The following year she gave birth to her first son, Alexander, in London; and in 1977 she had her second child, Kim.
http://en.wikipedia.org/wiki/Aung_San_Suu_Kyi

Labels:

XIN CÁO LỖI CÙNG TẤT CẢ CHƯ TÔN ĐỨC

XIN CÁO LỖI CÙNG TẤT CẢ CHƯ TÔN ĐỨC & TẤT CẢ QUÝ PHẬT TỬ THÂN MẾN. KHÔNG BIẾT SAO TRANG BLOG PUBLISH RẤT LÀ KHÓ KHĂN. VÃ LẠI KHÔNG ĐƯỢC LÀM MÀU. CHỈ CÓ MỘT MÀU ĐEN THÔI.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

Labels:

Monday, February 12, 2007

Võ Nguyên Giáp



Võ Nguyên Giáp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8, 1911) là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người chỉ huy chiến thắng trận Điện Biên Phủ. Ông được nhiều người xem như một huyền thoại quân sự thế giới khi chỉ huy một đội quân nhược tiểu đánh bại cường quốc thế giới.
Mục lục
[giấu]

* 1 Những năm đầu
* 2 Hoạt động cách mạng và kháng chiến chống Pháp
* 3 Sau Điện Biên Phủ
* 4 Đánh giá
* 5 Các tác phẩm
* 6 Liên kết ngoài

[sửa] Những năm đầu

Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân). Võ Quang Nghiêm là một nho sinh đi thi không đậu về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù.

Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế và đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào. Hai năm sau, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông bèn về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu đã giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại Nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí sôi nổi trong thời Mặt trận Bình dân Pháp.
Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Thị Quang Thái
Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Thị Quang Thái

Khoảng đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết - Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các thầy giáo Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng... Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế tiếp tục làm báo Tiếng dân.

Sau đó ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ tú tài. Ông tốt nghiệp đại học ngành Luật và Kinh tế chính trị năm 1937.

Năm 1934, ông lấy bà Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1943), bạn học tại Quốc học Huế và là một đồng chí của ông (bà cũng là em ruột của Nguyễn Thị Minh Khai). Năm 1943, bà Thái chết trong nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội.

Tháng 5 năm 1939, ông nhận dạy môn sử ở trường tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm Giám đốc nhà trường (tức Hiệu trưởng).
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_Nguy%C3%AAn_Gi%C3%A1p

Mother Teresa



Mother Teresa
From Wikipedia, the free encyclopedia
Jump to: navigation, search
Mother Teresa
Mother Teresa (1985)
Born August 26, 1910
Uskub, Ottoman Empire
Died September 5, 1997
Kolkata, India


Mother Teresa (born Agnes Gonxha Bojaxhiu [ˈagnɛs gonˈʤa bɔˈjaʤju] (August 26, 1910 – September 5, 1997), Bharat Ratna, OM, was an Albanian Roman Catholic nun who founded the Missionaries of Charity in India. Her work among the poverty-stricken in Kolkata (Calcutta) made her one of the world's most famous people. She was beatified by Pope John Paul II in October 2003.

Born in Uskub, Ottoman Empire (now Skopje, in the Republic of Macedonia), at 18 she left home to join the Sisters of Loretto. In 1962, she received the Magsaysay Award for Peace and International Understanding. In 1971, she was awarded the Pope John XXIII Peace Prize and St. Gabriel award. Teresa was also awarded the Templeton Prize in 1973, the Nobel Peace Prize in 1979, and India's highest civilian award, the Bharat Ratna, in 1980. She was awarded the Legion d'Honneur by Haitian dictator Jean-Claude Duvalier in 1981. She was presented with the Presidential Medal of Freedom in 1985, was made an Honorary Citizen of the United States (one of only two people to have this honor during their lifetime) in 1996, and received the Congressional Gold Medal in 1997. She was the first and only person to be featured on an Indian postage stamp while still alive.

The main street in Kosovo`s capital Pristina is called Mother Theresa Street (Rruga Nëna Terezë).
http://en.wikipedia.org/wiki/Mother_Teresa

Labels:

The Dalai Lama



The Dalai Lama

Tibet's spiritual leader is otherworldly, yet deeply engaged in this world. With remarkable subtlety, he teaches patience, humility and compassion

print articleSubscribeemail TIMEasia


Efren Reyes
To the top, via the pool hall

Mou Zuoyun
Bringing China to the world

Mohammad Hatta
Indonesia's other independence hero

Jerry Yang
Teaching the world to Yahoo!

General Douglas MacArthur
Japan's imperious administrator

other stories »


Get The Magazine
Try 4 issues FREE
Give a gift of TIME
It's the fate of great spiritual leaders to be both lighthouses and lightning rods. No one has endured this double act more gracefully than the Dalai Lama. As a lighthouse he represents Buddhism for most of the world outside Asia. Welcomed everywhere but in his own homeland, revered beyond the narrow limits of sectarianism, his visits bring out throngs of people. What they crave is his presence and his peacefulness. He travels the globe to remind us of our better selves. Yet the presence of the Dalai Lama is also immediate and worldly. He's the lightning rod for Tibet, and a symbol of its subjugation under Beijing's rule. As long as that injustice persists, the Dalai Lama will remain peaceful and poignant at the same time.

Apr. 20, 1959
Table of Contents
Large Cover
Over the centuries, Buddhism has spread more quietly than any other faith or philosophy. In that quietist tradition, the current Dalai Lama stands firm. Buddha said, "Whoever sees me sees the teaching, and whoever sees the teaching sees me." Whenever I have the privilege of sitting with the Dalai Lama, I feel that I am, indeed, seeing the teaching—and that it sees me. Benign as His Holiness is, one senses detachment, which isn't the same as indifference. This is a detachment born of immense patience. It's rooted in a deep belief in the power of consciousness. No one I've ever met is so involved in the material world without actually believing in it. He is also insidious, if you can use that word about such an innocent man. If you ask his opinion, he invariably murmurs, "Ah, I'd rather listen to you." Instantly you feel a bit of your own egotism fall away, and, despite yourself, the presence of humility is felt deep inside.

So I salute the Dalai Lama as a great spiritual seducer. We will never know how much he has changed the world—and us—because we never see it coming until the change has already occurred. He is a time bomb of compassion, and that is the source of his greatness.

« back: ATHLETES & EXPLORERS
next: Youk Chhang »



April 28, 2003

October 11, 2004

October 10, 2005
http://www.time.com/time/asia/2006/heroes/in_lama.html

Labels: